MỤC LỤC
Hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều bộ phận trong ngân hàng,đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách,qui tắc và sự kiểm soát chung.Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng.Chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng.Chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro như:Chính sách bảo lãnh,chính sách đồng tài trợ…Vì thế hạn chế và có thể phòng ngừa NQH phát sinh,ngân hàng thương mại luụn phải xõy dựng chớnh sỏch tớn dụng rừ ràng,phự hợp với tình trạng nguồn vốn và mục tiêu hoạt động của bản thân ngân hàng.Cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào chính sách tài sản đảm bảo để hạn chế cho vay đối với những khoản nợ không có tài sản đảm bảo,tăng tỷ trọng của dư nợ có đảm bảo.Việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản cố định,quyền sử dụng đất,giấy tờ có giá…sẽ đảm bảo an toàn và tất nhiên hạn chế được NQH,do đó hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ cao hơn.Ngân hàng có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro thông qua đa dạng hóa sản phẩm cho vay và danh mục đầu tư tức là ngân hàng cần phân tán nguồn vốn của mình,không nên tập trung vào một khách hàng,một ngành nghề hay một lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào đó,để có điều kiện phân tán rủi ro cho mình.Điều đó có nghĩa là ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ,thường xuyên nghiên cứu,cải tiến sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.Ngân hàng luôn ý thức được. Một trong những nguyên nhân dẫn đến NQH xuất phát từ yếu tố cán bộ tín dụng.Trình độ yếu kém,hời hợt trong hoạt động thẩm định dự án hoặc cố ý móc ngoặc đối với khách hàng của cán bộ tín dụng nhằm cầu lợi riêng cho bản thân có thể dẫn đến tình trạng cho vay ồ ạt,người sử dụng vốn không đúng mục đích,không có hiệu quả và tất yếu dẫn tới NQH cho ngân hàng.Để hạn chế tình trạng này,NHTM có thể qui trách nhiệm cho cán bộ tín dụng nếu không thể đòi được nợ bằng các hình thức kỷ luật,bồi thường cho ngân hàng.Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng,ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn như đuổi việc,truy tố trước pháp luật…Đây là biện pháp vừa có tính hiệu quả cao trong việc thu hồi nợ,vừa có tính chất giáo dục cán bộ tín dụng làm việc hiệu quả và an toàn hơn cho ngân hàng.Việc áp dụng biện pháp này không những làm trong sạch đội ngũ cán bộ tín dụng,mà nó còn có tác dụng nâng cao khả năng,trình độ của các bộ tín dụng.Đó là một giải pháp tốt để ngân hàng có thể hạn chế được tình trạng nợ quá hạn,phát triển an toàn bền vững hơn.
Tiền gửi không kỳ hạn tăng nhẹ so với năm 2008,đạt 1036,5 tỷ đồng,tăng gấp 6 lần so với năm 2004.Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có bước tăng trưởng,đạt 135 tỷ đồng và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2008.Trên cơ sở các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh thì chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị,hoạt động khuyến mãi,quảng cáo để thu hút khách hang,đạt được hiêu quả cao nhất.Vì vậy mà ngân hàng duy trì được các khách hàng truyền thống và ngày càng có nhiều khách hang mới tìm đến các sản phẩm của ngân hang.Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm 99% trong tổng tiền gửi tiết kiệm.Tiền gửi của các tổ chức tín dụng,chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành bưu chính viễn thong đạt 71 tỷ đồng,giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2008. Cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là định hướng chủ đạo của Maritime bank ngay từ ngày thành lập,đến nay với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến,các dịch vụ thanh toán,chuyển tiền được xử lý nhanh chóng,chính xác.Thanh toán quốc tế và dịch vụ bảo lãnh luôn là thế mạnh của Maritime bank,giao dịch là kinh doanh ngoại tệ luôn là những mảng kinh doanh truyền thống của Maritime bank ngay từ ngày thành lập.Các hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng trưởng vững chắc với tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ Maritime bank tính đến ngày 31/12/2009 đạt 55,76 tỷ đồng tăng 149% so với cùng kỳ năm 2008.Đối với chi nhánh Đống Đa thì thu nhập từ chi phí và dịch vụ đạt 2,347 tỷ đồng,bằng 124% so với cùng kỳ năm 2008.Nhưng nhìn chung sản phẩm dịch vụ của MSB còn chưa phong phú so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
NQH của nợ ngắn hạn có giảm qua 3 năm nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ thì vẫn ở mức cao lần lượt là 67,2%;84,76%;71,65%.Nguyên nhân có thể do khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh như:hàng tồn kho lớn,khoản phải thu nhiều,quản lý kém.Một nguyên nhân nữa là do cán bộ tín dụng,một là đánh giá sai về khách hàng,hai là xác định chưa chính xác thời hạn cho vay,thời hạn cho vay không khớp với vong luân chuyển vốn của khách hàng hay chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khách hàng không trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn.Bởi vậy,đối với khách hàng là cá nhân nguồn trả nợ của họ chính là những khoản thu nhập trong tương lai như lương hay thu từ các phương án sản xuất kinh doanh,còn khách hàng là doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn chủ yếu để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của họ,nguồn trả nợ chủ yếu của họ là từ doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm hoặc giá trị hợp đồng khi nghiệm thu…do đó việc xác định đúng kỳ hạn cho vay phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh là rất cần thiết góp phần giảm một cách NQH phát sinh. Từ nguồn số liệu cho thấy NQH nhỏ hơn 180 ngày luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất,tiếp đó là NQH chỉ phát sinh khi món vay đến hạn trả gốc hoặc lãi hoặc cả gốc và lãi mà khách hàng không trả cho ngân hàng hay có nghĩa là nó được phát sinh từ những khoản cho vay từ trước đó có thể là ở cùng năm đó hoặc năm trước hay vài năm trước đó.Khi áp dụng qui chế(127/2005/QĐ- NHNN sửa đổi bổ sung qui chế 1627/2001/QĐ-NHNN) đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ,thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là NQH và tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ.Có thể việc áp dụng qui chế này đã làm tăng các khoản NQH có thời hạn nhỏ hơn 180 ngày,một nguyên nhân nữa là do công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay còn nhiều thiếu sót,đánh giá khách hàng quá cao về năng lực tài chính,khă năng kinh doanh…Mặt khác do sự biến động mạnh mẽ cuả thị trường cũng làm cho các doanh nghiệp phải điêu đứng,hiệu quả kinh doanh giảm thấp.Những nhân tố này dẫn đến khi đến hạn khách hàng chậm trả nợ vay ngân hàng và như thế NQH phát sinh là tất yếu.
-Ngăn ngừa và hạn chế NQH phát sinh,đưa tỷ lệ NQH xuống mức thấp nhất dưới mức cho phép của NHNN. -Chủ động tạo nguồn xử lý các khoản nợ quá hạn bằng việc trích lập dự phòng rủi ro.
Đối với những khoản nợ vay đã phát sinh thành NQH ngân hàng nên hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng trả nợ của khách hàng.Tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực am hiểu về thị trường tài chính,tiền tệ,ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng về tài chính để họ có khả năng khôi phục được hoạt động,kinh doanh,tư vấn về các đối tác có quan hệ kinh tế của khách hàng để tránh xẩy ra những vụ lừa đảo,hoặc các hợp đồng vô hiệu dẫn đến rủi ro cho khách hàng.Với những doanh nghiệp có triển vọng phục hồi cao,ngân hàng nên đẩy mạnh việc chuyển nợ vay thành vốn góp.Với hình thức này,ngân hàng chuyển số tiền từ hình thức cho vay sang hình thức góp vốn và tham gia điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích đánh giá cơ cấu TSC:Chủ yếu đánh giá tình hình thu nhập,chi phí,kết quả kinh doanh.Đánh giá các khoản thu nhập,chi phí so với mức độ sử dụng vốn hoặc so với khối lượng vốn huy động,việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi,tỷ lệ nộp thuế ảnh hưởng tới thu nhập.Cần thận trọng,nghiên cứu sàng lọc,lựa chọn các dự án đầu tư có triển vọng tốt,hiệu quả cao để cho vay trên cơ sở thực hiện việc chuyên môn hóa theo nhóm khách hàng,loại dịch vụ và từng ngành nghề.Phân loại TSC theo qui định các hạn mức đầu tư phù hợp với mức độ rủi ro nhằm hạn chế NQH.Sử dụng có hiệu quả hệ thống các chỉ tiêu phòng ngừa rủi ro và điều chỉnh linh hoạt phù hợp với nhu cầu,khả năng tài chính của khách hàng cũng như môi trường sinh lời của ngân hàng.