Định hướng nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang

MỤC LỤC

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay

Việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với một ngân hàng là hết sức cần thiết và quan trọng vì chất lượng tín dụng biểu hiện khả năng hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tự đánh giá vị trí của mình từ đó giúp ngân hàng có những thay đổi kịp thời trong hoạt động và đưa ra những quyết định hợp lý nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng mục tiêu an toàn và sinh lợi của bản thân ngân hàng. Bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn, lãi suất, lệ phí của khoản vay, các loại cho vay được thực hiện, sự đảm bảo và khả năng thanh toán của khách hàng, hướng giải quyết phần cho vay vượt quá giới hạn, các khoản nợ quá hạn, nghiên cứu từng đối tượng khách hàng để có chính sách, cách giải quyết đối với từng nhóm khách hàng nhất định.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của NHTM

Tháng 10/1991, cùng với việc tách tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, thực hiện theo quyết định số 136/NHQĐ ngày 7/9/1990 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNo&PTNT Hà Giang chính thức được thành lập và đi vào hoạt động với trụ sở chính đặt tại thị xã Hà Giang, cho đến nay NHNo&PTNT Hà Giang gồm một hội sở chính tại phường Nguyễn Trãi – thị xã Hà Giang và 18 điểm giao dịch trực thuộc nằm rải rác trên khắp địa bàn của tỉnh. Hoạt động trên địa bàn một tỉnh miền núi gặp nhiều khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, kinh tế còn kém phát triển nhưng với nỗ lực vươn lên của ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên toàn chi nhánh, với sự hỗ trợ của NHNo&PTNT Việt Nam, ngân hàng Nhà nước tỉnh, của cấp uỷ chính quyền địa phương, chi nhánh NHNo&PTNT Hà Giang đã không ngừng mở rộng quy mô, từng bước hoàn thiện và mở rộng hoạt động kinh doanh phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phát huy vai trò to lớn của mình góp phần đưa kinh tế của tỉnh đi lên.

Khái quát về hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà giang 1. Khái niệm, đặc điểm hộ sản xuất

Nông nghiệp nông thôn là ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi ro, cho nên để đảm bảo chất lượng đối với hộ sản xuất Ngân hàng phải tuân tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng quy định: Hộ phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết trong hồ sơ xin vay, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có sai phạm trong quá trình sử dụng vốn, vốn phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có 145.000 hộ với điều kiện sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại khó khăn do địa hình nhiều núi cao, đèo dốc, núi đá; công tác thuỷ lợi, tưới tiêu, phân bón, thuốc trừ sâu…còn nhiều hạn chế; trình độ dân trí của người dân còn thấp, dân số toàn tỉnh chủ yếu là các dân tộc ít người việc nhận thức và hiểu được các chính sách, đường lối của Đảng, cấp uỷ địa phương gặp nhiều khó khăn.

Thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà giang

Hệ số sử dụng vốn vay đối với hộ sản xuất cũng luôn chiếm tỷ lệ cao, mức độ sử dụng vốn đối với hộ sản xuất cũng luôn chiếm tỷ lệ cao, mức độ sử dụng vốn đối với hộ sản xuất trong tổng mức vốn huy động chiếm tỷ trọng đáng kể so với các đối tượng vay vốn khác của ngân hàng, tỷ trọng này luôn ở khoảng 52%, chứng tỏ ngân hàng đã quan tâm và thu hút được đối tượng khách hàng này, tín dụng ngân hàng luôn tập trung vào đối tượng khách hàng là hộ sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh nhà. Có được kết quả như vậy là nhờ các cấp uỷ, chính quyền địa phương Hà giang đã quan tâm phát triển nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa cây trồng, con giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn thoả đáng, có chính sách bảo hộ sản phẩm nông nghiệp một cách hợp lý đưa sản xuất phát triển, tăng khả năng hấp thụ vốn tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tăng trưởng tín dụng.

Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà giang
Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà giang

Đánh giá về chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà giang

Khả năng cạnh tranh trong kinh doanh của NHNo trên địa bàn chưa cao, chủ yếu là cạnh tranh về lãi suất mà hình thức này không thể thực sự đem lại hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng được, đôi khi ngân hàng đầu tư và phát triển có lãi suất huy động cao hơn trong khi lãi suất cho vay lại thấp hơn NHNo, đặc biệt là từ năm 2002 sự xuất hiện của ngân hàng chính sách xã hội với cơ chế lãi suất cho vay ưu đãi đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động cũng như việc mở rộng đầu tư cho vay, nhất là những dự án có chiều sâu, cần khối lượng vốn lớn, thời hạn vay dài. Một số hộ nông dân có tâm lý ỉ lại vào Nhà nước, không chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có lãi và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng do thời gian qua có rất nhiều nguồn vốn từ ngân sách quốc gia và nguồn ưu đãi khác tập trung đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn qua các định chế tài chính khác như Ngân hàng chính sách, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, chương trình phủ xanh đất chống đồi núi trọc…làm hạn chế đến việc đầu tư tín dụng của ngân hàng nông nghiệp.

Mục tiêu hoạt động

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HÀ GIANG. Phấn đấu 100% NHNo các cấp kinh doanh có lãi, đảm bảo đạt hệ số lương tối đa theo quy định, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên cho toàn chi.

Định hướng nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Giang

Chú trọng đến việc tiếp cận và mở rộng đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh lớn ở địa bàn thị xã, thị trấn, đầu tư vào cho vay kinh tế nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu cây trông vật nuôi theo định hướng phát triển của các cấp chính quyền địa phương, phấn đấu tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 18%. * Về công tác nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất Hộ sản xuất là khách hàng chủ yếu của NHNo&PTNT Hà Giang do vậy trước mắt cũng như lâu dài NHNo&PTNT Hà Giang luôn coi hộ sản xuất là đối tượng trọng tâm trong hoạt động cho vay và đề ra các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất.

Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng

Cán bộ tín dụng phải giúp đỡ, tư vấn cho khách hàng, áp dụng quy trình cho vay một cách hợp lý, linh hoạt, chủ động tiếp cận giúp khách hàng quen thuộc với giao dịch của ngân hàng nhằm giảm thời gian và chi phí giao dịch cho khách hàng thu hút khách hàng đến vay vốn ngân hàng. Đẩy mạnh cho vay thông qua tổ hội để giảm bớt thủ tục đồng thời kết hợp với các cơ quan tổ, hội này để nắm bắt được tình hình của từng hộ, nhu cầu của hộ nào là thực sự cần thiết để ngân hàng đầu tư vốn giúp họ sản xuất kinh doanh và có các biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

Thực hiện quy trình cho vay một cách hợp lý

Sau khi kiểm tra điều kiện vay vốn của hộ sản xuất, xác định có cần hay không cần phải thực hiện đảm bảo bằng tài sản tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn vay, hướng dẫn thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định cho khách hàng, kiểm tra hồ sơ và các giấy tờ cần thiết, thực tế của tài sản đảm bảo và dự án mà họ đầu tư, nếu hộ có đủ điều kiện thì nhanh chóng hoàn tất hồ sơ để tiến hành giải ngân đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng.Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng cũng phải thường xuyên giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của hộ xem hộ có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, tình hình sản xuất kinh doanh của hộ như thế nào để có các quyết sách kịp thời tránh tình trạng khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên việc thẩm đinh trong thời gian này cũng rất khó khăn vì địa hình Hà Giang hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, việc kiểm tra một cách thường xuyên là rất khó thực hiện, điều này lại đòi hỏi cán bộ tín dụng phải yêu nghề, có trách nhiệm cao mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Công tác đào tạo, bố trí, tuyển dụng cán bộ

Muốn vậy, ban lãnh đạo ngân hàng phải có chính sách quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên ngân hàng qua các chương trình như bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cử đi học, tổ chức các lớp tập huấn… Cùng với việc bồi dưỡng nâng cao về trình độ nghiệp vụ, cần tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống cho cán bộ viên chức ngân hàng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện những cán bộ ngân hàng suy thoái về đạo đức, vi phạm pháp luật, kiên quyết xử lý kỷ luật đối với cán bộ vi phạm đạo đức và tiêu cực trong nghề nghiệp gây thiêt hại cho ngân hàng. Nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố thuộc về chính bản thân cán bộ nhân viên ngân hàng, cán bộ nhân viên ngân hàng phải có đủ năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, tư tưởng đạo đức chính trị vững vàng, phải tự học hỏi nâng cao vốn hiểu biết cho chính mình, tự rèn luyện bản lĩnh thử thách, khả năng ứng xử khi giao tiếp với khách hàng tạo hình ảnh đẹp cho ngân hàng, thực hiện mục tiêu an toàn – sinh lợi trong kinh doanh.

Mở rộng màng lưới kinh doanh

Vì vậy NHNo&PTNT Hà Giang cần mở thêm các chi nhánh, các điểm giao dịch đến tận thôn bản giúp người dân tiếp cận được với ngân hàng, coi ngân hàng là người bạn đồng hành trong sản xuất, đồng thời cũng giúp ngân hàng kiểm tra khách hàng và nhờ thế nâng cao chất lượng của các khoản cho vay đã được cung cấp do có cán bộ tín dụng đến tận cơ sở có thời gian và điều kiện kiểm tra, giám sát các khoản vay, việc tiếp cận với khách hàng mới giàu tiềm năng có đủ điều kiện vay vốn cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc mở rộng màng lưới kinh doanh cũng phải phù hợp với khả năng tài chính và biên chế của ngân hàng, mặt khác phải đảm bảo an toàn kho quỹ cho các chi nhánh đó.

Chú trọng đến việc xử lý và thu hồi nợ nhằm làm giảm nợ quá hạn Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì việc phát sinh nợ quá hạn là tất

Tổ chức in giấy báo nợ các khoản nợ đến hạn của tháng sau, thông báo cho cán bộ tín dụng công tác trên địa bàn có trách nhiệm đối với khách hàng mình phụ trách có nợ đến hạn để xác định khả năng thu nợ của từng khách hàng, từ đó có biện pháp cụ thể, nếu khách hàng nào có khó khăn báo cáo cán bộ lãnh đạo trực tiếp để có biện pháp cụ thể giúp đỡ tháo gỡ kịp thời. Bên cạnh các công tác trên, ngân hàng cũng nên thành lập ban thu hồi nợ quỏ hạn riờng để chuyờn mụn hoỏ trong nghiệp vụ cũng như phõn định rừ trỏch nhiệm của từng cán bộ từ đó nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp đối với từng cán bộ.

Tăng cường sự phối hợp giữa NHNo&PTNT Hà giang với các cấp chính quyền địa phương

Với các món cho vay mới, yêu cầu cho vay đúng chế độ, đúng đối tượng xin vay, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn vay phát huy tối đa hiệu quả nhằm tạo ra mặt bằng dư nợ mới với chất lượng lành mạnh hơn.

Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam

NHNo&PTNT Việt nam cần nghiên cứu cải tiến quy chế cho vay qua tổ, hội, nhóm, hình thức giải ngân, thu nợ, hình thức cho vay nào cần được nhân rộng, tạo hành lang phỏp lý rừ ràng, chặt chẽ, thuận lợi cho mở rộng và nõng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với kinh tế hộ sản xuất. Cấp kinh phí xây dựng trụ sở giao dịch của NHNo tỉnh khang trang bề thế hơn, đông thời cần trang bị thêm cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại cho hệ thống ngân hàng các cấp để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu giao dịch và đảm bảo khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước địa phương phải thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho các ngân hàng thương mại nhằm giúp cho ngân hàng thương mại có chính sách phù hợp và kịp thời với tình hình mới. Ngân hàng Nhà nước cũng cần tiếp tục tăng cường thanh tar, kiểm tra kiểm soát đối với các ngân hàng thương mại để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đặc biệt là NHNo&PTNT và việc thanh tra đòi hỏi phải đúng quy định đã đề ra.

Kiến nghị đối với Nhà nước và các cấp uỷ chính quyền địa phương

Tạo cho ngân hàng môi trường pháp lý thuận lợi để hoạt động, đặc biệt là các nội dung sau: cho phép ngân hàng áp dụng cơ chế bảo đảm tiền vay linh hoạt để đáp ứng nhu cầu vay vốn có tính khả thi cao nhưng khó khăn trong vấn đề tài sản đảm bảo, tạo ra khung pháp lý thuận lợi và phù hợp giúp ngân hàng xử lý phát mại tài sản thế chấp, xử lý những khoản nợ có vấn đề. Cần chú trọng công tác giáo dục đào tạo nâng cao trình độ dân trí cho người dân, nhằm nâng cao năng lực của các hộ sản xuất về trình độ quản lý kinh doanh, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất, kinh nghiệm trong sản xuất, khả năng tiếp cận những thông tin mới nhanh chóng và có hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.