Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC)

MỤC LỤC

Chiến lược kinh doanh: Chiên lược kinh doanh gồm 2 chiến lược quan trọng sau - Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để tiếp tục giữ vững vai trò nhà sản xuất

Dự án đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm mới của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng với hình thức đầu tư đồng bộ nhà máy sản xuất lốp radial công suất 600.000 lốp/năm trên diện tích 8 hec-ta trong khu đất đã thuê tại khu công nghiệp Liên chiểu. Kỳ vọng qua Dự án này lốp xe tải radial toàn thép thương hiệu DRC sẽ tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước.

Rủi ro kinh doanh

Tiếp tục là khách hàng đáng tin cậy của các đơn vị sản xuất và lắp ráp ô tô trong cả nước. Đây là nhân tố quan trọng góp phần cho sự thành công trên bước đường phát triển của DRC.

Rủi ro đặc thù

- Rủi ro về tỷ giá: hiện nay các sản phẩm của Công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều nước tại Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á như Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Séc, Argentina, Italia, Tiệp Khắc, Brazin,. Bên cạnh đó, phần lớn các trang thiết bị, máy móc hiện đại của Công ty đều nhập khẩu từ các nước Đức, Ý, Nhật, Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ thì những biến động về tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh (đặc biệt là Ðôla Mỹ) sẽ có tác động nhất định đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Rủi ro về pháp luật

- Rủi ro về lãi suất: nợ vay ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của Công ty vì thế biến động về lãi suất cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của Công ty. Bên cạnh đó, quy chế cho vay của ngân hàng ngày càng nghiêm ngặt trong khi Công ty vẫn phải tiếp tục đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất.

Rủi ro liên quan đến biến động giá cổ phiếu niêm yết

Mặt khác, những biến động bất thường của giá cả xăng dầu và sắt thép như hiện nay, cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động sản xuất của Công ty. Mặc dù có những rủi ro trên nhưng trong các năm trước Công ty đa chủ động khấu hao nhanh để chuẩn bị kế hoạch trả nợ cho các năm sau này.

Phân tích tài chính

Các thông tin tài chính của công ty

Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC).

Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) Bảng 2-1: Các chỉ số đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty DRC

Tài sản cố định của DRC chủ yếu là máy móc thiết bị và tài sản cố định của DRC tăng đều qua các năm do DRC đang chủ trương đầu tư công nghệ sản xuất những sản phẩm chất lượng và kỹ thuật cao cung cấp theo nhu cầu thị trường (xem Biểu đồ 5-3) - Qua chỉ số (5) Khả năng thanh toán tổng quát ta thấy qua các năm chỉ số này đều >1 chứng tỏ DRC đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ. - Qua chỉ số (6) khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta thấy các chỉ số này cũng >1 chứng tỏ DRC có khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn hay tình hình tài chính của DRC là bình thường. - Kết hợp chỉ số (7) và chỉ số (8) Hệ số khả năng chi trả cho thấy DRC dùng tiền cho đầu tư quá nhiều so với khoản tiền thu được nên dòng tiền lưu chuyển trong kỳ bị hao hụt dần và đặt biệt năm 2008 dòng tiền này bị âm.

Đặc biệt tiền trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ tăng rất nhiều, gấp 9 lần so với năm 2007 đã làm dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm sút rất nhiều so với năm 2007, chỉ còn bằng khoảng 9,37% so với dòng tiền thuần thu từ hoạt động kinh doanh năm 2007. Ngoài ra từ quý 2 / 2008, do không lường hết được những biến động phức tạp của thị trường nên việc cân đối và dự trữ vật tư quá mức cho phép, kéo dài sang quý 3, quý 4 khi sản lượng sản xuất của Công ty sụt giảm đến 50%, giá cao su hạ, gây thiệt hại đáng kể cho Công ty. - Qua chỉ số (9) Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) và qua bảng , so sánh ROA với công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (CSR) ta thấy ROA của DRC là tương đối cao so với đối thủ cùng ngành.

Hiệu suất sử dụng tài sản của DRC chưa thật sự cao vì DRC đang trong giai đoạn đầu tư công nghệ, kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị nhiều.

So sánh với đối thủ cạnh tranh

Tuy nhiên trong năm 2006 có 60% tài sản có tính thanh khoản cho nợ ngắn hạn thì trong năm 2007 tỷ số này lên đến 75% chứng tỏ trong thời kỳ này công ty đang cải thiện về tình hình tài chính của mình. Tuy nhiên chỉ số trên cho thấy công ty đã tận dụng hiệu quà tài sản của mình để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Đánh giá chung: Qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản, chúng tôi nhận thấy tình hình sức khỏe tài chính của DRC là tương đối tốt.

Phân tích dòng tiền của DRC

Ta thấy lợi nhuận ròng của công ty tương đối ổn định qua các năm, trong khi năm 2007 công ty có sự sụt giảm đáng kể của dòng tiền từ HĐKD. - Dòng tiền thuần cuối kỳ tương đối cao và có thể xem DRC khá ổn về nội lực bên trong, có thể đáp ứng tốt đối với các dự án phát triển. - Hoạt động kinh doanh DRC chủ yếu tập trung vào sản xuất và kinh doanh, ít chú trọng đến các lĩnh vực tài chính gần như là đặc điểm chung đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động ngành.

Điều này mang lại tính bền vững cao, giảm đi sự bất ổn và rủi ro trong đầu tư tài chính khiến cho việc đầu tư cho DRC mang tính chất lâu dài và có sự tăng trưởng ổn đinh cho tương lai. - Dòng tiền từ hoạt động tài trợ: Nhìn vào Biểu đồ 4-6 ta thấy Dòng tiền từ hoạt động tài trợ của DRC có xu hướng tăng âm bởi công ty không chi trả nhiều cho cổ tức (chỉ chi trả vào năm 2008 là 39 tỷ). - Công ty sử dụng nợ vay cao rất nhiều, trong khi chi trả cổ tức thấp như chúng tôi đã phân tích ở trên công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng nên cần huy động vốn cho các dự án đang triển khai.

- Trong thành phần của dòng tiền tài trợ ta thấy công ty sử dụng nợ vay nhiều chiếm tỷ trọng lớn, điều này là hợp lý đối với một công ty sản xuất và đang trong giai đoạn tăng trưởng.

Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của DRC (nhóm chỉ số ROI) 1. Nhóm chỉ số hoạt động

  • Nhóm tỷ số sinh lợi

    - Tổng tài sản tăng dần qua các năm, nhưng doanh thu qua các năm tăng nhiều hơn tốc độ tăng của tài sản (Biểu đồ 5-1) → chỉ số Tổng doanh thu/Tổng tài sản bình quân tăng qua các năm.  Tuy nhiên chỉ số 4 DRC thấp hơn Casumina → có thể DRC thực hiện chính sách bán chịu cao hơn Casumina hoặc việc thu hồi nợ từ khách hàng của DRC gặp khó khăn. Việc sử dụng quá mức tiền mặt có thể gây mất khả năng thanh toán nhất thời cho DRC, DRC sẽ thật sự gặp khó khăn lớn nếu không thể thu hồi công nợ và hàng tồn kho tiêu thụ chậm lại hoặc bị ứ động hàng.

    Ghi chú: (*) Do nợ vay từ nhiều nguồn với nhiều lãi suất khác nhau nên để tiện cho tính toán và so sánh, Lãi vay tương đối được tính bằng cách lấy tỷ số giữa tổng chi phí lãi vay bỏ ra trong năm trên tổng vay nợ trong năm. - Tuy nhiên nếu xét chỉ số EBIT/ Tổng tài sản bình quân ta thấy năm 2008, tổng lợi nhuận thu được từ các nguồn là không đủ bù đắp cho chi phí vay nợ. Từ đó ta thấy chỉ số EBITDA/ Tổng tài sản bình quân tại năm 2008 tuy chênh lệch với lãi vay tương đối không nhiều nhưng lợi nhuận thực (không xét khấu hao) vẫn đảm bảo bù đắp cho chi phí vay nợ.

     Nhìn vào cấu trúc vốn qua các năm (Biểu đồ 5-4) ta thấy DRC thực hiện giảm sử dụng vốn vay dài hạn, thay vào đó là sử dụng vốn vay ngắn hạn (vì lãi suất vay hiện đang tăng cao). - Lợi nhuận biên giảm do doanh thu qua các năm vẫn tăng nhưng chi phí tăng mạnh hơn doanh thu đã kéo lợi nhuận giảm mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nguyên nhân là vì chi phí tài chính, trong đó bao gồm cả lãi vay tăng cao hơn doanh thu từ hoạt động tài chính (mặc dù doanh thu tài chính tăng nhưng vẫn không đủ bù đắp chi phí tài chính) → kéo tổng chi phí tăng cao hơn mức tăng tổng doanh thu → lợi nhuận biên tổng thấp hơn và đặc biệt năm 2008 giảm mạnh hơn so với lợi nhuận biên chỉ xét cho hoạt động kinh doanh.

    Bảng 5-4:  Thành phần cơ cấu vốn và chỉ số nợ của DRC qua cá năm 2006 – 2008
    Bảng 5-4: Thành phần cơ cấu vốn và chỉ số nợ của DRC qua cá năm 2006 – 2008