MỤC LỤC
Có phải các công ty chi trả cổ tức có mức độ bất cân xứng thông tin và lợi ích nội bộ thấp hơn các công ty không trả cổ tức?. Nếu dòng tiền tự do, sự giám sát của các nhà đầu tư tổ chức, hoặc các cơ chế truyền tín hiệu là động lực quan trọng sau chính sách cổ tức, thì chúng ta có thể tìm thấy mối quan hệ như thế. Chúng ta đã chỉ ra ở trên mức cổ tức là vấn đề đối với lợi ích nội bộ và bất cân xứng thông tin, ít nhất có liên quan đến mua của nội bộ.
Trong phần này chúng ta kiểm tra xem quyết định chi trả cổ tức có phải vấn đề đối với bất cân xứng thông tin. DIi bằng 0 nếu các công ty không trả cổ tức trong năm (05) năm tài chính trước và 1 nếu công ty trả cổ tức trong thời gian đó. Điều này cho thấy lợi ích nội bộ hàng tháng sau giao dịch mua liên quan nghịch biến với việc công ty trả cổ tức.
Tuy nhiên, khi chúng ta thêm thiết lập thứ hai của các biến kiểm soát trong bảng 3, các hệ số của biến số cổ tức trở nên không đáng kể. Điều này có nghĩa là trả cổ tức thấp không làm giảm tính bất cân xứng thông tin, phù hợp với cả lí thuyết dòng tiền tự do và lý thuyết giám sát của các nhà đầu tư tổ chức.
Đối với bán của nội bộ, các hệ số trong cả ba hồi quy là không đáng kể. Như vậy, mức cổ tức chứ không phải quyết định chi trả cổ tức là yếu tố quan trọng đối với lợi ích nội bộ. Nói cách khác, nó cho thấy rằng sự khác biệt đáng kể đối với mua của nội bộ là giữa cổ tức khá cao và thấp.
Các kết quả của kiểm định Hausman (1978) không bác bỏ giả thuyết “không nội sinh”. Quan trọng hơn, các kiểm định t cho mẫu chỉ gồm các công ty chi trả cổ tức là 0,70 (-0,79) (Lưu ý rằng chúng ta chỉ thêm một biến bổ sung, cho phép chúng ta kiểm tra ý nghĩa với một kiểm định t hơn là kiểm định F khi sử dụng kiểm định Hausman (1978) đối với biến nội sinh. Điều này quan trọng bởi vì chúng ta đang sử dụng các thủ tục Fama-Macbeth để kiểm tra ý nghĩa của các ước lượng hệ số). Đối với các phương trình sử dụng các biến số cổ tức, chúng ta sử dụng chiến lược hai giai đoạn Heckman (1979) để kiểm định biến nội sinh.
Trong đó: Di* là một biến tiềm ẩn không quan sát được xác định quyết định chi trả cổ tức của nhà quản quản lý, Di là biến chỉ số cổ tức có thể quan sát, và vi là sai số. Giai đoạn thứ hai bao gồm việc sử dụng tỷ lệ nghịch đảo Mills để lựa chọn và không lựa chọn việc hình thành một biến độc lập quy bổ sung cho phương trình (3c), với BM và EV bị loại trừ theo như nhận định phía trước. Các kết quả cho các kiểm định (1979) Heckman không bác bỏ giả thuyết H0 là “không nội.
Kiểm định “lý thuyết thể chế giám sát” dựa trên dữ liệu về quyền sở hữu tổ chức.
Chúng tôi phân tích SPIi như một biến kiểm soát bởi vì nghiên cứu trước đó đã cho thấy nếu cổ phiếu thuộc S&P 500 là đó sẽ là một yếu tố quyết định đến quyền sở hữu của nhà đầu tư tổ chức. Nó có ý nghĩa rằng nhà đầu tư tổ chức nếu muốn chi phối chỉ số của thị trường hoặc muốn nắm giữ những cổ phiếu lớn trong danh mục đầu tư của họ thì phải giữ những chứng khoán này. Chúng tôi cũng xem xét BMi và ln(MVi) bởi vì Gompers và Metrick (1998) cho thấy rằng những nhà đầu tư tổ chức lớn thích các cổ phiếu của công ty lớn có giá trị doanh nghiệp lớn.
Trong trường hợp này hệ số về mức cổ tức (DY) mang tính tích cực điều này phù hợp với “lý thuyết giám sát của các nhà đầu tư tổ chức” là cổ tức cao hơn cho thấy quyền sở hữu cao hơn. Kết quả này rừ ràng là khụng phự hợp với lý thuyết giỏm sỏt của cỏc nhà đầu tư tổ chức. Như vậy, nếu như các kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy vấn đề chi trả cổ tức đối với các lợi ích giao dịch nội bộ là phù hợp với cả "lý thuyết dòng tiền tự do" và " lý thuyết giám sát của các nhà đầu tư tổ chức" thì qua nghiên cứu này, bằng quá trình loại trừ, các bằng chứng thực nghiệm cho rằng “lý thuyết dòng tiền tự do” mang tính quan trọng và quyết định hơn.
Để thực hiện việc so sánh này, chúng ta tính toán lợi nhuận trung bình nội bộ, hoặc vượt quá thu nhập tương đối so với chỉ số giá trị CRSP, đối với công ty i cho giao dịch diễn ra từ ngày -182 đến ngày -1 và so sánh điều này với những lợi ích nội bộ trung bình cho các giao dịch diễn ra từ ngày 1 đến ngày 182. Có vẻ như không có bằng chứng nào cho thấy rằng các bất cân xứng thông tin sẽ thấp hơn sau sự thay đổi của chính sách cổ tức. Đối với các giao dịch mua nội bộ, lợi nhuận nội bộ có xu hướng thấp hơn sau khi thay đổi cổ tức, tức sự thông tin bất cân xứng thấp hơn.
Đối với giao dịch bán nội bộ, kết quả ngược lại, nó cho thấy bất cân xứng thông tin cao hơn.Tuy nhiên, những kết quả này cũng không quan trọng.