Hiệu quả sản xuất hồ tiêu ở xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế

Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật sản xuất cây hồ tiêu

    Theo kết quả điều tra, khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất cho thấy giống tiêu Vĩnh Linh có đặc điểm: Kích thước lá trung bình, thon dài, xanh đậm, cây sinh trưởng khỏe, cành quả vươn rộng, gié hoa trung bình, quả to, đóng giày trên gié, chùm quả dài đậm, quả đều không bị khuyết hạt trên chùm quả, năng suất cao từ 5 tấn đến 7 tấn tiêu đen/ha, có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Quảng Trị, giống ít nhiễm bệnh chết nhanh và chết chậm, vào vụ thu hoạch sớm, cho năng suất ổn định từ năm thứ tư (3,0-3,5 tấn/ha) và cao hơn các giống khác 10-30%, dung trọng trên 550 g/L. Vì nước không đủ để tưới, nhu cầu về nước thì nhiều, khi mỗi lần tưới cho tiêu lại cần một lượng nước khá lớn, nên một số hộ chọn giải pháp là chỉ dựa vào nguồn nước tự nhiên hay tưới rất ít, một vài hộ không bao giờ tưới nước cho vườn tiêu của mình, trừ 3 năm đầu tiên, những năm của TKKD để cho tiêu tự sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên.

    Bảng 2:Định mức bón phân cho hồ tiêu từ năm thứ 4 trở đi.
    Bảng 2:Định mức bón phân cho hồ tiêu từ năm thứ 4 trở đi.

    Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

    Chính sách giá cả tác động đến giá của các yếu tố đầu vào trong nông nghiệp như chính sách trợ giá giống cây trồng, trợ giá phân bón và trợ giá các loại tư liệu sản xuất, những chính sách này đã giúp cho người dân giảm được giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh và tăng quy mô sản xuất hồ tiêu. - Giá trị sản xuất tính cho một đồng chi phí trung gian (GO/IC) - Giá trị sản xuất tính cho một đồng chi phí trung gian (VA/IC). Giá trị hiện tại ròng NPV: Là kết quả giữa hiện giá các khoản thu trừ đi hiện giá các khoản chi trong suốt chu kỳ sản xuất.

    Là mức lãi suất làm cho NPV = 0 hay ứng với lãi suất này, doanh thu đúng bằng chi phí, nghĩa là sản xuất hồ tiêu ở trạng thái hòa vốn.

    Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên Thế giới và ở Việt Nam

      Kết quả đánh giá đất đai và từ thực tế của thị trường chỉ ra các xã Gio An, Gio Sơn và Hải Thái của huyện Gio Linh; các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Nam huyện Vĩnh Linh và các xã Cam Thành, Cam Nghĩa, Cam Chính huyện Cam Lộ có mức độ thích nghi đối với hồ tiêu là cao nhất và cây hồ tiêu cho hạt có chất lượng tốt nhất. Mặc dù chi phí đầu tư trồng cây hồ tiêu khá lớn, khoảng 250 - 300 triệu đồng/ha, nhưng vì tiêu được mùa, được giá, cho lợi nhuận cao, nên nông dân các địa phương đua nhau chuyển đổi diện tích hoa màu và một số cây trồng khác sang trồng hồ tiêu. Đặc biệt sau trận bão cuối năm 2013, khi những vườn cao su bị hư hại sau bão thì những diện tích hồ tiêu lại chứng tỏ được ưu thế của mình đó là ít bị gãy đổ, cho thu nhập ổn định, thời gian thu hoạch theo mùa chứ không vất vả “thức khuya, dậy sớm” quanh năm như cây cao su.

      Một số mô hình trồng tiêu của người nông dân đem lại hiệu quả cao, giúp cho ngành nông nghiệp huyện có thêm một điểm sáng để giới thiệu nhân rộng ra toàn huyện, góp phần tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu, đây là loại cây công nghiệp truyền thống có giá trị xuất khẩu ở địa phương.

      Bảng 4: Thống kê Hải quan về xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường năm 2013.
      Bảng 4: Thống kê Hải quan về xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường năm 2013.

      HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở XÃ VĨNH NAM, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

      Đặc điểm địa bàn tự nghiên cứu 1. Điều kiện tự nhiên

      • Điều kiện kinh tế - xã hội

        Vĩnh Nam là một xã vùng gò đồi đất đỏ, trong đó đất đỏ badan chiếm 50% và đất cát pha đất đỏ là 35% tổng diện tích đất tự nhiên, hai vùng này có khả năng phát triển cây công nghiệp dài và ngắn ngày, đặc biệt là cây Hồ tiêu và Cao su. Lí do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng dần qua các năm là do diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng, nhu cầu lao động trong lĩnh vực này tăng, đồng thời dân số tăng nhanh, người lao động nông thôn không có việc làm ổn định, nên số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng tăng. Các hộ dân ở xã Vĩnh Nam có xu hướng chuyển đổi lĩnh vực sản xuất đối với hộ gia đình mình, dẫn đến số hộ làm trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm còn số hộ phi nông nghiệp ngày càng tăng, những hộ hoạt động phi nông nghiệp chủ yếu làm các ngành nghề như buôn bán nhỏ lẻ, các dịch vụ làm tóc, sửa xe, dịch vụ cho thuê máy móc tưới tiêu, thu hoạch….

        Đất chưa sử dụng cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng diện tích đất tự nhiên của vùng và nó đang dần được sử dụng vào mục đích nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp tùy vào mục tiêu và định hướng phát triển của xã mà việc sử dụng đất chưa sử dụng này được phân chia sao cho hợp lí và hiệu quả nhất.

        Bảng 6:Quy mô, cơ cấu đất đai của xã qua 3 năm xã Vĩnh Nam(ĐVT: ha) Năm
        Bảng 6:Quy mô, cơ cấu đất đai của xã qua 3 năm xã Vĩnh Nam(ĐVT: ha) Năm

        Tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Nam

        Kinh tế của xã đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và phát triển tốt. Địa phương cần có sự đầu tư và hỗ trợ giúp đỡ người dân có điều kiện để phát triển và mở rộng quy mô đất trồng tiêu, từ đó mang lại thu nhập giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

        Hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra

          Năng suất bình quân trên sào năm thứ 4 là 61,9 kg/sào với lợi nhuận đạt được là 5494,4 nghìn đồng, đến năm thứ 5 thì năng suất đạt được là 91,6kg/sào, tuy nhiên lợi nhuận có giảm đi đôi chút còn 4140,84 nghìn đồng, nguyên nhân là do thời điểm này hồ tiêu không được giá, mặc dù năng suất cao nhưng người dân phải bán tiêu với giá thấp hơn dẫn đến lợi nhuận thấp hơn. Giá trị hiện tại ròng đạt 50667,33 nghìn đồng, giá trị này chính giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền thu được trong tương lai được chiết khấu về hiện tại, giá trị này cho biết mức lãi ròng sau khi đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và trang trải tất cả chi phí, nếu có sự đầu tư, chăm bón hiệu quả thì sau một chu kì hồ tiêu sẽ cho kết quả là 50667,33 nghìn đồng/ sào. Trong năm 2011 vừa qua, xã Vĩnh Nam thuộc diện được hưởng những lợi ích do dự án ROOTS OF PEACE đem lại với mục tiêu là hỗ trợ tập huấn kỹ thuật một số cây trồng xen canh hợp lý để người dân nâng cao trình độ, kĩ thuật thâm canh, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây hồ tiêu.

          Sau khi thu hoạch tiêu thì các hộ thường bán tại nhà, các hộ thu gom lớn, nhỏ ở địa phương thường đến tận nhà để thu gom tiêu, do vậy mà việc tiêu thụ tiêu khá là dễ dàng và đơn giản, tiết kiệm được chi phí vận chuyển và công sức của người dân, đôi khi người sản xuất tiêu lại chính là người thu gom, ở xã Vĩnh Nam thường bán sản phẩm cho người địa phương hay những hộ thu gom ở thị trấn Hồ Xá, sau đó đem ra chợ Xép hay chợ Hồ Xá để bán, ngoài ra còn có các đại lý thu mua có phương tiện vận chuyển, kho bãi. -Những hộ được điều tra cho rằng, thời tiết là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu, trong mấy năm trở lại đây, tình hình mưa nắng thất thường, thiên tai, bão lụt xảy ra thường xuyên đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển, cũng như năng suất, chất lượng hồ tiêu. Mặc dù đã được tham gia các câu lạc bộ, những buổi tập huấn trồng tiêu nhưng đa phần người dân trồng và chăm sóc tiêu theo kinh nghiệm của mình, do vậy có đến hơn 61% số hộ thiếu kĩ thuật, có 44,44% số hộ được điều tra cho rằng giá cả hồ tiêu khá bấp bênh và ảnh hưởng đến quyết định bán sản phẩm hay giữ lại, bán lúc thu hoạch hay khi cần tiền, bán từng phần hay bán hết một lần.

          Bảng 10: Các hoạt động sản xuất hồ tiêu trong năm.
          Bảng 10: Các hoạt động sản xuất hồ tiêu trong năm.

          HƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU

          Một số định hướng phát triển hồ tiêu địa bàn

          Một số giải pháp

            Hiện nay, giá thu mua hạt tiêu trên xã vẫn ở mức thấp do chưa thành lập được các công ty thu mua và chế biến quy mô lớn, người dân vẫn phải bán sản phẩm qua trung gian là thương lái và đại lí thu gom nên giá bán còn thấp hơn so với thị trường tiờu thụ chớnh. Chính quyền địa phương cần tổ chức phân công cán bộ, lãnh đạo các cấp theo dừi, định hướng thị trường nụng sản cho người dõn và thường xuyờn thụng bỏo về tỡnh hình giá cả thị trường sản phẩm hồ tiêu trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân có thể từng ngày nắm bắt được biến động giá cả từ đó đưa ra thời điểm bán hợp lý cũng như các quyết định khác liên quan đến quá trình sản xuất của mình một cách chính xác nhất, tránh được những thiệt thòi không đáng có. - Các hộ trồng tiêu trong xã đã có sự đầu tư về bơm nước nhưng vẫn chưa đảm bảo nhu cầu nước cho tiêu trong mùa khô hạn đây chính là thiếu sót trầm trọng cho các hộ trồng tiêu, bởi những tháng khô hạn như: Tháng 4, 5, 6 tiêu cần được tưới nước đầy đủ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế tỷ lệ lép và sâu bệnh.

            Đồng thời tăng cường công tác vệ sinh vườn tiêu, bổ sung các loại phân bón chức năng để cây có đủ sức đề kháng; về mùa mưa phải đảm bảo việc thoát nước trong vườn không để cây bị ngập ỳng; thường xuyờn theo dừi tỡnh hỡnh dịch bệnh, nếu phỏt hiện những cõy đó bị nhiễm thì phải cách ly và tiêu hủy ngay để tránh lây lan trên diện rộng.