Bộ ba bất khả thi trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

MỤC LỤC

KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ

LIÊN HỆ VIỆT NAM

    Sau các cuộc khủng hoảng này thì các quốc gia thị trường mới nổi mới bắt đầu theo đuổi mẫu hình bộ ba bất khả thi với tỷ giá linh hoạt có quản lý, duy trì độc lập tiền tệ và tăng cường hội nhập về tài chính. Do đó, họ phải đối mặt với áp lực của việc nâng giá đồng tiền, và biện pháp giải quyết chính là gia tăng nắm giữ dự trữ ngoại hối và kèm theo đó là chính sách can thiệp vô hiệu hóa – điển hình là Trung Quốc, từ 2005 đã đẩy mạnh thực hiện chính sách trên. Dựa vào kết quả đo lường chỉ số hội nhập tài chính KAOPEN của Aizenman, Chinn, Ito (2008) cho thấy mở cửa và hội nhập tài chính là một xu hướng không thể tránh khỏi đối với các quốc gia đang phát triển.

    Dòng vốn này đã góp phần làm thỏa mãn cơn khát vốn cho các dự án đầu tư, hỗ trợ thương mại dài hạn và kích thích thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ…từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này. Hồi tháng 9, báo chí trong nước dẫn nguồn bản tin nghiên cứu thị trường của ngân hàng BIDV cho biết, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã đạt mốc 22-23 tỷ USD, tương ứng khoảng 11,5 tuần nhập khẩu - cao hơn cả con số cập nhật của ADB công bố. Hầu hết các quốc gia duy trì và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm phục vụ các mục tiêu cơ bản như thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá, duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.

    Dự trữ ngoại hối giúp duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ, thể hiện khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia, góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Nếu so khuyến nghị của IMF, dự trữ ngoại hối của một quốc gia nên tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu, thì mức đạt được hiện tại của Việt Nam còn thấp, song so dữ liệu quá khứ thì tình hình đã được cải thiện một cách nhanh chóng và đáng kể trong vòng hơn 1 năm trở lại đây. Sang năm 2012, mặc dù khởi đầu với một sự gia tăng đáng kể trong luồng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, tuy nhiên, sự gia tăng không bền vững với sự lên xuống thất thường.

    Như vậy, dòng FDI vào Việt Nam có xu hướng chậm lại so với thời gian trước, và có vẻ như dòng vốn đang tìm đến các điểm dừng chân khác trong khu vực, nơi mà có ít rủi ro và hấp dẫn hơn Việt Nam. Như vậy, với dòng vốn vào nhiều cộng với tung tiền ra để giữ tiền đồng không tăng giá đã làm chính sách tiền tệ không độc lập khi phải thực hiện các biện pháp bị động để kiềm chế lạm phát. Giữ được chính sách tiền tệ độc lập với chính sách tài khóa và cho phép dòng vốn ra vào nhưng những nhà điều hành đã không thể duy trì được giá tiền đồng cố định.Lại một lần nữa bộ ba bất khả thi xuất hiện.

    Hình 3.3: Tăng trưởng dự trữ ngoại hối Việt Nam từ 2005-2012
    Hình 3.3: Tăng trưởng dự trữ ngoại hối Việt Nam từ 2005-2012

    GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM – GểC NHèN TỪ BỘ BA BẤT KHẢ THI

    Với lập luận hệ thống tài chính chúng ta còn yếu kém so với khu vực và các quốc gia phát triển, chúng ta không nên đưa ra lộ trình tự do hóa tài chính hoàn toàn, vì hướng đi đú sẽ đẩy Việt Nam vào khủng hoảng trầm trọng. Thứ hai, chúng ta cần quan tâm đến mức độ linh hoạt của các chính sách kinh tế đối nội.Nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng.Đó. Theo phân tích trên, chế độ tỷ giá phù hợp cho Việt nam chính là chế độ mà Việt Nam đang áp dụng.Bằng cách đối chiếu với định nghĩa của IMF, tác giả khẳng định rằng chính sách tỷ giá của Việt Nam là tỷ giá cố định có điều chỉnh chứ không phải thả nổi có quản lý như công bố.Sau khi điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với cung cầu thị trường, áp lực phá giá đồng nội tệ đã giảm đi.Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, Việt Nam có thể phải tiếp tục phá giá ở một mức vừa phải để cân bằng lại dự trữ ngoại hối sau đà sụt giảm nghiêm trọng năm 2010.Nhâp siêu vẫn là vấn đề nền kinh tế cần giải quyết trong khi xuất khẩu Việt Nam chưa tìm lại được vị thế sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008.

    Với chính sách tỷ giá và chính sách kiểm soát vốn như trên, chính sách tiền tệ được định hướng là tương đối độc lập.Chính sách lãi suất là một công cụ chủ lực của chính sách tiền tệ, vì vậy, mục tiêu theo đuổi của chính sách lãi. Điều hành chính sách tiền tệ phải từng bước, nhưng cần nhất quán và phù hợp với tốc độ điều chỉnh của thị trường tài chính, vì vậy tác giả tin tưởng rằng mức độ thắt chặt bằng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong năm 2012 và có thể duy trì trong một số năm tiếp theo là hợp lý để tạo lập kỳ vọng ổn định về lạm phát của thị trường. Ba là, điều hành chính sách tiền tệ phải phối hợp nhịp nhàng với tính kiên định trong chính sách tỷ giá.NHNN phải thực hiện kiểm soát ngoại hối chặt chẽ.Việc này là quan trọng giúp cho quá trình điều hành chính sách tỷ giá được chủ động, minh bạch và có cơ sở để điều hành chính sách tỷ giá nhịp nhàng.

    Lãi suất tiền đồng lên cao khiến doanh nghiệp phải đi “đường vòng” bằng cách vay ngoại tệ với lãi suất thấp hơn rồi đổi ra tiền đồng để đưa vào sản xuất.Điều này đã góp phần tạo áp lực lên thị trường ngoại hối cuối năm.Sự không thống nhất về vai trò điều hành cũng ảnh hưởng tới tình hình lãi suất. Chính phủ cần kiểm soát chặt tình trạng đầu cơ thái quá trong nền kinh tế (như sử dụng các công cụ đòn bẩy tài chính quá mức trên TTCK, tiền tệ; các loại kinh doanh quá mạo hiểm không cần thiết cho khu vực sản xuất vật chất,..). Vấn đề luôn được quan tâm trong lý thuyết kinh tế khi phân tích các tác động chính sách, đó là độ trễ thời gian tác động của thay đổi chính sách gắn với các yếu tố tiền tệ (lãi suất, cung tiền, tỷ giá..) tới các yếu tố vĩ mô như đầu tư, lạm phát.

    Bởi các quyết sách chỉ có hiệu quả cao nếu xác định được độ trễ này.Tuy nhiên, đây là một vấn đề không đơn giản, vì cùng một chính sách nhưng độ trễ tác động là rất khác nhau trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.Có rất nhiều sự thay đổi và không chắc chắn xung quanh độ trễ thời gian trên. Cụ thể, tác động chính sách sẽ phụ thuộc nhiều nhân tố khác nhau, như chu kỳ kinh doanh, lòng tin của người tiêu dùng và phản ứng của họ như thế nào đối với sự thay đổi chính sách, giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, các sự kiện trong nền kinh tế thế giới và kỳ vọng về lạm phát trong tương lai. Đối với các nền kinh tế thị trường chưa phát triển như Việt Nam, nhiều quan hệ kinh tế chưa thực sự mang tính thị trường thì việc vận dụng các nền tảng lý thuyết trên để hoạch định chính sách lãi suất cần có sự linh hoạt, bám sát mục tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như các diễn biến thực tế của thị trường.

    Các nhà điều hành chính sách phải cẩn trọng hơn trong phát biểu, và phải có quy định về những trường hợp được phép công bố thông tin dưới góc độ cá nhân hay dưới góc độ cơ quan quản lý.Vấn đề quản lý báo chí cũng cần quan tâm trong hoàn. Cần tạo kênh truyền dẫn để những nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn quản lý.Theo tác giả, với chính sách điều hành tình thế, ngắn hạn cơ quan quản lý có nhiều kinh nghiệm thực hiện.Tuy nhiên hướng phát triển lâu dài, và cái nhìn toàn cảnh về mặt trái của chính sách cần được giới học thuật chỉ ra và định hướng.