MỤC LỤC
Bảo hành công trình là điều kiện bắt buộc, được xác lập trên cơ sở pháp luật và hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư công trình và các đơn vị nhận thầu thi công xây lắp, điều này nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích của Chủ đầu tư công trình, đồng thời xác lập các đơn vị thi công xây lắp phải có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng công trình xảy ra trong thời gian bảo hành. Tóm lại, qua nghiên cứu đặc thù riêng về hoạt động của DNXL, ta thấy các DNXL gặp nhiều rủi ro hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác như do thời gian xây dựng lâu dài, khối lượng vốn lớn thường gây ra trạng thái ứ đọng vốn, hoặc phát sinh thêm những chi phí bất thường, hay hoàn thành công trình xong chưa được nhà đầu tư thanh toán ngay… Vì vậy, các DNXL khó tiếp cận nguồn tài trợ của Ngân.
Để tìm kiếm các Nhà thầu có năng lực và hạn chế những rủi ro khi Nhà thầu vi phạm các điều khoản tham gia dự thầu như: trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng, không kê khai đúng các yêu cầu của chủ thầu…,chủ đầu từ thường yêu cầu các bên dự thầu phải ký quỹ (đặt cọc) dự thầu. Trong thời gian vừa qua, các dự án trong các lĩnh vực giao thông, nhà ở, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, bến cảng, sân bay… được triển khai rộng khắp từ trung ương đến địa phương, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn.
Xét trên giác độ nền kinh tế, chất lượng bảo lãnh được đánh giá qua các nội dung cơ bản sau: Mức độ đáp ứng yêu cầu chung về hoạt động bảo lãnh, mức độ đóng góp và sự cải thiện tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân; khả năng chấp hành tốt các quy định về an toàn trong hoạt động; khả năng góp phần thực hiện các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, góp phần phát triển các thành phần kinh tế trong nước, đa dạng hoá ngành nghề nhằm thu hút nguồn lực nhàn rỗi, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển cân đối giữa các vùng miền. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tiếp nhận và xử lý yêu cầu bảo lãnh, trình độ quản lý và phân cấp quản lý, thông tin giữa Hội sở chính và các Chi nhánh, mức độ hoàn thiện của hệ thống bảng biểu thống kê, mức độ tín nhiệm của Ngân hàng trên thị trường, hệ thống các văn bản và cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Ngân hàng cũng là các tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của bảo lãnh.
Nguồn vốn từ dân cư giảm trước hết là do sự gia tăng trong huy động vốn dân cư của các NHTM Cổ phần và sự điều hành công tác huy động vốn của Hội sở chính áp dụng nhiều biện pháp giảm lãi suất để khắc phục tình trạng dư thừa vốn khả dụng trong 9 tháng đầu năm 2007. Ngoài sản phẩm tiết kiệm truyền thống, Chi nhánh đã triển khai thêm các loại sản phẩm huy động vốn mới có hàm lượng công nghệ cao và mang nhiều tiện ích cho khách hàng như: sản phẩm tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá…Do vậy, Chi nhánh đã duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm, tuy nhiên chưa ổn định, còn mang tính chất phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất của đơn vị, một số điểm huy động vốn dân cư vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa và thị phần huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội chưa tương xứng theo yêu cầu phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Cụ thể, một số khái niệm về bảo lãnh ở quyết định 26 được đưa ra tổng quát hơn, thay đổi tên bảo lãnh hoàn thanh toán thành bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, giảm số dư bảo lãnh của khách hàng tại Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài không vượt quá từ 25% xuống 15% vốn tự có, bổ sung thêm phần chấp nhận bảo lãnh đối ứng… Sự ra đời của Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN một lần nữa thể hiện quyết tâm của NHNN đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về bảo lãnh, đảm bảo nâng cao tính chủ động trong kinh doanh của các TCTD, thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ bảo lãnh giữa doanh nghiệp và các TCTD, đồng thời, góp. Nếu khách hàng không thực hiện được phải xử lý theo một trong các trường hợp sau: trích tiền ký quỹ của bảo lãnh thanh toán trả cho bên thụ hưởng (nếu có), cho khách hàng vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư để trả thay (nếu khách hàng được Chính phủ chỉ đạo cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư để hỗ trợ trả nợ), cho khach hàng vay tạm thời chờ thanh toán để trả nợ thay (nếu khỏch hàng bị chậm thanh toỏn và cú nguồn trả nợ rừ ràng), cho khỏch hàng vay bắt buộc để trả nợ thay theo quy định hiện hành. Trong những năm qua, chất lượng bảo lãnh đối với DNXL tại Ngân hàng luôn được đánh giá cao, đạt được sự tin cậy của khách hàng, trong nhiều trường hợp được các Chủ đầu tư tin tưởng yêu cầu các Nhà thầu phải có bảo lãnh của Ngân hàng.Hoạt động bảo lãnh đối với các DNXL tại NHĐT & PT HN không ngừng tăng trưởng với tốc độ ổn định, hợp lý, phù hợp với mục tiêu đề ra, tạo được một hình ảnh đẹp cho NHĐT & PT HN nói riêng và toàn bộ hệ thống NHĐT & PT nói chung.
- Với vị trí là một trong những Chi nhánh lớn của hệ thống BIDV, mục tiêu ưu tiên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là phát huy những thành tựu đổi mới trong những năm qua, tận dụng thời cơ mới, thuận lợi mới và khắc phục mọi khó khăn trở ngại, thực hiện các giải pháp có hiệu quả để tiếp tục giữ vững danh hiệu Chi nhánh có tỷ trọng về nguồn vốn huy động, tín dụng, dịch vụ và lợi nhuận cao trong hệ thống BIDV. - Tiếp tục phát triển các loại hình bảo lãnh chủ yếu cho DNXL như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng công trình, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, đồng thời mở rộng các loại hình bảo lãnh mới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như của thị trường, tránh tình trạng khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng nhưng lại đề nghị Ngân hàng khác phát hành bảo lãnh.
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình bảo lãnh sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng của bảo lãnh, tránh các hiện tượng lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý để có các hành vi chiếm đoạt, lừa đảo, tạo điều kiện thực hiện chuyên môn hoá lao động, xây dựng tác phong làm việc khoa học, nền nếp, tôn trọng các quy trình nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ bảo lãnh và các cán bộ khác có liên quan. Thực tế hoạt động đấu thầu, thi công và thanh quyết toán trong thời gian gần đây cho thấy, nhiều công trình các đơn vị thi công nhận thầu với giá dưới giá thành, khó có khả năng đảm bảo cân đối tài chính và chất lượng thi công; nhiều công trình vẫn được triển khai thi công trong khi chưa xác định được nguồn vốn và kế hoạch bố trí vốn từng năm đã dẫn đến việc kéo dài thời gian thanh quyết toán.
- Các giải pháp của Nhà nước cần tạo điều kiện cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước như giảm thuế lợi tức trong các năm đầu mới thực hiện cổ phần hoá, miễn lệ phí trước bạ cho các doanh nghiệp có tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài công chúng cao, ưu tiên tín dụng cho các doanh nghiệp cổ phần, đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán, tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường tài chính. - Trong luật doanh nghiệp quy định về việc thành lập DNXL ngoài vốn điều lệ cần cho thêm những chỉ tiêu về giá trị TSCĐ của DNXL để tránh việc thành lập những DNXL ma hoặc những doanh nghiệp chuyên đấu thầu sử dụng quan hệ để trúng thầu và bán gói thầu cho một doanh nghiệp khác thi công, làm giảm chi phí thực tế cho công trình, ảnh hưởng tới chất lượng công trình.