MỤC LỤC
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. - Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm lãi ngoài vốn gốc.
- Trong quan hệ tín dụng NH tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện.
Mặt khác, khi xảy ra RRTD thì không chỉ làm giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng mà còn có tác động lớn làm giảm thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác của NH, bởi lẽ hoạt động tín dụng có tác động rất lớn tới các hoạt động khác của NH. Một NH nếu gặp nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng mà không khắc phục được sẽ gây mất lòng tin của các đối tác trong kinh doanh cũng như của những người gửi tiền tại NH, khi đó thị phần của NH sẽ bị giảm, nguồn huy động giảm và NH sẽ lâm vào tình trạng khó khăn.
+ Các khoản nợ khác theo quy đinh: do khách hàng có một trong nhiều khoản nợ với TCTD bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn nên các khonả nợ khác cũng phải chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng; các khoản nợ mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm và chủ động phân loại thành các nhóm nợ rủi ro cao hơn. • “ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ” là: khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.
Những khoản tín dụng có vấn đề thường bao gồm các trường hợp: (i) người vay không thể trả nợ những khoản tín dụng đúng hạn một hay nhiều kỳ, (ii) tài sản đảm bảo tín dụng giảm đáng kể. Vậy NH phải làm gì khi tín dụng có vấn đề? Những giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề theo một số bước sau đây:. - Luôn luôn đặt mục tiêu là: Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay. - Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở nên xấu hơn. - Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay. - Xây dựng các giải pháp tối ưu có thể thu hồi nợ và tăng cường công tác quản lý. - Dự tính những nguồn có thể dùng để thu hồi nợ có vấn đề. - Nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng có nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện. - Đánh giá chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp. - Cân nhắc mọi phương án có thể hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng. khác có thể là bổ sung tài sản đảm bảo tín dụng, yêu cầu có bảo lãnh của người thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sát nhập hay thanh lý công ty, nộp đơn xin phá sản. d) Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng (1) Nhóm chỉ tiêu thanh khoản. Trị số của các chỉ tiêu tài chính của người vay(Xj). Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó, Atlman đi đến mô hình cho điểm như sau:. X3 = Tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản”. Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp loại khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm “Z” của Atlman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấo hơn 1,81 phải xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn cứ vào kết luận này, NH sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81. Bên cạnh những ưu điểm thì mô hình này có những hạn chế sau:. - Mô hình này chỉ cho phép phân loại khách hàng thành hai nhóm “vỡ nợ” và. Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay. Điều này hàm ý, cần có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diện hơn theo nhiều thàng điểm để phân loại khách hàng thành nhiều nhóm khác nhau. - Khụng cú lý do rừ ràng để giải thớch sự bất biến về tầm quan trọng của cỏc biến số theo thời gian. - Đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hóa nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ RRTD của khách hàng. b) Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.
- NH khó có khả năng tiếp cận, nắm giữ tài sản bảo đảm để xử lý chúng do người vay vi phạm hợp đồng về việc bảo quản duy trì tài sản, do đặc tính của tài sản hoặc do thiếu các cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản. Bảo lãnh là sự bảo đảm gián tiếp có 3 bên tham gia, trong đó bên thứ 3, tức là bên bảo lãnh, đồng ý chịu trách nhiệm về khoản nợ cho bên thứ hai là khách hàng của NH nếu người này không trả được nợ cho bên thứ nhất là NH.
- Rà soát, lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ; có cơ chế uỷ quyền, quy định trách nhiệm đối với cán bộ phụ trách và tác nghiệp, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm kinh doanh của cán bộ đã được đào tạo, thử thách và cơ sở vật chất hiện có. Trong thực tế, cỏc nghiệp vụ này tỏ rừ ưu điểm hơn trong quản lý RRTD so với phương pháp truyền thống đó là trích lập DPRR, đặc biệt nghiệp vụ này được sử dụng hiệu quả khi mức độ phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường vốn cao.
Qua diễn biến huy động vốn các năm tư 2007-2009 của CN ta có thể rút ra nhận xét sau: Tuy nguồn huy động vốn có nhiều biến động nhưng so với tình hình thị trường tài chính và các hệ thống tài chính khác trong cùng thời gian, nguồn vốn huy động của CN vẫn khá ổn định và lớn, đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của CN, đồng thời đóng góp không nhỏ cho nguồn vốn điều hoà chung của hệ thống NHCTTW. Điều này phù hợp với sự phát triển đi lên của một CN hướng đến khách hàng, là kết quả của việc thực hiện 3 đề tài cấp cơ sở từ năm 2007 là "Phát triển mạng lưới khách hàng DNL tại CNNHCTHK" ; "Phát triển hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại CNNHCTHK trong điều kiện hiện nay" ; "Mở rộng cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại CNNHCTHK".
Những loại tài sản bảo đảm tiền vay thường được CNNHCTHK dễ dàng chấp nhận đó là những tài sản có tính thanh khoản cao như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, các giấy tờ có giá, tài sản là bất động sản có giá trị dễ bán, dễ chuyển nhượng… Việc bó hẹp trong sự lựa chọn hình thức và biện pháp bảo đảm bằng tài sản tiền vay của CNNHCTHK đã trở thành rào cản lớn cho khách hàng khi có nhu cầu vay vốn NH, đồng thời là yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh, thu hút và mở rộng cho vay của CNNHCTHK. Ngoài việc quy định lãi suất áp dụng cho tất cả các khách hàng, CNNHCTHK còn đưa ra những chính sách ưu đãi về lãi suất và phí tín dụng cụ thể cho từng đối tượng khách hàng trên cơ sở dựa vào độ tín nhiệm của khách hàng, mức độ giao dịch, tình hình sản xuất kinh doanh và xu thế ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn… Vì vậy khi vay vốn tại CNNHCTHK các DN luôn đạt được mục đích chi phí tài chính ở mức thấp nhất, tăng hiệu quả kinh tế của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của mình.
Khả năng phân tích, đánh giá ngành nghề, thành phần kinh tế của CNNHCTHK còn yếu kém, thiếu và không đưa ra các dự báo và định hướng cho hoạt động tín dụng nhằm khuyến khích và hạn chế vào những ngành nghề phù hợp với khả năng hiện có của NH. Tóm lại, trên cơ sở lí luận chương 1 và số liệu của CNNHCTHK chúng ta có thể nhìn nhận một cách khai quát vấn đề như sau: Những con số biểu hiện hoạt động kinh doanh của CN nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng thể hiện sự kiểm soát tốt về rủi ro của NH.
Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới của CNNHCTHK - Theo dừi, bỏm sỏt diễn biến nền kinh tế và cỏc văn bản chỉ đạo của NHCTVN để định hướng tín dụng phù hợp với thế mạnh kinh tế địa bàn, đặc thù khách hàng và phù hợp với định hướng hoạt động của NHCTVN; Tuân thủ các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của CN cũng như tính cân đối, bền vững của toàn hệ thống. - Cơ cấu lại khách hàng, sàng lọc khách hàng hiện có, lựa chọn khách hàng tốt, khách hàng chiến lược, sử dụng đa dạng dịch vụ NH, mang lại hiệu quả cho CN, tiếp thị và thu hút khách hàng mới là các doanh nghiệp có thực lực tài chính, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, có giá cả và nhu cầu ổn định, các khách hàng cá nhân có nguồn trả nợ đảm bảo; rút giảm nhanh dư nợ đối với những khách hàng yếu kém, ít có khả năng chịu biến động tăng chi phí đầu vào, xuất hiện dấu hiệu khó khăn trong kinh doanh, suy giảm khả năng trả nợ.
Nên khi nhận đảm bảo tớn dụng NH phải xỏc định rừ ràng và chớnh xỏc những tài sản nào là đối tượng có thể gắn nợ và có thể bán được, đồng thời phải chứng minh được bằng văn bản cho các chủ nợ khác biết rằng mình là người hợp pháp có quyền chiếm đoạt tài sản nếu như người vay không trả nợ được. - Cần quan tâm nhiều hơn đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để đãi ngộ, đối xử công bằng: Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả của họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên để dảm nhiệm ở vị trí cao hơn;.
Ngoài ra, CNNHCTHK cần tăng cường hợp tác, liên kết, trao đổi chia sẻ thông tin giữa các bộ phận cùng hệ thống, trao đổi với Trụ sở chính trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng góp phần hỗ trợ trong việc ra quyết định tín dụng chính xác đồng thời sẽ làm giảm thiểu RRTD. Bên cạnh đó Nhà nước cần phải hỗ trợ cho sự phát triển các DNVVN để nâng cao năng lực các doanh nghiệp => đủ điều kiện tiếp cận với chính sách cho vay của NH: hỗ trợ về đào tạo, công nghệ, kỹ năng quản lý kinh tế DNVVN….