MỤC LỤC
• Cắt tiết:Sau khi cá được cân xong người công nhân đỗ cá lên bàn nghiêng, sau đó tay không thuận của người công nhân cầm phần đuôi cá, thuận của người công nhân cầm dao mũi nhọn và sắc đâm và rạch dưới hầu cá để máu chảy ra ngoài rồi đẩy cá xuống hồ rửa 1, ngâm khoảng 30phút thì vớt cá sang hồ số 2. Thao tác: Cá sau khi phân cỡ thì được đổ lên bàn,nhờ ánh sáng từ phía dưới rọi lên mà người công nhân sẽ quan sát cả 2 mặt của miếng cá để lựa ra nhưng miếng cá có vết bầm và kí sinh trùng.các miếng cá đạt yêu cầu thì cho vào rổ,còn những miếng cá không đạt yêu cầu thì cho vào rổ khác và được tiến hành lạng bỏ những phần bị bầm đỏ,sau đó thì sẽ được phân cỡ lại và chuyển sang công đọan tiếp theo. Thao tác: Cá sau khi xếp khuôn sẽ dược cho lên xe chuyển sang khu cấp đông tiến hành cho khay vào tủ cấp đông.trước khi cho các khay cá vào tủ thì phải tiến hành xả đá,làm vệ sinh tủ bằng vòi nước áp lực cao.Cho tủ chạy đến khi nhiệt độ tủ đạt -180C÷-200C,cho các khay cá lên tấm plack từ dưới lên trên.Khi cá đã đầy tủ thì điều khiển ben thủy lưc nhằm ép sát các tắm lắc lại.Lưu ý nên ép vừa phải.Đóng cửa tủ lại cho máy chạy,tính giờ,thời gian cấp đông từ T<3h.
Tách khuôn: Cá sau khi được cấp đông trong tủ đông tiếp xúc sẽ được chuyển sang khâu tách khuôn.Tại khâu này người công nhân sẽ lật úp khuụn xuống và gừ nhẹ vào thành bàn,từng miếng cỏ sẽ được tỏch ra khỏi khuôn.Sau đó chuyển cá sang khâu mạ băng. Mạ băng: Tại đây,người công nhân cho cá vào rổ cân khoảng 5kg mỗi rổ.Sau đó xếp cá đều ra 5 rổ,mỗi rỗ 4÷5 con không được xếp cá chồng lên nhau,đem 5 rổ cá đi nhúng qua thùng nước mạ băng có nhiệt dộ 1÷20C.Sao cho cá ngập trong nước rồi lập tức vớt ra,để ráo.Khi đó trên bề mặt cá se có 1 lớp nước đá bám lên. Bên ngòai thùng carton có in các thông tin cần thiết như sau: tên sản phẩm, kích cỡ, khối lượng tịnh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nước sản xuất, code quản lý, mã số lô hang, điều kiện bảo quản.
Nguyên tắc gom hàng: để giảm sự mất nước của sản phẩm,vì sự mất nước là do sự bốc hơi trên bề mặt sàn phẩm chính vì thế ta cần giảm diện tích bề mặt bằng cách gom các lô hang nhỏ nằm rải rác lại với nhau thành các cụm hàng lớn. Nguyên tắc an toàn: sản phẩm nhập vào phải được xếp ngay ngắn không được xếp cao quá mức quy định của kho thông thường xếp cách trần 30 cm, cách vách kho 20 cm,cách dàn lạnh 100 cm, các lô hang đặt gần dàn lạnh phải xếp thấp hơn dàn lạnh để gió lưu thông khắp kho.
Tại các tấm chắn, mỡ cá và các mảnh vụn được giữ lại, chúng được nổi lên mặt nước một thời gian sau công nhân đến vớt định kì đổ vào thùng chứa. Mục đích của song chắn rắc là loại bỏ hoàn toàn các mảnh vụn, da, đầu cá và một phần mỡ cá. Mục đích của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng nước thải (nước thải thải ra không định kì ) và điều hòa nồng độ chất ô nhiễm.
Đây là công trình xử lý sinh học dựa trên cơ sở vi khuẩn dính bám trên các chất lơ lửng, các vi khuẩn sẻ ăn các chất dinh dưỡng của nước thải (BOD5) tạo thành các bông cặn lớn và được đưa sang bể lắng. Để đáp ứng đầy đủ oxy cần thiết cho vi sinh sống và hoạt động, người ta cung cấp oxy bằng cách sục khí vào bể aroten. Trong một thời gian nước lưu ở bể aroten, được cho tự chảy qua bể lắng, các hạt bông cặn được tạo thành ở bể aroten sẽ được lắng xuống đáy bể lắng.
Một phần bùn hoạt tính sẽ tuần hoàn lại bể aroten nhằm cung cấp vi sinh cho quá trình xử lý sinh học, một phần bùn dư sẽ được đưa qua bể nén bùn nhằm phân hủy bùn. Bùn sau khi phân hủy sẽ được đưa ra sân phơi bùn, nước từ bể nén bùn sẽ được dẫn trở lại bể điều hòa.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thay đổi theo định mức sử dụng nước và có khuynh hướng giảm dần ở những chu kỳ rửa sau cùng. Nguoàn: Kết quả phân tích của Công Ty TNHH dịch vụ kỹ thuật Thuần Công.
Nước qua song chắn rác được đưa qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng nước thải cho các công đoạn xử lý tiếp theo. Nước từ bể điều hòa được hai bơm chìm bơm qua bể tuyển nổi để tuyền nổi mở bên trong nước thải. Nước sau khi tuyển nổi được đưa sang bể chứa trung gian nhăm điều hòa lưu lượng cho hai bơn trụng ngang bơm đẩy nước vào bể UASB.
Nước sau khi qua công trình này tiếp tục được xử lý hiếu khí tại aerotank, rồi chảy tràn qua bể lắng đợt 2. Bùn thu được từ bể lắng đợt 2 là bùn hoạt tính, một phần được bơm tuần hoàn lại bể aerotank, phần còn lại được bơm qua bể chưa bùn tiếp tục xử lý. Nước được khử trùng bằng Clo, đạt QC-14 cột B trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bùn thải ra ở bể lắng 1, bể UASB, bể lắng 2 sẽ được bơm qua bể nén bùn để tách ẩm, giúp giảm tải lượng đáng kể. Lượng bùn sau đó được đưa qua máy ép bùn để có thể tách nước tới mức tối đa, lượng bùn sau khi ép có thể sử dụng bón cho cây trồng hoặc đem chôn lấp. Nước ép thu từ bể nén bùn, máy ép bùn được tuần hoàn lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Thường được sử dụng, do nó phù hợp với điều kiện khí hậu ở các nước nhiệt đới. Phù hợp cho các loại nước thải có hàm lượng COD từ thấp đến cao. Những năm gần đây UASB được ứng dụng rộng rãi hơn các công nghệ khác do nguyên lý quá trình được xem là thuận tiện và đơn giản nhất, những hạn chế trong quá trình vận hành UASB có thể dễ dàng khắc phục bằng các phương pháp xử lý sơ bộ.
Trong một số trường hợp cần xử lý thứ cấp để giảm sự sinh mùi. Xử lý sơ bộ tốt sẽ đảm bảo được môi trường sinh trưởng thuận lợi cho vi sinh vật kỵ khí. Nếu cấy vi khuẩn tạo acid và vi khuẩn tạo methane trước (phân trâu bò tươi) với nồng độ thích hợp và vận hành với chế độ thủy lực ≤1/2 công suất thiết kế thì thời gian khởi động có thể rút ngắn xuống từ 2-3 tuần.