Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ khách sạn tại Khách sạn Tây Hồ

MỤC LỤC

HỒ TÂY MỘT THÀNH VIÊN – KHÁCH SẠN TÂY HỒ

Đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn tại khách sạn Tây Hồ

- Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên sản xuất kinh doanh và phục vụ sản xuất kinh doanh của tổ lễ tân, tổ sảnh, tổ buồng, tổ bảo vệ, bộ phận bếp, bộ phận bàn. - Chí phí khác bằng tiền: là khoản chi phí vật liệu trực tiếp mà khách sạn bỏ ra để chế biến hàng ăn, chi phí môi giới hoa hồng,chi phí vệ sinh môi trường,……. Như vậy, trong chi phí sản xuất chung không bao gồm chi phí tiền lương của nhân viên phục vụ hoạt động kinh doanh lưu trú, bộ phận nhà hàng.Toàn bộ chi phí tiền lương của công nhân viên trực tiếp hay gián tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh lưu trú, hàng ăn đều tập hợp vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.

Hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Tây Hồ cũng mang những đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn, vì thế nên khách sạn Tây Hồ đã tiến hành tập hợp chi phí cho toàn bộ hoạt động kinh doanh lưu trú. Hoạt động chế biến lại chỉ do một bộ phận bếp đảm nhiệm nên khách sạn xác định đối tượng tập hợp chi phí chế biến là toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng ăn. Khi có các chi phí chế biến phát sinh trong quý (kỳ kế toán), kế toán sẽ tập hợp tất cả cho toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng ăn trong khách sạn để phục vụ công tác tính giá thành hàng tự chế hoàn thành.

Bộ phận kế toán chi phí, giá thành sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc, các bảng kê chứng từ để tập hợp vào bên Nợ tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”; tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” và tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” của hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn theo khoản mục chi phí.

Nội dung kế toán tập hợp chi phí hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn tại khách sạn Tây Hồ

Nội dung kế toán tập hợp chi phí hoạt động kinh doanh dịch vụ khách. Hàng tháng, căn cứ vào tình hình thực tế khách đặt phòng và báo ăn do lễ tân cung cấp, căn cứ vào khách đặt hội thảo hội nghị tại nhà hàng, kế toán lập kế hoạch dự trù nguồn nguyên liệu cho việc chế biến món ăn để mua thực phẩm nhập kho. Đồng thời, căn cứ vào nhu cầu thực đơn của khách do nhà bếp lập, kế toán xuất NVL để nhà bếp chế biến món ăn.

Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toỏn mở sổ theo dừi chi tiết tỡnh hỡnh nhập, xuất của từng loại NVL, và từ đó lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu (Bảng 01). Đến cuối quý lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu cho cả quý (Bảng 02).

Bảng tổng hợp Nguyên vật liệu xuất dùng
Bảng tổng hợp Nguyên vật liệu xuất dùng

Sổ cái

Thực trạng tổ chức tính giá thành hoạt động kinh doanh tại khách sạn Tây Hồ

Tại khách sạn Tây Hồ, đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí hoạt động kinh doanh là giống nhau: đều là toàn bộ quy trình công nghệ của hoạt động này. Hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn có quy trình công nghệ giản đơn, liên tục, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, không có sản phẩm nhập kho, không có sản phẩm tồn kho nên không có sản phẩm làm dở. Phương pháp tính giá thành hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn tại khách sạn Tây Hồ.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn có quy trình công nghệ giản đơn nên tại khách sạn Tây Hồ, phương pháp tính giá thành được sử dụng là phương pháp tính giá thành giản đơn. Vì hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn không có sản phẩm làm dở nên từ công thức: Z = Dđk + C -Dck , Ta có thể thấy rằng giá thành của hoạt động kinh doanh khách sạn là toàn bộ chi phí kinh doanh tập hợp được trong kỳ. Do vậy, phương pháp tính giá thành sản phẩm tại khách sạn còn được gọi là phương pháp cộng chi phí.

Tổng giá thành Tổng chi phí thực tế hoạt động kinh doanh phát sinh trong quý dịch vụ khách sạn = của hoạt động. Tất cả các chi phí liên quan đến HĐKD phát sinh được tập hợp bên Nợ TK 154, kế toán xác định các khoản giảm trừ chi phí vào bên Có TK 154, sau đó kết chuyển sang TK 632 – Giá vốn hàng bán để xác định tổng giá thành. Căn cứ vào chi phí hoạt động kinh doanh đã tập hợp trong Bảng chi phí theo khoản mục, kế toán tiến hành lập Bảng tính giá thành, tổng giá thành hoạt động kinh doanh là: 3.478.524.000 (đồng).