MỤC LỤC
Đề tài gúp phần làm rừ lý luận về kỹ năng DHHTN trong quỏ trỡnh tổ chức dạy học ở trường THPT, từ đó xây dựng quy trình, kỹ thuật và thao tác vận dụng kỹ năng DHHTN cho giáo viên GDCD ở trường THPT. Thông qua khảo sát thực trạng đổi mới PPDH và kỹ năng DHHTN của GV GDCD ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, phát hiện những ưu điểm và những vấn đề tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng DHHTN cho GV.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ GV dạy học môn GDCD nói chung và GV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc cung cấp những tri thức mới (nội dung dạy học là rất cần thiết), nhưng việc tổ chức dạy học sau đó (phương pháp và kỹ năng) để con người khai thác và thể hiện thông tin, từ trí tuệ mình đến hành vi sáng tạo của cá nhân là việc không kém phần quan trọng đó chính là việc tổ chức dạy học. Do đó, để DHHT thành công, trong quá trình tổ chức dạy học, GV cần đảm bảo các yêu cầu sau: xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập bắt buộc HS phải tư duy; tạo ra môi trường hoạt động gần gủi, tin tưởng lẫn nhau, đoàn kết các thành viên trong nhóm; đảm bảo cho các thành viên trong nhóm đều phải làm việc; khuyến khích tính năng động, sáng tạo và tạo ra hứng thú cho người học; rèn luyện cho người học cách nhận xét, đánh giá và tiếp thu ý kiến của người khác nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình dạy học.
Môn GDCD ở trường THPT có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của HS thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức - nhân văn, giúp các em biết được những chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại để. Chính vì thế, để cho sự phát triển trí nhớ được thực hiện có mục đích, mang lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội tri thức mới, điều quan trọng là người GV phải biết nghiên cứu, tìm hiểu về các đặc điểm trí nhớ của HS, tìm ra những thiếu sót phổ biến trong sự phát triển của nó ở các nhóm HS khác nhau, để từ đó tiến hành tổ chức DH theo hình thức HTN có hiệu quả.
Nhìn chung, đội ngũ GV GDCD các trường THPT trong tỉnh còn khá trẻ, độ tuổi từ 25 đến 35 chiếm số đông (84,6%), họ còn thời gian cống hiến nhiều, có kinh nghiệm trong thực tiễn cần phải được bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nhằm phát huy tốt năng lực của mỗi người; Số GV GDCD có độ tuổi trên 50 chiểm số ít (4,6%), họ là những người đã trải nghiệm trong cuộc sống và công tác, có nhiều kinh nghiệm nhưng do tuổi cao nên sự nhanh nhẹn, tính năng động có hạn chế nhất định. Nhìn vào kết quả đánh giá của HS về tầm quan trọng và đặc trưng của phương pháp DHHTN cũng như việc vận dụng các PPDH khác trong dạy học môn GDCD, ta thấy đa số GV khi lên lớp vẫn có thói quen dạy theo phương pháp truyền thống, còn HS thì có thói quen học theo phương pháp cũ, vì thế môn học đạt hiệu quả chưa cao, cùng với khó khăn trên thì đa số HS vẫn ý thức được rằng học tập và dạy học bằng phương pháp HTN là rất cần thiết, vì học tập bằng phương pháp HTN sẽ phát huy được vai trò tích cực, tính chủ động, sáng tạo để lĩnh hội và chiếm lĩnh tri thức của người học, đồng thời phương pháp này còn rèn luyện cho HS một khả năng hoạt động tập thể khi có nhiệm vụ chung đặt ra.
Trong hoạt động chuyên môn, Sở GD và ĐT Quảng Bình đã chỉ đạo cho các trường có những chủ trương, biện pháp khuyến khích, động viên đội ngũ GV trực tiếp đứng lớp thực hiện soạn giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình giảng dạy, chủ trương đó được đông đảo GV nói chung và GV bộ môn GDCD nói riêng ở tất cả các trường THPT hưởng ứng một cách tích cực. Số lượng HS của mỗi lớp chiếm sĩ số khá đông nên việc tiến hành HTN gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân nhóm sao cho đồng đều về trình độ, làm thế nào để HS lần lượt được phát biểu ý kiến của mình, tham gia xây dựng bài trong quá trình hợp tác, khi mà thói quen học tập theo phương pháp truyền thống đã làm cho họ trở thành những con người chỉ biết tiếp thu kiến thức một cách thụ động, trông chờ vào những kiến thức mà thầy sẽ truyền đạt.
Nếu quan niệm dạy học là một nghệ thuật, thì đó là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em HS tính ham hiểu biết, giúp cho các em biết suy nghĩ và hành động tích cực mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc khi thoải mái. Để tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hình thức hợp tác nhóm, đòi hỏi Hiệu trưởng các trường THPT cần xõy dựng một kế hoạch giỏo dục chớnh trị tư tưởng, xỏc định rừ tầm quan trọng của công việc này trong chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo để tạo sự đồng thuận, nhất trí từ các tổ chuyên môn nhằm tạo sự chung tay, góp sức của toàn thể đội ngũ GV trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
Chính điều này đã dẫn đến những hạn chế như: không biết sử dụng PTDH, việc sử dụng phương tiện còn mang tính hình thức, sử dụng PTDH không đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ sư phạm, lạm dụng hoặc ỷ lại vào các PTDH, đồng nhất việc sử dụng PTDH với đổi mới PPDH, khai thác PTDH chưa có hiệu quả…Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới PPDH GDCD cũng như chất lượng của môn GDCD ở trường THPT. Qua dự giờ của một số GV GDCD khi tổ chức DHHTN cho thấy giữa lý thuyết và thực hành về thành lập nhóm còn nhiều bất cập, GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm nhưng chưa biết cách thức hình thành nhóm, GV đã tiến hành phân công nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm làm việc nhưng thực chất là cho HS tự nghiên cứu, tự học vì GV không hề thành lập nhóm, HS vị trí nào ngồi nguyên vị trí đó, không có sự hỗ trợ, tương tác lẫn nhau.
GV phải biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, vì đây là công cụ góp phần hỗ trợ đắc lực cho công việc dạy học của mình, đồng thời cũng phải thay đổi cách đánh giá chất lượng học tập của HS, đánh giá không phải việc đưa ra các tiêu chuẩn như: cách lấy điểm thông qua hoạt động tích cực của cá nhân trong quá trình hoạt động học tập theo nhóm, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm, vấn đáp thay vì chỉ kiểm tra nhận thức theo hình thức tự luận như hiện nay. Ở trường THPT, môn GDCD thường được ghép và tổ Sử - Địa – GDCD, chính vì thế, tổ chuyên môn cần thực hiện tốt vai trò của mình trong việc rèn luyện, thực hành kỹ năng DHHTN ở tổ chuyên môn, phải đưa nội dung DHHTN trở thành chuyên đề sinh hoạt thường xuyên trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và các buổi sinh hoạt chuyên đề.
Như vậy, để vận dụng phương pháp DHHTN trong dạy môn GDCD có hiệu quả, yêu cầu phải đảm bảo các cơ sở vật chất và các phương tiện để phục vụ cho việc dạy học, tập trung củng cố nâng cấp thư viện, tăng số lượng đầu sách nhằm tạo điều kiện cho HS có đủ tài liệu học tập và tham khảo; phải đầu tư mới và nhiều hơn nữa các trang thiết bị, các phương tiện dạy học hiện đại như: máy chiếu, máy vi tính phục vụ cho quá trình dạy học để mang lại hiệu quả cao khi thực hiện bằng phương pháp DHHTN trong dạy học cá môn học nói chung và đối với môn GDCD nói riêng. Việc tổ chức, quản lý lớp học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học; tiến hành và quản lý các hoạt động cũng như việc đánh giá kết quả học tập của HS; thu hút HS tham gia vào quá trình học tập và tự giác thực hiện các nhiệm vụ, tạo cơ hội làm cho bài học trở nên thú vị với HS; GV cần tạo ra một môi trường tự nhiên, tâm lí – xã hội thuận lợi cho HS, làm cho HS làm việc thoải mái, tích cực và hiệu quả ở trong lớp.
Nguyễn Thái Sơn – Hoàng Thanh Hiến, Vấn đề Dạy – Học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông hiện nay, thực trạng và giải pháp; Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Giáo dục công dân trong giai đoạn hiện nay – Trường Đại học Vinh, tháng 11/2011. Hoàng Thanh Hiến, Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh Trung học phổ thông qua dạy học hợp tác nhóm trong môn Giáo dục công dân, TCGD- Số đặc biệt 4/2012.