MỤC LỤC
- Phải có chỉ đạo của Nhà nước (Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, huyện).
Các sản phẩm của dự án quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã
Vai trò và nhiệm vụ của công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã
Để có thể nhận thức được đúng đắn vai trò quản lý nhà nước về đất đai trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai, ta có thể quan sát sơ đồ các mối quan hệ trong Hình 1. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp dưới phải chi tiết hóa quy hoạch sử dụng đất của cấp trên và là cơ sở để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai cấp trên.
Như vậy, về mặt pháp lý quy hoạch sử dụng đất đai theo cấp hành chính cả nước (tỉnh, huyện, xã) có tính pháp lý đầy đủ và cao nhất. Các quy hoạch sử dụng đất đai của các ngành phải tuân thủ và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cả nước và địa phương các cấp.
Dự báo nhu cầư đất ở cần bố trí thêm trong kỳ quy hoạch
Dự báo diện tích đất nông nghiệp ở năm định hình quy hoạch
Đất chưa sử dụng: Sau khi thực hiện khai thác tiếp diện tích mặt nước đưa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp coi như ngoài vùng đất mỏ than bùn 276 ha và diện tích núi đá khu vực Tri Tôn và Tịnh Biên được coi là dự trữ cho hoạt động khai thác. Đất của tỉnh Kiên Giang được định hướng sử dụng như sau: Kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo đủ diện tích cần thiết cho nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Với hệ thống nước ngọt phong phú quanh năm, được cung cấp chính từ con sông Tiền ngang xã có chiều dài 10,25 km, cùng với khoảng 38 km sông rạch chằn chịt ( sông vàm Cổ Lịch, Mỹ Hưng, rạch Sao, rạch Giồng, Mương Điều, Cả Sơn..) tạo nhiều thuận lợi cho việc lưu thông tàu thuyền cũng như cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Xã Hòa Hưng có đặc điểm chung là có địa hình phát triển, có trầm tích ven sông Tiền tôn tạo nên, thành phần cơ giới thịt năng tỷ lệ sét cao, trung bình là 50%, sức chịu tải nền đất thấp < 1,6 kg/cm2 cho nên khi xây dựng cần phải được gia cố, xây đúc và chú ý đến nền móng.
Các tài liệu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng. - Các tài liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội của xã Hòa Hưng.
- Phương pháp ngoại suy: dùng để tính toán dự báo dân số, số hộ của các giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch, nhu cầu đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở của năm dự báo.
Hệ thống giao thông thủy của Hòa Hưng khá phát triển, chủ lực là Sông Tiền, đây là tuyến sông cấp I có khả năng vận chuyển những tàu có tải trọng lớn đi các nước, ngoài ra còn có sông Vàm Cổ Lịch, các tuyến kênh lớn, nhỏ khác góp phần quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá nông sản và nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn. Tương đối đầy đủ, toàn xã có một trường THCS, 7 điểm trường tiểu học, các điểm mẫu giáo được gắn với trường tiểu học đều phục vụ cơ bản cho nhu cầu học tập cho các cháu học sinh, tuy nhiên hai điểm chính cấp 1 và 2 vẫn chưa đạt chuẩn về diện tích và trang thiết bị giảng dạy, một số điểm đã bị xuống cấp cần tu bổ. - Nước: Nguồn nước chính cung cấp cho khu vực xã chủ yếu lấy từ con sông Tiền và các tuyến sông Vàm Cổ Lịch, các kênh rạch khác, hiện nay do tình trạng ô nhiễm môi trường càng phổ biến, chất lượng nguồn nước hiện nay chưa đảm bảo vệ sinh nên thường được sử dụng để tắm, giặt, tưới tiêu và sinh hoạt khác.
Nội dung thông tin tuyên truyền có chọn lọc về những chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, chương trình khuyến nông. Khi nhu cầu về đất đai đối với các ngành ngày càng tăng, các chính sách của nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư khai thác tài nguyên về đất đai ngày càng khan hiếm. Do đó việc sử dụng quỹ đất theo hướng khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã.
Việc phân bố đất ở của xã mang tính tự phát, nhà ở xây dựng theo các trục giao thông chính, theo các kênh rạch vi phạm nhiều đến hành lang an toàn lộ giới, sông giới đặc biệt là cụm dân cư tập trung ven sông Tiền, khu vực sạt lở thường xuyên đoạn cầu bắc cũ, gây nhiều khó khăn cho việc quản lý sử dụng đất ở và định hướng di dời của địa phương. - Việc phổ biến Luật đất đai và các văn bản dưới luật chưa sâu rộng trong nhân dân nên việc nhận thức chính sách pháp luật còn hạn chế dẫn đến việc chấp hành luật pháp quy chế quản lý đất đai chưa nghiêm túc, vi phạm trong cấp đất chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, lấn chiếm, tranh chấp đất đai. Tình hình sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn xã rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên việc sử dụng vẫn còn tự phát, mức độ đầu tư ở mỗi hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất và nhu cầu của thị trường nên hiệu quả kinh tế mang lại cũng khác nhau.
- Với vị trí rất thuận về giao thông thủy bộ, nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái, các trọng điểm vui chơi giải trí của huyện Cái Bè đồng thời cụ thể hoá đầu tư xây dựng và phát triển du lịch của tỉnh trên địa bàn xã Hoà Hưng. - Trong tương lai trung tâm xã Hoà Hưng sẽ phát triển thành thị tứ mới nằm trên trục Ql.1 mới ( gồm 4 điểm dân cưa tập trung: điểm ngã ba, điểm trung tâm xã, điểm khu cầu Mỹ Thuận và điểm cầu bắc cũ) sẽ bố trí khoảng 5.000 dân trong đó đảm bảo tốt các mặt: điều kiện phát triển kinh tế, đời sống dân cư, cơ sở hạ tầng các công trình phúc lợi xã hội. Hướng sắp tới chỉ ổn định diện tích sản xuất hiện có, nâng cao năng suất và sản lượng trên một đơn vị diện tích, đảm bảo sử dụng đất đai lâu bền, linh hoạt hơn trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, loại hình sản xuất.
Kết hợp quy hoạch và phát triển không gian thị tứ mới, xây dựng cụm, tuyến dân cư nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ( đường giao thông, điện, nước, chợ, trường học, trạm y tế ) phù hợp với tiến trình phát triển đô thị. Có kế hoạch tổ chức lại sản xuất và phân công lại lao động theo hướng giảm dần về lượng lao động nông nghiệp, tăng số lao động ngành nghề phi nông nghiệp, phát triển mạnh trên các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu tiến bộ công bằng xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực và quá trình phát triển kinh tế xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững.
Định hướng xây dựng một nền nông nghiệp bền vững gắn với kinh tế thị trường tiêu thụ lâu dài, quan tâm thường xuyên đến công tác khuyến nông, đưa nhanh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, rút tỉa kinh nghiệm đã thực hiện được để áp dụng vào trong quá trình sản xuất đồng thời cần đảm bảo ổn định diện tích canh tác. Trong tương lai không xa Hòa Hưng sẽ trở thành một thị tứ có tốc độ phát triển tương đối khá, thị tứ sẽ trãi dài trên trục Ql.1 từ cầu Mỹ Thuận đến Ql.1 cũ bố trí những khu buôn bán, khu hành chánh, khu dân cư lồng ghép với hệ thống đường nội bộ, khu hành chánh, bố trí khoảng 5.000 người, cần đảm bảo các điều kiện về giao thông nội bộ, điện nước sinh hoạt, môi trường sinh thái. Địa phương cần quan tâm đến một số hộ dân cư nằm trong khu vực thường xuyên sạt lở rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân, đồng thời giúp họ yên tâm và tạo điều kiện tốt để ổn định cuộc sống, có thể di dời những hộ dân này, các hộ nằm trong diện giải tỏa các công trình xây dựng khác, bố trí khu vực tái định cư tại khu vực ngã 3 thuộc ấp Thống có diện tích khoảng 2,0 ha.
Trong tương lai địa phương sẽ hình thành những khu bến bãi lên xuống hàng hoá, bến vật liệu xây dựng, các điểm tiểu thủ công nghiệp rãi rác ( xay xát, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp, cưa xẻ gỗ, nghề mộc..) Diện tích đất công nghiệp đến năm 2010 sẽ là 2,68 ha, tăng 2,00 ha. Quy hoạch đất phi nông nghiệp sẽ được giữ nguyên như chỉ tiêu của xã đề ra ở phương án trên, nhưng có sự thay đổi là diện tích đất chuyên dùng được nâng lên 68,39 ha tăng 37,47 ha so với năm 2004 (Trong đó diện tích đất sản xuất kinh doanh là 6,68 ha và diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 16,38 ha), còn diện tích của tất cả các loại đất còn lại của đất phi nông nghiệp sẽ được giữ nguyên như chỉ tiêu của xã đề ra ở phương án trên (Bảng 11).