MỤC LỤC
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, để thực hiện mục tiêu công bằng xă hội, Nhà nước trước hết cần coi trọng bảo đảm công bằng về: Cơ hội làm việc (bình đẳng trong việc sử dụng các nguồn lực phát triển, tiếp cận các dịch vụ cơ bản của xă hội và được hoạt động kinh doanh theo pháp luật); nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp của mỗi người cho nhà nước và xă hội theo pháp luật; quyền hưởng thụ các thành quả phát triển chung của đất nước (thông qua các chế độ phúc lợi công cộng, dịch vụ công, chính sách xă hội..). Do vậy, nền kinh tế được điều hành chủ yếu bằng các biện pháp hành chính, các quyết định quản lý đều dựa theo ý chí chủ quan của chủ thể quản lý (Nhà nước), dẫn đến hậu quả là thị trường bị thu hẹp, các quy luật kinh tế không phát huy tác dụng, nền kinh tế không phát triển.
Hậu quả của đa cộng tuyến là làm cho việc ước lượng các tham số của mô hình hồi quy sẽ không chính xác, trong trường hợp đa cộng tuyến hoàn hảo thì các tham số là không xác định. NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
Có một lưu ý rằng lao động bình quân của 1 DN tăng từ năm 2001 đến năm 2003 (chứ không giảm như so với tổng thể) là vì số lượng DN trong mẫu được giữ nguyên trong 3 năm điều tra, phản ánh sự gia tăng việc làm của các DN. Tốc độ tăng lao động của doanh nghiệp trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn nhiều so với tốc độ này của DN khu vực nhà nước. Đây là xu hướng tích cực vì doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại và thực hiện cổ phần hoá, trong khi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đang được khuyến khích phát triển.
Kết quả của hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp đă tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, công nghệ để mở rộng năng lực sản xuất, ra đời những ngành công nghiệp mới và nhiều sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao, tạo cho sản xuất tăng nhanh.
Trong khi đó lợi ích người lao động đang tăng lên hàng năm khi vốn tăng.
Số doanh nghiệp công nghiệp khai thác mỏ tuy chiếm tỷ trọng không lớn song có tốc độ tăng nhanh. Doanh nghiệp công nghiệp chế biến phát triển nhanh về số lượng và chiếm tỷ trọng lớn nhưng sử dụng ít lao động, dùng ít vốn, qui mô sản xuất còn phân tán. Doanh nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí và nước chiếm tỷ trọng thấp nhất về số lượng nhưng có số lao động bình quân và số vốn bình quân của 1 DN cao nhất trong toàn bộ ngành công nghiệp.
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đă chỉ rừ: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức độ đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua quỹ phúc lợi xă hội”. Như vậy có thể hiểu, cơ chế phân phối thu nhập ở nước ta bao gồm các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường (chịu ảnh hưởng của quy luật giá trị) và nguyên tắc phân phối của CNXH (chịu ảnh hưởng của quy luật kinh tế cơ bản và quy luật phát triển có kế hoạch và cân đối nền KTQD). Muốn có thu nhập thì phải bán các yếu tố sản xuất thuộc quyền sở hữu của mình như vốn, lao động, đất đai, công nghệ, kỹ thuật…Vận dụng vào điều kiện Việt Nam, Đảng ta chủ trương thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có, hoặc còn sơ khai như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ… nhằm hình thành và phát triển thị trường các yếu tố sản xuất.
Mục tiêu là thiết lập một hệ thống phân phối tiền lương và thu nhập có sự “điều chỉnh của thị trường, tự quyết định của DN và kiểm tra, kiểm soát của Chính phủ” trên cơ sở nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm loại trừ sự bất bình đẳng xã hội trong phân phối thu nhập, nâng cao tiền lương cho người lao động trên cơ sở phát triển kinh tế và sự kiểm tra hợp lý và làm giảm những cách biệt về tiền lương giữa các khu vực, các ngành, các DN và người lao động.
Theo nhà kinh tế Simon Kuznets (giải thưởng Nobel về Kinh tế năm 1971), bất bình đẳng về phân phối thu nhập có xu hướng nới rộng trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển (khi lực lượng lao động chuyển từ ngành nông nghiệp, được đặc trưng bởi thu nhập thấp nhưng phân phối tương đối bình đẳng, sang khu vực công nghiệp ở các đô thị, được đặc trưng bởi thu nhập cao hơn nhưng phân phối ít bình đẳng hơn) trở nên ổn định trong một giai đoạn; và sau đó thu hẹp dần trong những giai đoạn sau khi nền kinh tế đă chín muồi. Trước hết, chiến lược tăng trưởng trong công bằng phải hướng mạnh vào phát triển tầng lớp xã hội trên trung bình và khá giả (các doanh nhân); tăng đáng kể tỷ trọng tầng lớp xã hội này và trở thành nhóm xã hội phổ biến trong cơ cấu dân cư để nâng cao chất lượng sống của nhân dân và duy trì phân phối thu nhập ở mức bình đẳng tương đối. Khuyến khích không hạn chế mọi người làm giàu hợp pháp, nhất là hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, các chủ trang trại, chủ doanh nghiệp … trở thành tấm gương và đầu tàu kéo toàn xã hội vươn lên khá giả và giàu có, tăng nhanh hộ giàu trong cơ cấu dân cư; đồng thời kiên quyết đấu tranh có hiệu quả, ngăn chặn và xoá bỏ làm giàu phi pháp, trước hết là do buôn lậu, đầu cơ và tham nhũng.
Hiện nay, cần phát triển công nghiệp ở nước ta theo định hướng: Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh, có thị trường và giải quyết nhiều lao động như chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm, gia công cơ khí, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng, kết hợp phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng như năng lượng, hoá chất, luyện kim.
Tất cả đều nhằm tới đích cuối cùng là thoả măn ở mức cao nhất những nhu cầu cơ bản của nền kinh tế đưa ngành công nghiệp Việt Nam trở thành ngành có sức cạnh tranh, là động lực cho phát triển kinh tế, góp phần đưa Việt Nam sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 công nghiệp Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của hệ thống công nghiệp trong khu vực và thế giới. Sự bình đẳng và công bằng xã hội về thuế được thể hiện trên chính sách động viên bằng nhau giữa các thành phần kinh tế, giữa các đơn vị, cá nhân có điều kiện sản xuất kinh doanh và môi trường hoạt động giống nhau, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh về năng suất, chất lượng, hiệu quả, uy tín, khuyến khích nhà DN quan tâm đầu tư chất xám, bỏ vốn cải tiến trang thiết bị kỹ thuật để tái sản xuất mở rộng, tăng tích luỹ cho cơ sở và có điề̉u kiện nộp thuế cao một cách thuận lợi, đồng thời xử lý nghiêm khắc tình trạng trốn lậu thuế để làm giàu một cách phi pháp của các DN [7]. Nhưng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong lĩnh vực công nghiệp và cả nền kinh tế nói chung thì nhất thiết phải xây dựng và khuyến khích áp dụng các định mức kinh tế, kỹ thuật, các chỉ tiêu mới hiện đại và hiệu quả, chất lượng cao và đặc biệt là dứt khoát phải xây dựng, kiện toàn hệ thống pháp luật để thực thi một cách triệt để chủ trương tích tụ và tập trung vốn, cấp phát, sử dụng vốn, cũng như việc sử dụng các nguồn vật tư, nhà xưởng, máy móc, lao động, khai thác tài nguyên đất nước, rừng biển, vùng trời, các bằng sáng chế… theo một quy hoạch tổng thể, thống nhất và khoa học.
Đối với DNNN tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với các DNNN, mở rộng quyền tự chủ của DN trong lĩnh vực tiền lương, gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, khuyến khích các DN tiết kiệm chi phí vật chất để tăng lương, tiến tới bỏ chế độ hàng năm các cơ quan quản lý Nhà nước giao đơn giá tiền lương cho các DNNN mà chuyển sang Nhà nước chỉ quản lý, giám sát cận dưới của tiền lương (tiền lương tối thiểu) và điều tiết cận trên của tiền lương bằng thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân, trên cơ sở chỉ tiêu lợi nhuận và năng suất lao động.