Định hướng quy hoạch hệ thống chợ và siêu thị huyện Gia Lâm đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

MỤC LỤC

Quy hoạch phát triển hệ thống chợ và siêu thị 1, Đặc điểm của quy hoạch hệ thống chợ và siêu thị

Một nét đặc trưng nữa của quy hoạch hệ thống chợ và siêu thị cấp huyện so với khu vực nội thành, nội thị là: Đối với khu vực nông thôn (cấp huyện) thì mục tiêu quản lý là nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại trong vùng quan trọng hơn mục tiêu đảm bảo cân đối thu chi của chợ trong khi đối với khu vực thành thị mục tiêu quản lý cần đạt được sẽ toàn diện hơn như đảm bảo tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo văn minh đô thị, tạo việc làm cho dân cư đô thị…. Trong điều kiện ngày nay các yếu tố kinh tế và xã hội biến đổi không ngừng dưới tác động của thời buổi đất nước ta đang trong thòi kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đặc biệt là tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã đặt ra yêu cầu của quy hoạch chợ và siêu thị cấp huyện là không những phải tuận thủ tối đa những quy hoạch chung hiện có toàn Tỉnh/ Thành phố mà còn phải tuân thủ các điều chỉnh quy hoạch mới có thể có trong tương lai.

Phương pháp xây dựng quy hoạch hệ thống chợ và siêu thị

Theo kinh nghiệm ở một địa phương có điều kiện tự nhiên xã hội tương tự như huyện Gia Lâm là tỉnh Hưng Yên thì việc phân bố các chợ dân sinh đạt mức bình quân là 3,9 km có 1 chợ, bán kính phục vụ mỗi chợ là 1,1 km. Riêng đối với vấn đề quy hoạch siêu thị thì ngoài 2 yếu tố quan trọng là: nơi tập trung dân cư và tiện đường giao thông thì còn vấn đề quan trọng nữa cần cân nhắc khi lập quy hoạch siêu thị đó là vấn đề thu nhập của dân cư sinh sống trên địa bàn và tập quán cũng như thói quen mua sắm của họ.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm từ năm 2001 đến nay

    Bên cạnh các làng nghề truyền thống đã được hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài trong lịch sử có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, có đội ngũ thợ lành nghề thì ngày nay trên địa bàn huyện Gia Lâm có nhiều nghề mới được hình thành như sản xuất gốm sứ Kim Lan, Đa Tốn, Đông Dư, Văn Đức; chế biến giò chả bún bánh ở xã Yên Viên, sản xuất diêm ở Yên Thường…. Đặc biệt, mỗi một nhiệm kỳ và hàng năm Huyện cùng với trường Đại học nông nghiệp Hà Nội có chương trình và kế hoạch phối hợp xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế rất hiệu quả, kể cả giúp cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường…Phối hợp với các Viện nghiên cứu như Viện nghiên cứu rau quả để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây con có giá trị kinh tế cao, các mô hình mới và sản xuất được các HTX và nhân dân rất hưởng ứng và áp dụng hiệu quả. Năm 2003, trước khi thành lập quận Long Biên thì ngành thương mại dịch vụ của huyện phát triển đa dạng, phong phú nhờ những lợi thế về vị trí, đường giao thông và đặc biệt là tốc độ đô thị hóa nhanh, giá trị ngành thương mại dịch vụ chỉ còn chiếm tỷ trọng 32,4% trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện quản lý.

    Trong giai đoạn 2001-2005, huyện Gia Lâm đã huy động mọi nguồn vốn để phát triển mạng lưới chợ, kết hợp với đổi mới công tác quản lý chợ thông qua việc đẩy mạnh huy động vốn của các thành phần kinh tế, bước đầu áp dụng hình thức đầu thầu quản lý chợ …nhờ vậy mạng lưới chợ của huyện Gia Lâm có bước phát triển, nhiều chợ đã đem lại hiệu quả bước đầu như chợ Nành xã Ninh Hiệp, chợ Vàng xã Cổ Bi, chợ Sủi xã Phú Thị, chợ cổng trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, chợ Bát Tràng…. Tóm lại: Đa số những chợ hiện có trên địa bàn huyện Gia Lâm là những chợ truyền thống, xuất phát từ nhu cầu mua sắm thiết yếu của nhân dân từ xa xưa, với mục đích chính là phục vụ nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc do đó hoạt động chưa theo một quy hoạch cụ thể nào; hầu hết các chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm là chợ loại 3, quy mô nhỏ chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của đại bộ phận dân cư và nông sản vì gần 70% dân số trong huyện Gia Lâm vẫn còn hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Xuất phát là các chợ truyền thống và mang đầy đủ các đặc thù của chợ nông thôn từ xưa để lại, các chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm không chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán các hàng hóa thiết yếu phục vụ sinh hoạt hằng ngày như lương thực, thực phẩm mà còn là nơi để nhân dân trong vùng (mà tới 70%. dân cư trong vùng hoạt động kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp) trao đổi nông sản, nông cụ và cây giống, con giống vào những ngày chợ phiên, từ đó tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

    Bảng 2.5: Danh sách các chợ hiện có trên địa bàn huyện Gia Lâm TT Tên chợ Xã, TT Diện
    Bảng 2.5: Danh sách các chợ hiện có trên địa bàn huyện Gia Lâm TT Tên chợ Xã, TT Diện

    ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM ĐẾN

    Các xu hướng phát triển của huyện Gia Lâm và thành phố Hà Nội có tác động đến quy hoạch chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm

      Đó là các yếu tố đảm bảo không chỉ cho liên kết của thị trường Hà Nội với thị trường cả nước và thế giới mà còn cho phép Hà Nội tiếp cận nhanh với những cơ hội thương mại, phát huy được sức mạnh trong thu hút, điều phối và phân phối các dòng hàng hóa và dịch vụ để phát triển thương mại ở cả thị trường trong nước và nước ngoài, phục vụ và thúc đẩy quá trình tham gia phân công lao động quốc tế, khu vực và hội nhập vào thị trường thế giới của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Một mặt, nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ mang đến nhiều hơn nhu cầu của các ngành sản xuất về sử dụng dịch vụ phân phối chuyên nghiệp cho ngành thương mại Hà Nội ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu; mặt khác, tạo nên quỹ hàng hóa có sức cạnh tranh cao, tạo điều kiện thuận lợi để ngành thương mại cung ứng các dịch vụ phân phối chuyên nghiệp, chỉ đạo và dẫn dắt các liên kết dọc định hướng theo nhu cầu thị trường, tạo điều kiện để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng một cách bền vững. + Hội nhập kinh tế của Việt Nam vào khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng hơn, do đó một mặt tạo sức ép cạnh tranh buộc các ngành sản xuất phải thực hiện và tham gia vào phân công lao động xã hội, nhờ vậy mở rộng được nhu cầu sử dụng dịch vụ phân phối hàng hóa của các ngành sản xuất, tạo cơ sở phát triển cho ngành thương mại nói chung và ngành thương mại Hà Nội nói riêng với lợi thế không chỉ về dung lượng thị trường hàng hóa mà còn nhờ vị trí phát luồng bán buôn trong vùng và trung tâm giao dịch quốc tế.

      Bên cạnh đó, những thách thức đối với sự phát triển của ngành thương mại Hà Nội với những cơ hội phát triển từ môi trường trong nước cũng tập trung vào những điểm yếu của ngành, như chưa có chiến lược phát triển ngành, cơ cấu chưa được xây dựng và phát triển hợp lý, quy mô nhỏ bé, phân bố tự phát, trình độ chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa thấp, kết cấu hạ tầng của ngành thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống thông tin trong ngành chưa được xây dựng hoàn thiện, sự hỗ trợ của Nhà nước chưa thật tích cực và chưa có hiệu quả. “Thành phố Hà Nội phải đảm bảo vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế- khoa học công nghệ- văn hóa xã hội toàn diện, bền vững; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất kỹ thuật và xã hội cúa thủ đô XHCN giầu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tích cực chuẩn bị tiền đề của kinh tế tri thức; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực xứng đáng với danh hiệu thủ đô anh hùng”. Để phát triển các hoạt động kinh tế khác, các mối quan hệ hợp tác trong phát triển đã được xác lập từ trước đến nay vẫn có thể phát huy dưới hình thức “gia công” hay hợp tác sản xuất như: gia công hàng may mặc xuất khẩu, hợp tác với các trung tâm giống của trường Đại học nông nghiệp Hà Nội và Viện rau quả để ươm cây giống bán cho thị trường các tỉnh, liên kết với quận Long Biên để duy trì các tour du lịch…Trong tương lai có thể khai thác mối quan hệ hợp tác ở mức cao hơn với công nghiệp của quận Long Biên và các khu công nghiệp của tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh trong việc làm gia công vệ tinh cho các khu công nghiệp này.

      Bảng 3.4: Dự báo một số chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân huyện  Gia Lâm qua các năm
      Bảng 3.4: Dự báo một số chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân huyện Gia Lâm qua các năm