MỤC LỤC
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Trực tiếp tham gia vào quá trình ương nuôi để nghiên cứu về kỹ thuật ương nuôi ếch trong thực tiễn. Mỗi lần thu bắt ngẫu nhiên 15 cá thể trong mỗi lồng(mỗi nghiệm thức kiểm tra 45 cá thể). - Quan sát so sánh tỉ lệ biến thái của nòng nọc giữa các nghiệm thức (ngày tuổi xuất hiện biến thái, kết thúc).
- Thí nghiệm được bố trí trong lồng lưới ở hồ nuôi, hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần (Sau khi nở 3 ngày, nòng nọc hết noãn hoàn, tiến hành bố trí thí nghiệm). - Mỗi ngày cho nòng nọc ăn thường xuyên cách 2-3 tiếng cho ăn một lần với lượng thức ăn vừa phải khoảng 7 đến 10% trọng lượng thân. - Vì nòng nọc rất háu ăn nên không cho ăn quá no dẫn đến sình bụng và chết, nhưng cũng không để nòng nọc đói vì nó sẽ ăn lẫn nhau.
- Thả thêm bèo vào lồng ương để tạo môi trường tự nhiên và làm giá thể cho nòng nọc. - Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, thấy nước bẩn có mùi hôi phải thay ngay, nếu trong giai còn thức ăn dư thừa và chất thải của nòng nọc phải làm vệ sinh ngay. - Cần làm mái che nắng cho nòng nọc nhằm hạn chế ánh nắng trực tiếp vào lồng, làm biến động các yếu tố môi trường hay làm khô da ếch.
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2010 và so sánh các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức được dựa vào phép phân tích ANOVA và phép thử TUKEY với mức ý nghĩa p<0,05 bằng chương trình SPSS Version 15.0.
Từ 15_21 ngày ương: tốc độ tăng trọng chậm lại ở cả 3 nghiệm thức, nguyên nhân là do trong giai đoạn này nòng nọc bắt đầu biến thái chuyển từ đời sống hoàn toàn dưới nước sang đời sống lưỡng cư nên cơ thể bắt đầu mọc chi sau và chi trước, sau đó đuôi tiêu biến để thích nghi với đời sống trên cạn nên nòng nọc giảm. Khi so sánh thì chỉ có sự khác biệt về khối lượng của nòng nọc giữa nghiệm thức 1 với nghiệm thức 3, trong khi đó khối lượng của nòng nọc ở nghiệm thức 2 không có sự khác biệt so với khối lượng của nòng nọc ở 2 nghiệm thức còn lại. Còn ở đợt kiểm tra thứ 4 (30 ngày tuổi) thì nòng nọc ở cả 3 nghiệm thức đều có tốc độ tăng trọng tăng lên đáng kể là do lúc này đuôi đã hoàn toàn tiêu biến, cơ thể đã hoàn toàn thích nghi với đời sống lưỡng cư, ếch con sử dụng tốt thức ăn ngoài nên tăng trọng nhanh.
Trọng lượng trung bình ở nghiệm thức cho ăn trứng kết hợp thức ăn công nghiệp (NT1) cho tăng trưởng nhanh nhất sau đó đến nghiệm thức cho ăn thức ăn công nghiệp (NT2) và thấp nhất là nghiệm thức cho ăn tép băm (NT3). Nhưng các chỉ tiêu này bắt đầu giảm dần từ ngày thứ 14 trở đi là do giai đoạn này đuôi nòng nọc tiêu biến dần, chúng sử dụng dinh dưỡng từ đuôi để hoạt động sống nên giai đoạn này nòng nọc giảm ăn, biểu hiện là ngày thứ 21 chỉ tiêu DWG giảm đi đáng kể từ 0,14 còn -0,02 (dấu trừ thể hiện nòng nọc giảm trọng lượng do đuôi tiêu biến để trở thành ếch con). Sau khi nòng nọc kết thúc rụng đuôi thì chỉ tiêu DWG của 3 nghiệm thức tăng lên đáng kể, kết thúc thí nghiệm chỉ số DWG ở nghiệm thức 1 là 0,52g/ngày cao nhất trong 3 nghiệm thức, thứ hai là nghiệm thức 2 và cuối cùng vẫn là nghiệm thức 1 (sai khỏc cú ý nghĩa thống kờ).
Biểu hiện của sự biến thái là nòng nọc thường tìm tới những nơi có mực nước tương đối thấp (nơi mà nòng nọc có thể vừa ngâm mình dưới nước, vừa lấy được khí trời). Nghiệm thức cho ăn trứng kết hợp thức ăn công nghiệp và nghiệm thức cho ăn 100% thức ăn công nghiệp xuất hiện nòng nọc biến thái (mọc chi sau) sau 9 ngày ương sớm hơn so với thức ăn là tép. Ngoài ra, trong quá trình ương thì yếu tố môi trường rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nòng nọc, nhất là yếu tố nhiệt độ nên giai đoạn này nòng nọc có thời gian bắt đầu và hoàn thành biến thỏi nhanh khi sử dụng thức ăn thớch hợp.
Nghiệm thức cho ăn trứng kết hợp thức ăn công nghiệp và nghiệm thức cho ăn 100% thức ăn công nghiệp xuất hiện nòng nọc biến thái (mọc chi sau) sau 9 ngày ương sớm hơn so với thức ăn là tép. Ngoài ra, trong quá trình ương thì yếu tố môi trường rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nòng nọc, nhất là yếu tố nhiệt độ nên giai đoạn này nòng nọc có thời gian bắt đầu và hoàn thành biến thái nhanh khi sử dụng thức ăn thích hợp. Tỷ lệ sống của ếch con khi ương với ba loại thức ăn khác nhau TừQua đồ thị 4.9 cho thấy nghiệm thức sử dụng lòồng đỏ trứng gà kết hợp với thức ăn viên công nghiệp đạt tỉ lệ sống cao nhất 90%, kế đến là thức ăn viên công nghiệp đạt tỉ lệ sống 88,89% còn thức ăn tép thì tỉ lệ sống thấp chiếm 73,33%.
Nghiệm thức 2 cũng có tỷ lệ sống cao 88,89%, do giai đoạn đầu nòng nọc chưa quen với thức ăn nên chúng còn cắn đuôi nhau (ăn thịt nhau) chết nhiều làm cho tỉ lệ hao hụt ở giai đoạn này cao. Ở nghiệm thức 3 có tỷ lệ sống thấp nhất 70% , ở nghiệm thức này số lượng nòng nọc phân đàng khá nhiều do không quen với thức ăn dẫn đến hiện tượng ăn lẫn nhau, ngoài hiện tượng sát hại nhau do kích thước của nòng nọc, ếch con khác nhau thì giai đoạn đuôi tiêu biến đều có hiện tượng ếch con và nòng nọc chết nhiều. Nguyên nhân có thể là giai đoạn này ếch con phải thích nghi với đời sống lưỡng cư (trên cạn và dưới nước) nên đây là cơ hội để mầm bệnh dễ tấn công làm sức khỏe nòng nọc suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn của nòng nọc và gây ra bệnh trướng hơi thường gặp ở giai đoạn này.
Tiến hành ương nòng nọc bằng thức ăn viên công nghiệp kết hợp với lòng đỏ trứng gà (vịt). Tiến hành ương nuôi nòng nọc bằng thức ăn viên công nghiệp kết hợp với các loại thức ăn khác để tìm ra loại thức ăn tốt nhất.