MỤC LỤC
Khác với thuế, phí là khoản động viên vào NSNN dùng để chi trở lại cho mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng đã định sẵn, lệ phí là khoản thu gắn liền với sự phục vụ trở lại của Nhà nước tương ứng với khoản người dân phải nộp. Ở nước ta đã từng tồn tại cả ba hình thức trên, trong những năm trước khi chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, thì thuế nông nghiệp (thuế sử đất nông nghiệp hiện nay) được thu bằng thóc là hình thức thu bằng hiện vật, điều này cũng phù hợp với cơ chế về giá cả thoát ly giá trị lúc bấy giờ và mọi thứ giá đều quy về thóc làm vật ngang giá chung.
Thuế kết hợp giữa phương thức cưỡng bức được quy định dưới hình thức Pháp lý cao với kích thích vật chất, nhằm tạo ra sự quan tâm của các chủ thể kinh tế đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Ở nước ta nhất là sau khi Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa bị sụp đổ thì nguồn thu viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài không còn chiếm tỷ trọng cao như trước, các quan hệ kinh tế đối ngoại chuyển thành quan hệ “có vay, có trả” nên từ đó cho đến nay Thuế trở thành là nguồn thu chủ yếu.
Vì lợi ích xã hội, Nhà nước có thể tăng hoặc giảm Thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp, nhằm mục đích kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của các lĩnh vực, các ngành khác nhau của nền kinh tế. Cụ thể: những ngành nghề phục vụ nhiều cho lợi ích công cộng như giáo dục, y tế… những ngành nghề sản xuất được khuyến khích như trồng trọt, chăn nuôi, làm muối… khuyến khích phát triển kinh tế ở vùng sâu, miền núi, hải đảo…sẽ được miễn, giảm thuế, còn những ngành, nghề có lợi nhuận cao sẽ bị đánh thuế cao.
Bên cạnh đó, những mặt hàng trong nước được bảo hộ thì sẽ quy định mức thuế suất nhập khẩu cao; những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu sẽ được quy định mức thuế suất thấp và ngược lại. Trong cơ chế thị trường ở Việt Nam cũng cần khắc phục tình trạng đánh giá quá cao vai trò điều tiết đối với nền kinh tế, dẫn đến việc xây dựng hệ thống thuế suất phức tạp, nhằm đáp ứng mọi yêu cầu kinh tế - xã hội.
Gồm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu… Bản chất kinh tế của thuế gián thu là người nộp thuế có thể chuyển dịch số thuế phải nộp sang cho người mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bằng cách cộng gộp số thuế đó vào giá bán hàng hóa, dịch vụ. Vì Thuế gián thu đánh như nhau trên cùng một loại sản phẩm hàng hóa và số lượng như nhau thì chịu thuế như nhau, nên có hiện tượng người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ nộp thuế trên thu nhập càng thấp, nghĩa là gánh nặng Thuế của người có thu nhập cao ít hơn những người có thu nhập thấp.
Do đó người nộp thuế không phải là người chịu thuế, mà người chịu thuế chính là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Ở nước ta thuế tiêu thụ đặc biệt tập trung vào một số hàng hóa như rượu, bia, thuốc lá, bài lá, vàng mã, các loại hàng xa xỉ, cao cấp… Nó có tác dụng điều tiết những người tiêu dùng có thu nhập cao và hạn chế tiêu dùng những hàng hóa độc hại cho con người. Nó đóng vai trò quan trọng trong chính sách mở cửa với bên ngoài, đồng thời là vũ khí để bảo vệ kinh tế trong nước và là một nguồn thu lớn của NSNN.
Đối tượng nộp thuế là chủ thể của Thuế, đó là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là CSKD) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT từ nước ngoài. Mặt khác, việc áp dụng nhiều mức thuế suất cũng làm cho hiện tượng phân phối thuế phải thu trong từng công đoạn không đều nhau, có khâu phải thu nhiều của người tiêu dùng, có khâu lại thu ít, có khâu lại không thu, đồng thời thuế hoàn và truy thu cũng tăng lên một cách không đáng có, làm tiêu hao công sức và của cải của xã hội.
Đối với CSKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên được xét hoàn thuế theo quý. Những quy định về việc hoàn thuế GTGT đối với những dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, nâng cấp máy móc, thiết bị… đã góp phần thiết thực vào việc khuyến khích sự đầu tư đối với các tổ chức và các nhân nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Đối tượng được miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam theo giá có thuế GTGT để sử dụng thì được hoàn lại số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT.
Về xuất khẩu thủy sản, tuy gặp nhiều khó khăn, lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm mạnh, giảm tương đương 30% so với cùng kỳ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 25%), để giảm bớt rủi ro do phụ thuộc vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp thủy sản đã đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác như: Úc, Trung Quốc, Mêxicô, Ả Rập… và trong năm lượng xuất sang Hồng Kông chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm đến 26,4% trong tổng lượng xuất khẩu thủy sản, đồng thời các doanh nghiệp này đã quan tâm đến thị trường trong nước nhiều hơn, đảm bảo thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thủy sản. Đạt được những kết quả trên là do đưa các Luật thuế mới vào áp dụng, cụ thể là do Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế GTGT hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời cùng với cơ chế thông thoáng của Luật doanh nghiệp, đã góp phần rất tích cực trong việc khuyến khích nhân dân mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư và thành lập các CSKD mới, các chủ doanh nghiệp cũng được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc mở rộng công việc sản xuất kinh doanh của mình.
Khi tiếp nhận hồ sơ phũng Hành chớnh ghi rừ ngày nhận hồ sơ, vào sổ cụng văn đến, đúng dấu công văn đến vào hồ sơ hoàn thuế, chuyển hồ sơ sang phòng Quản lý doanh nghiệp (I) hoặc (II) tuỳ theo đối tượng thuộc khu vực quốc doanh hay ngoài quốc doanh ngay trong ngày, hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo. Kiểm tra, tính toán cụ thể số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, phân tích mối quan hệ doanh thu của hàng xuất khẩu với hàng tiêu thụ trong nước; phân tích trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vừa chịu thuế GTGT vừa không chịu thuế GTGT; thuế GTGT thực tế đã nộp khi nhập khẩu vật tư hàng hóa; thuế GTGT đã nộp của tài sản đầu tư.
Hiện tại còn một số trường hợp đặt biệt chờ văn bản trả lời của Tổng Cục Thuế và Bộ Tài chính như hiện nay còn tồn đọng 10 hồ sơ hoàn thuế với số thuế GTGT đề nghị hoàn là 6.145 triệu đồng do hàng hóa xuất qua Campuchia có phương thức thanh toán bằng tiền mặt và đề nghị hoàn trước thời điểm có quy định hàng xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng; và một số trường hợp cần thanh tra nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng cần thời gian thanh tra dài. Để đảm bảo hạn chế tối đa các gian lận, nhất là gian lận về khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT thì cơ quan Thuế cần phải phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng khác có liên quan như là cơ quan Thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Thuế của tỉnh bạn và Ban quản lý thị trường, cơ quan Hải quan, Cảnh sát kinh tế, Thanh tra Nhà nước, ngành Địa chính, Xây dựng… kiên quyết chống trốn lậu thuế, chống gian lận thương mại, chống tình trạng thành lập các doanh nghiệp không nhằm mục đích kinh doanh mà nhằm mua bán hóa đơn bất hợp pháp, chống tình trạng xuất khẩu khống nhất là ở các cửa khẩu xuất sang Campuchia, đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào nề nếp, kỷ cương, đúng Pháp luật và góp phần làm lành mạnh nền kinh tế.