Hệ thống các phương tiện biểu thị tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt

MỤC LỤC

Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là nghiên cứu về TTGN mà trọng tâm là khảo sát và xác lập một hệ thống các phương tiện biểu thị TTGN trong diễn ngôn tiếng Việt.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 1 Phương pháp nghiên cứu

Nguồn ngữ liệu

Để tạo sự phong phú về ngữ liệu cũng như để có được độ tin cậy trong quá trình thống kê, phân tích và nhận xét, chúng tôi mở rộng nguồn ngữ liệu trích dẫn từ ca dao đến những tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng trước đây như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…cho đến những sáng tác được nhiều người biết đến của những nhà văn mới sau này trong các tuyển tập văn mới. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú ý đến nguồn ngữ liệu trong giao tiếp hàng ngày.

PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ Ý NGHĨA TÌNH THÁI GIẢM NHẸ

Các phương tiện trực tiếp

Nguyễn Văn Chính trong “Vai trò của hư từ tiếng Việt trong việc hình thành thông báo – phát ngôn” (2000); Lê Đông – Nguyễn Văn Hiệp “Ngữ nghĩa – ngữ dụng các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt” (2001) chia sẻ quan điểm rằng nghĩa ngữ dụng của các TTTT thường gắn chặt với ngữ cảnh. Nhiều nhà nghiên cứu (Nguyễn Thị Lương, Lê Đông – Nguyễn Văn Hiệp…) còn cho rằng ạ có thể dùng làm chỉ tố lịch sự trong các hành động lời nói nói chung và hành động ngỏ lời nói riêng bởi lẽ dùng TTTT ạ người ngỏ lời có thể biểu lộ sự tôn kính, lịch sự, nhã nhặn với người nghe trong cả phát ngôn yêu cầu, mệnh lệnh hay hỏi. Có thể nói nhé là một tiểu từ cầu khiến, nó là phương tiện tình thái để tạo lời cầu khiến và biểu đạt đích ngôn trung cầu khiến với lực ngôn trung là: đề nghị người nghe đồng ý với ý định, sự mong muốn của người nói; làm giảm nhẹ mệnh lệnh của các phát ngôn yêu cầu.

Phương tiện thứ hai được dùng khá phổ biến để biểu thị ý nghĩa TTGN là sử dụng các từ, tổ hợp từ đi kèm có ý nghĩa bổ trợ, giảm mức áp đặt trong các hành động yêu cầu, đề nghị, sai, bảo, ra lệnh… Đây là nhóm từ, tổ hợp từ có ý nghĩa bổ trợ cho động từ cầu khiến. Cũng nên lưu ý rằng trong hành động xin phép, nếu hướng của lời xin phép từ người nói thì nên sử dụng các phương tiện như từ xưng hô thích hợp hay TTTT cuối phát ngôn ạ để làm cho lời xin phép nhẹ nhàng hơn, giảm sự đe dọa thể diện người nghe và giảm tính áp đặt. Thực tế, những từ hạn định - giảm thiểu này không chỉ được sử dụng trong diễn ngôn đàm phán thương mại mà trong bất kì diễn ngôn giao tiếp nào khi người nói cần giảm nhẹ thái độ hay sự đánh giá của mình đối với người nghe, đối với sự việc, sự kiện đang được đề cập.

Cũng trong nghiên cứu về diễn ngôn đàm phán thương mại quốc tế, Nguyễn Xuân Thơm đã đồng tình với quan điểm của Vik & Gilsdorf (1994) cùng cho rằng việc phủ định các từ có ý nghĩa tích cực thay vì sử dụng các từ có ý nghĩa tiêu cực là một chiến lược tạo không khí lạc quan trong giao tiếp. Mặc dù trên hình thức là đánh giá, là biểu thị thái độ tình cảm của người nói nhưng các QNTT xuất hiện trong phát ngôn còn với chức năng như một phương tiện để đền bù vào những chỗ mà người nói sợ rằng sẽ xảy ra vi phạm các phương châm hội thoại, mà nhất là phương châm lịch sự. Các quán ngữ này thể hiện rằng những thông tin sắp được nói ra trong phát ngôn là tế nhị, nó cũng có giá trị như một lời xin lỗi trước, tạo sự cảm thông thân hữu giữa người nói và người nghe, ngăn chặn những phản ứng tiêu cực có thể có ở người nghe khi tiếp nhận những thông tin đó.

Thực tế, trong diễn ngôn tiếng Việt, còn có một số quán ngữ có hình thức là tổ hợp có động từ “nói”, “hỏi” làm trung tâm tương đồng với nhóm trên nhưng ít được sử dụng như: bỏ quá cho, nói bỏ ngoài tai, nói của đáng tội…Chúng đều là các QNTT mà người Bắc Bộ hay sử dụng. Hoàng Phê (1984), người dùng thuật ngữ “toán tử logich – tình thái” để chỉ phương tiện biểu thị tình thái, nhấn mạnh: “Về hình thức toán tử logic – tình thái có thể là một từ, một tổ hợp từ (có khi có hình thức câu) hoặc chỉ đơn giản là một ngữ điệu” và “đặc biệt cùng một toán tử logic - tình thái, kết hợp với ngữ điệu có thể có những ý nghĩa logic – tình thái khác nhau. Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp (2004) đưa ra một nhận xét khá bao quát khi nghiên cứu về tình thái: “Trong thực tế các nội dung tình thái được biểu thị xuyên thấm qua nhiều cấp độ ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ điệu, trật tự từ, các thành tố cấu trúc thuộc bậc câu, trên câu và dưới câu.” [83; 268].

Các phương tiện gián tiếp

Tác giả cho rằng sự im lặng có chức năng biểu đạt cảm xúc, thái độ của các đối tác hội thoại: đó là niềm hạnh phúc trào dâng; là cảm xúc cực buồn; là sự tức giận, giận dỗi; là sự e dè, sợ sệt hay đó là thái độ không bằng lòng; hoặc bằng lòng nhưng ngại ngùng; là thái độ thăm dò ý tứ; thể hiện sự tế nhị khéo léo trong hội thoại…Từ đó, tác giả khẳng định có thể sử dụng khoảng im lặng như một phương tiện hữu hiệu, một phương tiện đa chức năng và đầy quyền lực để thực hiện chiến thuật hội thoại. Nó có thể kích thích hoặc cân bằng sự tiến triển hay kết thúc tiến trình giao tiếp của một cuộc thoại; nó có thể giảm sự căng thẳng cho một cuộc thoại đang trở nên gay gắt, chấm dứt trạng thái tiêu cực đang diễn ra; gìn giữ thể diện cho các đối ngôn và giúp cho cuộc thoại đạt được hiệu quả giao tiếp. Phan Thị Phương Dung (2003) cho rằng “rào đón là những biểu thức không thêm một cái gì vào giá trị đúng sai của nội dung phát ngôn, chúng chỉ có chức năng vạch ra phạm vi và hướng dẫn cách hiểu, cách lí giải phát ngôn theo các quy tắc hội thoại, theo các điều kiện sử dụng của các hành động ở lời tạo ra các phát ngôn đó” [14; 46].

Mặt khác, sự hiểu biết về năng lực, lợi ích, tâm lý, tình trạng hiện đương của người đối thoại là nhằm đưa họ vào cùng một bối cảnh, cùng một môi trường tác động để người nói thực hiện chiến lược giao tiếp của mình trong vận động diễn ngôn, vận động hội thoại. Tác giả đã xem lối nói vòng là một trong những phương thức biểu hiện hành vi từ chối trong tư duy văn hóa của người Việt: “Để tránh lời phủ định, bác bỏ trực tiếp với không dễ gây thất vọng và đe dọa thể diện của người cùng đối thoại, người từ chối sử dụng lối nói vòng.” [52; 8]. Tuy rằng ông Tham đã không thuyết phục được ông Phủ anh mình bởi tư tưởng giai cấp đã thành sắt thép trong quan niệm của ông Phủ nhưng trong suốt chuỗi hội thoại giữa hai anh em, cách nói vòng hướng anh mình đi vào trọng tâm của ý định cũng đã giúp ông Phủ thể hiện một số quan điểm đồng tình với ông Tham (đây là điều mà xưa nay chưa bao giờ ông Phủ thể hiện).

Phạm Hùng Việt (2003) khi nghiên cứu về các trợ từ tỡnh thỏi đó khẳng định rừ điều này: “(…) trợ từ tiếng Việt cú khả năng tham gia biểu thị một số loại hành vi ngôn ngữ khác nhau gồm cả các hành vi ngôn ngữ chân thực và các hành vi ngôn ngữ gián tiếp” [92; 133]. Và cũng để tránh lời từ chối, phản bác hay trách/ chê/ mắng mỏ dễ gây thất vọng và đe dọa thể diện rất cao đối với người nghe khi phản bác bằng lời phủ định trực tiếp không hay chê trách thẳng thừng thì cách biểu hiện bằng HĐNT gián tiếp thực sự mang lại hiệu quả tích cực. Những ví dụ phân tích trên còn cho thấy khi thể hiện HĐNT gián tiếp người nói không chỉ kết hợp được với các TTTT cuối phát ngôn, với các từ bổ trợ giảm mức áp đặt (như đã nêu ở trên) mà còn có thể kết hợp với các QNTT có tác dụng giảm nhẹ (ví dụ 192), các từ hạn định giảm thiểu (ví dụ: Anh có thể làm nhanh lên một tí được không?) và cả sự kết hợp với ngữ điệu (ví dụ 193).

Cho dù phân chia thành nhóm phương tiện trực tiếp và gián tiếp, cho dù tần suất sử dụng của hai nhóm phương tiện chênh lệch khá lớn qua ngữ liệu khảo sát của chúng tôi nhưng trên thực tế, việc sử dụng các phương tiện này có mang lại hiệu quả giao tiếp hay không là tùy thuộc vào khả năng của người sử dụng cũng như hoàn cảnh sử dụng.