Vai trò của dịch vụ thương mại và du lịch đối với phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn

MỤC LỤC

Dịch vụ thương mại

Theo đó, dịch vụ kinh tế đối ngoại được hiểu là "những hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động ngoại thương, hợp tác sản xuất, hợp tác khoa học kỹ thuật với nước ngoài, đầu tư, tín dụng quốc tế và hoạt động hỗ trợ phục vụ khách hàng trong các lĩnh vực nói trên" [44, tr.671]. Theo tác giả, xuất phát từ thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam thì tác giả cho rằng cần phải hiểu khái niệm dịch vụ thương mại theo nghĩa rộng, nó bao gồm không chỉ những dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán hàng hoá và hành vi thương mại của thương nhân, mà còn bao trùm cả các hoạt động dịch vụ có tính thương mại như: cung ứng dịch vụ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, thông tin viễn thông, môi giới tư vấn, các vấn đề thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ du lịch

Tại điều 4,chương 1, Luật du lịch Việt Nam khái niệm dịch vụ du lịch được hiểu như sau: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [25, tr.2]. Trên cơ sở những khái niệm chung về dịch vụ, có thể hiểu dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch, khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đồng thời mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ.

Vai trò của dịch vụ thương mại và du lịch đối với nền kinh tế 1. Vai trò của dịch vụ thương mại trong nền kinh tế

Như vậy, thông qua hoạt động mua bán trên thị trường, dịch vụ thương mại góp phần làm cho sản xuất hàng hoá phát triển, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy phân công lao động xã hội, hình thành các vùng, các trung tâm sản xuất kinh doanh dịch vụ. Việc phát triển dịch vụ du lịch sẽ tạo nguồn thu ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn.

Tính tất yếu khách quan phát triển dịch vụ thương mại và du lịch đối với nền kinh tế nói chung và Lạng sơn nói riêng

Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế ở nước ta từ nay đến năm 2010 được nêu trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng(tháng 1/2001) là: Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ như thương mại, các loại hình vận tải, bưu chính viễn thông, phổ cập Internet, du lịch, tài chính ngân. Từ thực tế có thể thấy hiện nay kinh tế dịch vụ được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều ưu điểm có khả năng thu hút một lượng lớn lao động xã hội, nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp một phần lớn vào ngân sách Nhà nước.

Bảng 1.1: Cơ cấu GDP của tỉnh thời kỳ 2000-2005 [6, tr.7]
Bảng 1.1: Cơ cấu GDP của tỉnh thời kỳ 2000-2005 [6, tr.7]

Kinh nghiệm của Lào Cai

Phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế về cảnh quan, môi trường, các di tích lịch sử- văn hoá, đặc biệt chú trọng phát triển du lịch văn hoá gắn với phong tục tập quán, lễ hội dân tộc, bảo đảm phát triển bền vững. - Tập trung đầu tư vào các công trình: xây dựng cơ sở hạ tầng cụm đô thị Lào Cai, Tập trung đầu tư phát triển khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai và khu thương mại Kim Thành đảm bảo cho yêu cầu phát triển kinh tế,thương mại và dịch vụ trước mắt và tương lai lâu dài.

Kinh nghiệm của Quảng Ninh

- Xác định nguồn lực là yếu tố quyết định của sự phát triển nên Tỉnh đã có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hợp lý, có chính sách khuyến khích thu hút các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế hàng đầu từ các ngành trung ương và các thành phố lớn về tham gia xây dựng Tỉnh. Đối với Việt Nam hiện nay, phát triển kinh tế dịch vụ nói chung trong đó có phát triển dịch vụ thương mại và du lịch đã trở nên cấp thiết không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá của mình mà quan trọng hơn là từ yêu cầu tạo ra tiền đề thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước góp phần cho tăng trưởng kinh tế nhanh.

Vị trí địa lý

Phát triển khu kinh tế đô thị và kinh tế cửa khẩu sẽ tạo tiền đề cho Lạng Sơn phát triển hợp tác song phương, biến vùng này thành vùng đệm cho sự hội nhập quốc tế, tận dụng các lợi thế của cả hai bên để phát triển. Do ưu thế về giao thông đường bộ và đường sắt, đồng thời là những tuyến đường ngắn nhất về thủ đô Hà Nội qua hệ thống đường xuyên Á, để từ đó có thể dễ dàng, nhanh chóng lưu chuyển hàng hoá, khách du lịch đi các vùng khác trong cả nước cũng như các nước ASEAN.

Khí hậu

Bên cạnh đó tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội- Đồng Đăng- Bắc Kinh (Trung Quốc) chạy qua địa phận Lạng Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn Tỉnh. Mặt khác, các tỉnh phía Tây, Tây Nam Trung Quốc cũng có nhu cầu vận chuyển hàng hoá, khách du lịch qua các vùng Đông Bắc để đi ra biển Đông và theo đường biển tới các nước thứ 3.

Về cảnh quan thiên nhiên

Về mùa hè khí hậu mát mẻ, hơn nữa Lạng Sơn có những vùng núi cao trên 1000 m so với mặt nước biển nên sẽ là những điểm an dưỡng nghỉ mát lý tưởng. Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới.

Tiềm năng về hoạt động thương mại

Chợ không chỉ thuần tuý là nơi trao đổi, mua bán các loại hàng hoá,mà còn là nơi tổ chức các trò chơi dân gian, nơi hẹn hò các cuộc hát giao duyên, với trang phục dân tộc độc đáo. Trong điều kiện hiện nay với vị thế đang hình thành của một trung tâm thương mại quan trọng của khu vực phía Bắc, truyền thống kinh doanh được phát huy đã tạo nên sự gắn kết hài hoà giữa tiềm năng du lịch và thương mại góp phần tô đậm nét văn hoá, chợ của Lạng Sơn.

Tập quán các dân tộc phong phú và văn hoá ẩm thực

Trước đây khi đền được xây dựng để thờ thần Giao Long(Thần sông) nhưng qua quá trình biến đổi của tự nhiên cũng như của xã hội, dưới tác động của các sự kiện lịch sử, đền đã thay việc thờ thần Giao Long bằng thờ quan Tuần Tranh, một vị tướng nhà Trần. Thú vị hơn, du khách có thể vừa ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vừa thưởng thức ly rượu Mẫu Sơn, loại rượu đặc sản mà chỉ thứ men có thành phần của một số loài thảo mộc trên núi Mẫu Sơn mới có và chỉ dùng nguồn nước chảy từ Núi Mẹ để chưng cất.

Về hoạt động dịch vụ thương mại 1. Hoạt động của thị trường nội địa

Sau khi thực hiện chính sách ưu đãi về phát triển kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 748/1997/QĐ - TTg(QĐ-TTg) ngày 11/9/1997 và Quyết định số 53/ 2001/QĐ -TTg ngày 11/ 9/ 2001 của Thủ tướng chính phủ, Lạng Sơn đã tích cực chủ động khai thác tiềm năng và thế mạnh của khu vực kinh tế cửa khẩu tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi và thực sự trở thành động lực quan trọng đẩy nhanh các hoạt động dịch vụ thương mại và du lịch của toàn quốc với thị trường Trung Quốc. Trung tâm xúc tiến thương mại - du lịch phối hợp với phòng thương mại công nghiệp Việt Nam tổ chức thành công khoá đào tạo nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; nhằm giúp các học viên tham gia nắm bắt được kỹ năng nghệ thuật lãnh đạo, các học thuyết và quan điểm lãnh đạo tiên tiến đang được ứng dụng trong kinh doanh hiện đại, các phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị doanh nghiệp thành công trên thế giới; giúp giải quyết được nhiều vướng mắc trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ xử lý trong hoạt động xuất nhập khẩu, các chiến lược marketing hướng tới thị trường xuất khẩu, đặc biệt là cách tạo dựng thương hiệu hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bảng 2.1: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo thành phần
Bảng 2.1: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo thành phần

Những thuận lợi

Nhìn chung hoạt động lữ hành đã khai thác tốt các nguồn khách du lịch của Trung Quốc, khách du lịch trong nước, mở rộng và phát triển thị trường sang các nước trong khu vực, khai thác các tour, tuyến du lịch mới; doanh nghiệp của tỉnh hoạt động có hiệu quả nhất là các đơn vị lữ hành của Công ty Du lịch và xuất nhập khẩu. Sau khi 2 nước Việt Nam - Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, từ đó cho phép thăm thân, trao đổi hàng hoá thiết yếu, đến ký kết hiệp định thương mại, tạo cho Lạng Sơn có điều kiện phát triển dịch vụ thương mại và du lịch, phát triển kinh tế cửa khẩu và đã tự khẳng định được vai trò đầu cầu quan trọng kết nối thị trường trong nước với thị trường Trung Quốc.

Những khó khăn và nguyên nhân

Quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, tiến độ thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch, điểm tham quan du lịch, cải tạo nâng cấp các khu danh lam thắng cảnh, di tích còn chậm và chất lượng chưa cao, vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho du lịch vừa ít, vừa dàn trải nên đến nay Lạng Sơn vẫn chưa có khu du lịch trọng điểm được đầu tư xây dựng một cách hoàn chỉnh. Phải đề ra được một quy hoạch phát triển tổng thể với với hệ thống giải pháp toàn diện từ cơ chế chính sách đến việc chỉ đạo kinh doanh; từ việc bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực đến nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để đưa dịch vụ thương mại và du lịch Lạng Sơn từng bước phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phương hướng phát triển dịch vụ thương mại

Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tập trung đầu tư xây các chợ trung tâm cụm xã, các điểm dân cư tập trung, duy trì tốt chế độ chợ phiên đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của đồng bào các dân tộc. Khuyến khích các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu mở chi nhánh đại diện và các đại lý ở ngoài tỉnh để khai thác thêm nguồn hàng xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng liên doanh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.

Phương hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ du lịch

Đầu tư hoàn thiện các khu du lịch như: Khu nghỉ mát Mẫu Sơn, khu Động Nhị - Tam Thanh, thành nhà Mạc, hồ Phai Loạn, khu nghỉ mát Thác Trà - Nà Me, hệ thống hang động Chi Lăng, rừng đặc dụng Hữu Liên, du lịch Đèo Giang - Văn Vỉ. Một trong những điểm du lịch quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế là thành phố Lạng Sơn và phụ cận, cách thủ đô Hà Nội khoảng 154 km đồng thời cỏch cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Đồng Đăng 14 km, là cửa ngừ phía Đông Bắc của Tổ quốc, một trung tâm buôn bán sầm uất, có núi Vọng Phu, có nàng Tô Thị, có động Nhị - Tam Thanh, chùa Tiên, giếng Tiên.

Những giải pháp chung

Với Lạng Sơn cần xây dựng đề án phát triển thương mại vùng biên trong đó trọng tâm là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho một số cặp chợ đường biên có lợi thế như: Mốc 23 (Bảo Lâm, huyện Cao Lộc); đầu tư trung tâm thương mại Cốc Nam; Quy hoạch đầu tư 2 khu bảo thuế tại khu vực phụ cận khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma và khu vực kinh tế cửa khẩu Tân Thanh;. Đảm bảo tính hợp lý trong cơ cấu đào tạo tránh sự mất cân bằng cung cầu lao động trên thị trường, không gây lãng phí nguồn lực của xã hội, tránh tình trạng chỉ tập trung vào đào tạo ở bậc đại học mà ít quan tâm đến việc đào tạo nghề chuyên môn nghiệp vụ gây ra tình trạng “ thừa thầy, thiếu thợ ”.Tại các cơ sở đào tạo phải kết hợp lý luận đi đôi với thực tiễn.

Giải pháp cụ thể đối với từng loại dịch vụ chủ yếu 1. Giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ thương mại

Song, để đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới các ngành chức năng như: bộ đội, biên phòng, công an tỉnh, Sở Thương mại và du lịch cần phải xây dựng cơ chế liên ngành, quy chế phối hợp để tăng cường sự phối hợp và tạo sự thống nhất vừa phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện dã ký kết giữa hai quốc gia, vừa đảm bảo quyền tự do đi lại của nhân dân hai nước và ngăn chặn, phòng chống các hoạt động phi pháp có hiệu quả. - Kinh doanh lữ hành: cần củng cố các tuyến du lịch hiện có, đồng thời từng bước xây dựng các tuyến du lịch mới như tuyến du lịch thành phố Lạng Sơn - Móng Cái, thành phố Hạ Long, tuyến du lịch Văn Quan - Bình Gia - Bắc Sơn - tuyến du lịch Văn Lãng - Tràng Định, Lạng Sơn - Bằng Tường - Long Châu - Ninh Minh (Quảng Tây - Trung Quốc), không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh lữ hành.