Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng bền vững

MỤC LỤC

KHUNG NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Ngành nông nghiệp và phát triển bền vững ngành nông nghiệp

Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản v.v… Việc huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở việc thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp đặt của Chính phủ. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các chất kích thích sinh trưởng để tăng năng suất, sản lượng cây trồng; việc xử lý các chất thải trong chăn nuôi và nước thải trong nuôi trồng thủy sản chưa triệt để đã và đang làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng cũng như sự phát triển bền vững của ngành.

Bảng 1.1. Phân loại ngành NN theo góc độ phát triển bền vững
Bảng 1.1. Phân loại ngành NN theo góc độ phát triển bền vững

Cơ cấu ngành NN và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

Do vậy cần phân biệt sự khác nhau giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và trong nội bộ ngành, phân biệt theo đặc trưng kinh tế kỹ thuật của chúng để tạo ra hệ thống phân công lao động cho phù hợp, hướng tới xây dựng một cơ cấu ngành đa dạng, hợp lý phát triển các ngành có nhiều lợi thế theo hướng phục vụ nhu cầu thị trường, đồng thời kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế. Nội dung nghiên cứu của luận văn chủ yếu là nghiên cứu ý (1) và (2) tức là nghiên cứu sự thay đổi các ngành sản phẩm nông nghiệp theo 4 góc độ: theo cấp chuyên môn hóa ngành NN chia thành 5 nhóm ngành: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ NN, lâm nghiệp và thủy sản; theo giá trị kinh tế của sản phẩm NN, ngành NN chia thành hai nhóm ngành sản phẩm NN có giá trị kinh tế cao và nhóm ngành sp còn lại; theo dấu hiệu lợi thế của địa phương, ngành NN chia thành hai nhóm ngành sản phẩm NN có lợi thế và nhóm ngành sp còn lại; theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường của phát triển NN, ngành NN chia thành hai nhóm ngành sản phẩm NN thân thiện môi trường và nhóm ngành sp còn lại và nghiên cứu sự thay đổi trong cơ cấu (tỉ trọng) GO từng ngành trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững của địa phương

Khi xem xét vai trò, tác động của hệ thống chính sách, bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ, đồng thời cũng có thể thấy rằng chính sách có lúc, có nơi hạn chế sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, ví dụ chính sách quy hoạch thiếu hợp lí hay chính sách đầu tư dàn trải trong nguồn vốn hạn chế sẽ làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành NN theo hướng tăng dần nhóm ngành sản phẩm NN có giá trị kinh tế cao hay nhóm ngành sản phẩm NN có lợi thế của địa phương. Ngoài ra mạng lưới nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trong ngành nông nghiệp sẽ làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống, hướng tới ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật sản xuất mới, góp phần tăng năng suất, chất lượng cao, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, đẩy mạnh ngành sản xuất nông sản có giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng.

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀ TĨNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành NN tỉnh Hà Tĩnh

Trong những năm gần đây, theo xu hướng phát triển chung của ngành NN trong nước là tăng dần tỉ trọng nhóm ngành nông sản có giá trị kinh tế cao, tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng đầu tư nhiều tiến bộ kĩ thuật, công nghệ mới được chuyển giao, ứng dụng đưa vào hoạt động sản xuất nông sản, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các sản phẩm NN, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, với chất lượng cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đồng thời tăng thu nhập cho người dân tham gia trong ngành NN. Trong những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã có những chính sách đầu tư chuyển đổi phương thức sản xuất, chuyển giao công nghệ mới và ứng dụng đưa vào sản xuất góp phần tăng năng suất đồng thời sử dụng kĩ thuật và các yếu tố đầu vào không gây hậu quả xấu đến môi trường cho các ngành sản xuất như rau - củ trên cát, tôm thâm canh công nghệ cao trên cát thông qua các dự án nuôi tôm công nghệ cao trên cát, dự án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn và đẩy mạnh hoạt động trồng, chăm sóc rừng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.

Bảng 2.2. Phân ngành NN tỉnh Hà Tĩnh theo các tiêu chí đánh giá bền vững
Bảng 2.2. Phân ngành NN tỉnh Hà Tĩnh theo các tiêu chí đánh giá bền vững

Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng phát triển bền vững

Trong nhóm ngành sản phẩm NN có giá trị kinh tế cao, chỉ có các sản phẩm NN có chất lượng cao hay có tính đặc sản đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng là có xu hướng gia tăng tỉ trọng trong cơ cấu ngành, phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành, còn các sản phẩm NN có thị trường tiêu thụ rộng lớn và sản phẩm NN có vai trò là đầu vào của các ngành kinh tế khác vẫn giảm dần qua các năm, chưa theo đúng xu hướng hợp lí để phát triển bền vững ngành NN. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân tham gia vào sản xuất các sản phẩm nông sản vẫn mang tính tự phát, chưa được đào tào các kiến thức bài bản về sử dụng kĩ thuật mới, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

HÀ TĨNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng bền vững đến năm 2020 của luận văn

Hà Tĩnh là tỉnh có nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế (chiếm 19,83% trong GDP năm 2014), đóng góp trên 75% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, Hà Tĩnh luôn xác định tầm quan trọng của nông nghiệp đối với tăng trưởng và phát triển của tỉnh.Những năm qua, mặc dù trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, nhưng Hà Tĩnh đã ưu tiên bố trí ngân sách các cấp khá cao để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay, cơ cấu ngành NN tỉnh sẽ dịch chuyển theo hướng gia tăng tỉ trọng nhóm ngành sản phẩm NN có giá trị kinh tế cao, nhóm ngành sản phẩm NN có lợi thế của tỉnh, nhằm đảm bảo được một hệ thống bền vững về mặt kinh tế, giúp người nông dân có thu nhập ổn định, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến khía cạnh xã hội và môi trường, là đảm bảo cho người nông dân có đầy đủ công ăn việc làm, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao và không hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường.

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới

Thực tế cho thấy sự hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ và sản xuất nông nghiệp, đưa những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh thực hiện chuyên canh để sản xuất các loại nông sản là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu… và phát triển mạnh các hoạt động công nghiệp dịch vụ ở khu vực nông thôn chỉ có thể thực hiện được khi nông thôn có một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, bao gồm các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu; mạng lưới giao thông đi lại, vận tải; hệ thống cung cấp điện, nước; hệ thống thông tin liên lạc; chợ và các trung tâm buôn bán thuận lợi cho hoạt động trao đổi, mua bán nông sản hàng hóa. - Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các nhà quản lý nông nghiệp tại địa phương, kinh nghiệm sản xuất của các nhà nông giỏi, Áp dụng quy trình kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và Quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao theo VietGAP và các tiêu chuẩn khác được công nhận để ban hành một bộ quy trình chuẩn hướng dẫn người dân tuân thủ một số kỹ thuật cơ bản, kỹ thuật bảo quản trong thời gian lưu kho, tồn trữ, vận chuyển, nhất là kỹ thuật cung cấp nước, độ ẩm cho quả sau thu hoạch.

Kiến nghị

- Thúc đẩy tiến độ triển khai các chương trình, dự án ưu tiên nhằm đạt được hiệu quả tối ưu cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2030, tăng tỷ lệ hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 2020. Riêng đối với Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, cần chủ động sản xuất giống rau củ quả cho phát triển sản xuất liên kết, thực hiện Dự án cải tạo đất hoang phát triển cơ sở sản xuất thực phẩm xanh tại Thạch Văn để chuyển giao, nhân rộng trong vùng, xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm, rau củ quả công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.