MỤC LỤC
Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ hiện tại lẫn tiềm ẩn buộc mỗi ngân hàng ngày càng phải có những nỗ lực Marketing mới, khuyếch trương thương hiệu, đổi mới nhãn mác sản phẩm cũng như các quyết định về giá cả, cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng…Vì thế, bộ phận Marketing phải nghiên cứu cụ thể từng đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh yếu của từng đối thủ, các chính sách Marketing mà đối thủ đang sử dụng để có biện pháp đối phó một cách năng động, hiệu quả. Để xây dựng được chính sách giá phù hợp thì mỗi ngõn hàng phải nghiờn cứu, xỏc định rừ căn cứ để định giỏ như: vị trớ sản phẩm trên thị trường, mục tiêu Marketing của ngân hàng, độ co giãn của nhu cầu, hiện trạng nền kinh tế, khả năng cung ứng của ngân hàng, mức phí và lãi suất của đối thủ cạnh tranh, quy định của Chính phủ về mức lãi suất cơ bản cũng như mức lãi trần, lãi sàn của các khoản vốn huy động hay các khoản tín dụng.
Đó chính là lý do tại sao ở những vùng nông thôn hay những nước kém phát triển, người dân có tâm lý thích sử dụng tiền mặt hơn là các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, các sản phẩm dịch vụ thì nghèo nàn trong khi đó ở các nước phát triển, các sản phẩm dịch vụ có thể lên đến 6000 loại sản phẩm khác nhau. Citigroup - một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ và thế giới cung cấp một hệ thống dịch vụ vô cùng đa dạng phong phú: các sản phẩm tín dụng với các hạn mức, lãi suất, phí hoàn toàn khác nhau đối với các khách hàng khác nhau, máy ATM có chức năng hiện đại kèm giọng nói, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, thậm chí còn cho phép khách hàng điền đơn xin cấp thẻ tín dụng qua Internet, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để thu hút khách hàng tiềm năng,.
NHNo&PTNTVN còn là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thủy sản năm 2002. Mặt khác, NHNo&PTNTVN còn mở rộng đối tượng cho vay và cơ cấu lại thời hạn nợ, cho vay mới đối với doanh nghiệp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia (điện, xi măng, giao thông), các dự án dở dang cần hoàn thành đưa vào sử dụng, các chương trình chỉ đạo của Chính phủ và mở rộng cho vay tiêu dùng. Như vậy, việc điều chỉnh lãi suất cho vay đã thể hiện sự chia sẻ khó khăn của NHNo&PTNTVN với khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế của đất nước, giúp hàng triệu hộ gia đình và hàng vạn doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với mức lãi suất hợp lý, qua đó sớm phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.
Không chỉ quảng cáo trên báo, tạp chí, đài truyền hình mà NHNo&PTNTVN còn đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng băng rôn, khẩu hiệu trước cửa ngân hàng và các điểm giao dịch của ngân hàng; trên các panô áp phích tại các nơi đông người, phương tiện qua lại; các tờ rơi giới thiệu với khách hàng các loại dịch vụ, thủ tục giao dịch, lãi suất mới. Logo của NHNo&PTNTVN đã thể hiện đặc trưng cho ngân hàng mình là ngân hàng của nông nghiệp, nông thôn, nông dân, vì sự phát triển của đất nước, đúng như lời nói của Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN: “Bà con nông dân đã cứu Ngân hàng Nông nghiệp và chính Ngân hàng Nông nghiệp đã cứu bà con, tạo mối quan hệ gắn bó mang tính kinh tế và xã hội sâu sắc” [11].
Mặc dù có tổ chức bộ phận riêng nhưng xác định nhiệm vụ và tên gọi chưa đúng - “phòng thông tin tuyên truyền và tiếp thị”, chưa thực hiện một cách bài bản và đầy đủ công tác Marketing, mà mới chỉ dừng lại ở tuyên truyền và quan hệ công chúng. Việc chỉ đạo chiến lược Marketing thiếu chủ động cụ thể, khụng phõn rừ quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận, hoạt động của ngân hàng chưa hướng vào phục vụ khách hàng, không phát huy được hiệu quả của các nguồn lực trong thực hiện mục tiêu Marketing. Qua đánh tình hình hoạt động Marketing của NHNo&PTNTVN trong giai đoạn 2005-2008 có thể thấy Ngân hàng đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Marketing và bước đầu tạo uy tín, hình ảnh và nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng ở trong nước cũng như nước ngoài.
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế về các vấn đề tài chính, tiền tệ, giúp cho NHNo&PTNTVN có điều kiện chia sẻ thông tin, trao đổi nghiệp vụ, thu hút các luồng vốn quốc tế, tiếp cận thị trường mới cũng như tranh thủ được công nghệ ngân hàng, trình độ quản lý tiên tiến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,… liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để các NHTM đạt được những kết quả kinh doanh nhất định và nâng cao hoạt động Marketing ngân hàng tiến dần đến thông lệ khu vực và quốc tế. Nội dung quảng cáo cũng đã bước đầu lôi cuốn được khách hàng với những hình ảnh sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng như thẻ rút tiền tự động, dịch vụ chuyển tiền nhanh, truy vấn số dư tài khoản, trả tiền điện, nước, trả lương… Chẳng hạn, ngay trên chứng từ rút tiền của BIDV cũng có in quảng cáo về các dịch vụ của ngân hàng.
Vì vậy, những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng không chỉ được thiết kế dựa trên nhu cầu đặc điểm của khách hàng mà còn phải có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt. Thứ hai, tiếp tục điều chỉnh và linh hoạt trong điều hành lãi suất huy động, lãi suất cho vay nội ngoại tệ để thu hút tiền trong dân cư, đồng thời linh hoạt điều chỉnh phí điều hòa vốn nội, ngoại tệ với mức phí phù hợp với diễn biến thị trường. Thứ bảy, tập trung phát triển nguồn nhân lực: kiện toàn công tác tổ chức mạng lưới trong toàn hệ thống, xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; đẩy mạnh công tác đào tạo tại trụ sở chính và các khu vực; tăng cường công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
+ Bên cạnh việc thành lập một bộ phận chuyên trách thu thập thông tin hàng ngày, hàng tuần về khách hàng theo lượng giao dịch, NHNo&PTNTVN cần nghiên cứu thông tin qua các phương tiện truyền thông như báo chí (thời báo Ngân hàng, thời báo kinh tế, báo doanh nghiệp..), tài liệu thống kê, các loại báo cáo từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, Internet để nắm bắt thông tin về tình hình kinh tế, diễn biến của thị trường và xu hướng phát triển của các ngành nghề kinh tế. Với ưu thế về mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc, NHNo&PTNTVN triển khai lắp đặt POS tại quầy giao dịch không chỉ thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ mọi lúc mọi nơi mà còn giảm được áp lực trang bị máy ATM, tiết kiệm chi phí đầu tư máy móc thiết bị mà vẫn tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng. + Chuẩn hóa quy trình thủ tục, đảm bảo thống nhất quy trình giữa các bộ phận, các chi nhánh đối với cùng loại sản phẩm, khắc phục tình trạng cùng một sản phẩm, mỗi nhân viên trong ngân hàng hay tại các chi nhánh khác nhau lại yêu cầu thủ tục, hồ sơ khác nhau gây khó hiểu cho khách hàng, làm mất uy tín của ngân hàng.
Trước tiên, NHNo&PTNTVN cần đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp trong toàn bộ viên chức, làm cho đội ngũ cán bộ của NHNo&PTNTVN hiểu được thế nào là văn hóa doanh nghiệp và vai trò quan trọng của nó trong quá trình hoạt động phát triển của NHNo&PTNTVN. + Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông tạo điều kiện cho các ngân hàng có điều kiện phát triển các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng tự động,. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoàn thiện hoạt động Marketing tại NHN0&PTNTVN, đặc biệt là những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của việc thực hiện đó, Chương 3 đã đưa ra những định hướng hoàn thiện hoạt động Marketing của NHNo&PTNTVN và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác Marketing của NHNo&PTNTVN.