MỤC LỤC
“ Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ mà một bên là ngân hàng – một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay”. • Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cấp nhằm bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh như mua nguyên liệu, hàng hóa dự trữ, chi cho các chi phí sản xuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Nguồn vốn doanh nghiệp tạm thời nhàn rỗi cùng với các nguồn tiết kiệm từ dân cư, nguồn kết dư từ ngân sách … được ngân hàng thương mại huy động và sử dụng để đầu tư cho các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vượt quá thu nhập của dân chúng, chũng như cho nhu cầu chi của ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn thu. Đối với doanh nghiệp lớn thì việc này vô cùng quan trọng, nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cả doanh nghiệp, tới cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia … Ngân hàng thương mại có thể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua hình thức bảo lãnh, cho vay … đối với các doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.
Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ mua bán với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế mà còn có những quan hệ xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của một đất nước nói chung.
Trên đây là những chỉ tiêu để đánh giá hiểu quả tín dụng ngân hàng về phía ngân hàng. Hiệu quả do hoạt động tín dung mang lại phải bù đắp được chi phí cho vay, rủi ro trong tín dụng, có lợi nhuận không chỉ đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, không ngừng tăng cường cơ sở kĩ thuật, phương tiện, làm việc phục vụ khách hàng theo yêu hướng ngày càng hiện đại, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước mà còn có tích lũy để tăng vốn tự có. Vì vậy về phía khách hàng, hiệu quả sử dụng thể hiện ở sự thành đạt qua quá trình sử dụng vốn vay để tổ chức thực hiện các phương án, dự án sản xuất, kinh doanh đã thỏa thuận với ngân hàng khi đến quan hệ vay vốn.
Khi đã có dự án, ngân hàng cũng phải có đầy đủ thông tin để thẩm định tính hiệu quả của dự án vì doanh nghiệp khi mang dự án đến ngân hàng chỉ muốn được ngân hàng chấp nhận và họ cũng có một số lý do khác nhau để lập một dự án thiếu chính xác. Hoạt động tín dụng đối với khách hàng là một trong những nghiệp vụ phức tạp trong các khâu nghiệp vụ của ngân hàng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải nắm được đặc thù của mỗi ngành sản xuất kinh doanh, am hiểu về pháp luật, nắm bắt được thông tin thị trường và điều quan trọng phải biết thẩm định dự án, có như vậy thì mới có thể làm tốt được nghiệp vụ này. Tại các NHTM chi nhánh, công tác tổ chức cho vay về cơ bản cũng giống như tại các NHTW, nhất là các chi nhánh lớn chỉ khác là có các mức phán quyết dành cho giám đốc chi nhánh và mỗi chi nhánh có thể được chuyên môn hoá theo địa bàn hoặc đối tượng cho vay.
Môi trường kinh tế phát triển rất có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó phát triển nhu cầu vốn đòi hỏi tín dụng ngân hàng phải đồng thời phát triển để đáp ứng đối với cầu của thị trường. Trong tình hình chính trị – xã hội không ổn định như đình công, bãi công sự đấu tranh giữa các Đảng phái, thế lực trong xã hội, chiến tranh biên giới thì không chỉ riêng các DN sản xuất mà bản thân NH cũng khó có thể tập trung vào đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
NH không huy động thêm vốn, trong khi có thể xu hướng dân chúng rút dần tiền gửi NH về tự bảo quản và như vậy NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên với đặc thù là khách hàng của phòng là những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn như Điện lực Việt Nam, khai thác khoáng sản, tổng công ty lương thực miền bắc …, những doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất, các dự án đầu tư thiết bị sản xuất … đây là những dự án mang tính chất trung và dài hạn. Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dư nợ của phòng, đặc biệt trong năm 2006 tỷ lệ trên 90% cơ cấu dư nợ cho vay, do những khách hàng lớn của doanh nghiệp đều là những khách hàng thân thiết, có mối quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng từ trước. Nhờ sự định hướng rừ ràng của NHCT Việt Nam về nõng cao chất lượng tớn dụng, thực hiện chỉ đạo của ban giám đốc Phòng đã xác định được tăng trưởng tín dụng phai phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực quản lí, vốn vay, phải kiểm soát kịp thời đảm bảo an toàn hiệu quả.
Mặt khác PKHDNL luôn tăng cường xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và chiến lược đối với một số khách hàng truyền thống như Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổng công ty đầu tư tập đoàn Dầu khí Việt nam… Chính vì vậy mặc dù đang trong thời điểm khó khăn của nền kinh tế nhưng tổng mức dư nợ của phòng vẫn ở mức cao 727 tỷ đồng. Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, phòng KHDNL đã thể hiện tốt vai trò đầu tàu của minh trong chi nhánh qua tỷ trọng nợ, nợ xấu, nợ quá hạn … Doanh nghiệp lớn luôn là khách hàng chủ đạo trong hoạt động tín dụng của chi nhánh đông thời họ đã thực hiện tốt nghĩa vụ hoàn trả các khoản nợ đúng thời hạn.
Các doanh nghiệp thay đổi cơ bản về cơ chế, bộ máy tổ chức, cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con… Do vậy các ngân hàng thương mại trong đó có ngân hàng Công thương Hoàn kiếm phải đổi mới mạnh mẽ, phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, đối với cán bộ tín dụng phải có hệ số tiền lương kinh doanh cao hơn ở các bộ phận khác, có chế độ thưởng phạt riêng vì họ là những người phải đối mặt với rủi ro để động viên khuyến khích những cán bộ có thành tích suất sắc và xử phạt đối với những cán bộ cố tình vi phạm quy định chế độ của NH. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, nhiều ngành nghề mới, loại hình doanh nghiệp mới đang hình thành đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật phát triển phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế, là cơ sở để các doanh nghiệp cũng như các ngành nghề cùng với ngân hàng ngày càng phát triển.
Điều đó dẫn đến báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa tin cậy, khiến cho việc đánh giá, thẩm định tài chính doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn,….Môi trường kinh doanh ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng đang có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Đây là một hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận to lớn cho ngân hàng đồng thời là một trong những hoạt động mà ngân hàng phải chú trọng phát triển để nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình trên địa bàn. Là một chi nhánh cấp I của ngân hàng Công thương Việt Nam, với những điều kiện thuận lợi của mình thời gian qua chi nhánh Hoàn Kiếm đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của nền kinh tế.
Qua thời gian nghiên cứu về ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, nhất là về hoạt động tín dụng của phòng khách hàng Doanh nghiệp lớn tôi đã có những hiểu biết cơ bản về thực tế hoạt động tín dụng tại một ngân hàng thương mại và đây chính là cơ sở để tôi hoàn thành đề tài này.