Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch năm học ở Trường mầm non

MỤC LỤC

Nội dung Chương 1

Cơ sở khoa học của công tác kế hoạch hóa trong trường Mầm non Chương 2. Thực trạng đổi mới xây dựng kế hoạch năm học trong trườngMầm non Yên lễ Như Xuân- Thanh Hóa. Đề xuất một số biện pháp đổi mới công tác xây dựng kế hoạch năm học ở Trường Mầm non Yên lễ - Như Xuân- Thanh Hóa.

Đặc điểm tình hình

Phương hướng,mục tiêu và biện pháp

    Xây dựng cơ sở vật chất góc thư viện,sách giáo khoa và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho giáo dục. Xây dựng cơ sở vật chất góc thư viện,sách giáo khoa và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho giáo dục.

    Lập kế hoạch

    • Biện pháp tăng cường công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm học

      * Về nhận thức: Hiệu trưởng và cán bộ giáo viên của 2 trường đã thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, tất cả đều cho rằng nhiệm vụ năm học của trường có đạt kết quả tốt hay không là phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch. * Về quy trình xây dựng kế hoạch: Có những điểm chưa phù hợp, chưa cụ thể lắm: Công tgác mới chỉ ra đầu việc, chưa có biện pháp, cách thức cụ thể đối với từng việc, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng học kỳ, từng giai đoạn, từng tháng, biện pháp còn chung chung. *Tóm lại: Qua nghiên cứu thực trạng việc xây dựng kế hoạch năm học của các hiệu trưởng trường mầm non Yên Cát và Trường mầm non Cát tân Kế hoạch xây dựng có những bước đi đúng theo lý luận tuy nhiên trong quá trình xây dựng kế hoạch của hiệu trưởng còn một vài hạn chế như: Chưa đảm bảo tính dân chủ (Hiệu trưởng cho rằng việc này là nên làm, xong do chưa đầu tư thời gian để thực hiện.

      Về cấu trúc bản kế hoạch: đều có đủ các phần có mẫu chung của phòng giáo dục đào tạo huyện nội dung còn chưa chi tiết, có những việc thực tế làm được nhưng lại không đi vào nội dung, thực chất bản kế hoạch chỉ là hình thức, còn những công việc thực làm ở thực tiễn đôi khi lại khác nhau. Vì vậy để rèn luyện và nâng cao biện pháp của cán bộ quản lý trường mầm non, như tôi đã nhận định phân tích ở trên và đặt ra các biện pháp hợp lý nhằm rèn luyện và nâng cao biện pháp đổi mới công tác xây dựng kế hoạch cho họ là một việc làm cấp thiết. Kiến thức và nhận thức của con người có quan hệ chặt chẽ với nhau.Kiến thức là tiền đề cho việc hình thành và phát triển nhận thức; nhận thức phátg triển sẽ giúp cho việc củng cố khắc sâu và mở rộng kiến thức để rèn luyện nâng cao nhận thức về việc xây dựng kế hoạch theo đúng nội dung của biện pháp.

      - Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực quản lý cho các hiệu trưởng bằng nhiều hình thức: Tham gia các lớp do ngành tổ chức, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về nghiệp vụ quản lý nói chung, xây dựng kế hoạch năm học nói riêng. Coi việc xây dựng kế hoạch năm học là việc chung, cần làm của toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên để cùng tìm ra biện pháp tốt nhất thực hiện nhiệm vụ năm học bằng cách: Tổ chức tuyên truyền cho giáo viên qua các hội thảo, chuyên đề, họp hội đồng, hội ý về việc xây dựng kế hoạch năm học. - Cơ sở pháp lý phải xây dựng kế hoạch năm học trong giáo dục và các loại chỉ thị từ cấp lãnh đạo và quản lý như: Các nghị quyết từ cấp Đảng (TW và địa phương); các chỉ thị từ chính phủ đến các cấp chính quyền, cá chỉ thị năm học của ngành từ Bộ GD &ĐT đến các cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo khác.

      Tổ công tác tiến hành tập hợp các kế hoạch của đơn vị trong trường, cùng hiệu trưởng xây dựng bảng kế hoạch sơ bộ, chuẩn bị cho hội nghị hội đồng giáo dục; hội nghị viên chứ đầu năm học với nội dung chính là thảo luận và thông qua bản kế hoạch của nhà trường. Được phổ biến cách thức tiến hành xây dựng của nhà trường, phổ biến các mục tiêu, chỉ tiêu trong kỳ kế hoạch, ban chuyên trách công tác kế hoạch giúp hiệu trưởng triển khai cụ thể đến từng tổ trong trường, từ đó các tổ xây dựng kế hoạch. Sau khi đã xây dựng hoàn chỉnh.Hiệu trởng cùng với lãnh đạo đảng,BGH tổ chức HNCNVC nhằm thống nhất thông qua trước hội nghị tonà bộ nội dung kế hoạch năm học cũng như cá chương trình hành động lớn của nhà trường trong năm học.Tuy nhiên để phát huy vai trò của kế.

      Theo chúng tôi thành phần hội nghị không nên hạn chế trong nội bộ nhà trường mà cần mở rộng có nhiều thành phần của Đảng,chính quyền địa phương,các ban ngành chức năng,hội cha mẹ học sinh,lãnh đạo PGD huyện.Các thành phần này không chỉ ngồi nghe mà còn chỉ đạo ,bàn bạc,quyết định thông qua các hình thức thích hợp về bản kế hoạch của truờng. Xây dựng và tổ chức "Hội cha mẹ học sinh"thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên.Hội đồng sư phạm của nhà trường.Xây dựng quan hệ giữa nhà trường và các tổ chức xã hội địa phương,trong đó có vai trò chủ đạo và chủ động huy động sự giúp đỡ đóng góp của cộng đồng.Xây dựng quan hệ giữa nhà trường với cá nhân và tổ chức nước ngoài.Khai thác các hoạt động từ thiện,nhân đạo và quốc tế.Cần chú ý đến giáo dục nhà trường phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nhờ xã hội hoá giáo dục mà giáo dục Mầm non nói riêng và giáo dục các bậc học khác cói chung mới thực sự phát triển.Muốn vậy người CBQL phải coi trọng công tác này,phải có sự chuyển biến nhận thức thành hành động cụ thể.Tìm mọi cách để xây dựng,thúc đẩy công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phương.Đây là một trong những biện pháp để xây dựng kế hoạch năm học có hiệu quả.

      Vận dụng các nguyên tắc linh hoạt, chặt chẽ với nhau, tác động bổ sung cho nhau để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho việc quản lý cũng như việc xây dựng kế hoạch năm học của người hiệu trưởng, việc thực hiện kế hoạch của nhà trường Mầm non đạt hiệu quả. Để kế hoạch phát huy tác dụng trong quản lý và giúp cán bộ quản lý sử dụng kế hoạch và quản lý được thuận tiện hơn, cuối mỗi bản kế hoạch năm học nên có phần "Chương trình hoá kế hoạch"nhờ phần chương trình hoá kế hoạch mà ta biết được công việc cụ thể trong năm học.Thời gian để thực hiện cá công việc đó(bắt đầu từ lúc nào)Biết được trong thời gian nào đó làm bao nhiêu việc,bao nhiêu việc bắt đầu ,bao nhiêu việc kết thúc.