Phân tích Biến động Nguồn vốn Kinh doanh của Doanh nghiệp Việt thời kỳ Mở cửa

MỤC LỤC

Phương pháp hồi quy theo thời gian

Trong thực tế đồ thị biểu diễn biến động thời vụ là đường cong tạo bởi tập hợp các điểm có giá trị tung độ là các mức độ trong năm của hiện tượng và hoành độ là thời điểm trong một chu kỳ. Nó cho phép xác định được thời kỳ mùa vụ của sản xuất để từ đó biết và có điều kiện tập trung nguồn lực nhằm tận dụng hết những cơ hội, những thuận lợi trong thời kỳ đó đồng thời cũng đề ra những biện pháp phù hợp, kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội.

GIAI ĐOẠN 2000-2005

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2005

Trong bối cảnh VN gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được nhận xét là đáng lo ngại. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mới khẳng định được ở một số mặt hàng sản phẩm và dịch vụ thông thường. Các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, hiện đại như: điện tử, tin học.

Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng cường khả năng thu hút đầu tư và tiếp cận kỹ thuật, công nghệ mới; bình đẳng trong việc giải quyết tranh chấp thương mại. Song phía trước cũng có không ít khó khăn, thách thức do năng lực nội tại của các doanh nghiệp còn yếu như: qui mô nhỏ, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh thấp..Nếu những vấn đề trên đây không được giải quyết sớm và dứt điểm thì cơ hội để các doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước và tăng vị thế trong nền kinh tế thế giới sẽ ngày càng khó khăn hơn.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN SXKD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

  • Phân tích xu thế biến động nguồn vốn SXKD bình quân hàng năm của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn

    Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ. Nhìn từ góc độ số liệu thống kê giai đoạn 2000-2005, thì hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước khá hơn và được nâng lờn rừ rệt hơn so với khu vực cú vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài. Tuy nhiên, vay được vốn ngân hàng cũng không phải là một điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước do nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan như: không có tài sản thế chấp, lãi suất ngân hàng quá cao, dự án kinh doanh của doanh nghiệp có rủi ro cao.

    Tóm lại tình hình sử dụng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều tiến bộ so với giai đoạn trước, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề bất cập cần giải quyết để doanh nghiệp ở Việt Nam có thể hội nhập và bắt kịp với thế giới. Để tìm hiểu kỹ hơn về biến động nguồn vốn SXKD bình quân hàng năm của các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta sẽ tiếp tục dựa vào các chỉ tiêu của dãy số thời gian để phân tích biến động nguồn vốn SXKD của các doanh nghiệp Việt Nam phân theo loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đang được chú trọng đầu tư và phát triển mạnh mẽ trong hoàn cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

    Trong thời kỳ quá độ như nước ta hiện nay, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế và cần được chú trọng và tạo điều kiện hơn nữa để phát triển cả về quy mô và chất lượng. Bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, hiện nay ở nước ta còn một loại hình doanh nghiệp phát triển rất mạnh mẽ và được tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn SXKD bình quân hàng năm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ta thấy: trong giai đoạn này, vốn SXKD của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên.

    Tìm hiểu nguyên nhân biến động nguồn vốn SXKD của các doanh nghiệp có vốn đẩu tư nước ngoài ta thấy: do chính sách mở cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội để phát triển, tuy nhiên, do hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, chưa thông thoáng đã kiềm chế ít nhiều tốc độ phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Các loại hình doanh nghiệp thuộc bộ phận này cũng chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng tăng khá đều đặn, duy chỉ có các công ty hợp danh, vốn SXKD chiếm tỷ trọng không đáng kể và giảm dần một cách rừ rệt, cao nhất là năm 2003 cung chỉ chiếm 0.09% tổng số vốn SXKD của toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam.

    Bảng 1. Nguồn vốn SXKD bình quân hàng năm của các doanh nghiệp  Việt Nam giai đoạn 2000-2005.
    Bảng 1. Nguồn vốn SXKD bình quân hàng năm của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2005.

    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN SXKD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

    • MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN

      Bộ máy quản lý Nhà nước cồng kềnh, kém hiệu lực, nhiều “cửa”, trỏch nhiệm chưa phõn rừ ràng và chồng chộo là nguyờn nhõn gõy khú khăn cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư, cản trở thu hút vốn cả trong và ngoài nước.Ngoài ra môi trường luật pháp kém đồng bộ và chưa hoàn thiện cũng làm các nhà đầu tư e ngại khi có ý định đầu tư vào Việt Nam. Tuy trong thời gian qua kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nước ta đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhưng thiếu vốn bảo dưỡng và duy trì, vẫn thuộc diện kém phát triển, còn nhiều bất cập, kém hấp dẫn hơn so với nhiều nước trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Giải pháp để giải quyết khó khăn về vốn phải là giải pháp mang tính tổng hợp của nhiều giải pháp nhỏ như: Giải pháp về thị trường vốn, chính sách tận dụng nguồn vốn trong nước, chính sách khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay ưu đãi ODA.

      Nhà nước với vai trò quản lý, điều hành nền kinh tế ở tầm vĩ mô, cần nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và ra các quyết định chính xác, kịp thời phù hợp với thực tế tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ và thông thoáng cho sản xuất kinh doanh. Các nhà doanh nghiệp cần được bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường; Nâng cao năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhà nước cũng cần hoàn thiện cơ chế huy động vốn cho đầu tư phát triển, tạo thị trường vốn lành mạnh, hấp dẫn đảm bảo cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp vay hoạt động.Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường pháp lý bình đẳng,.

      Ðồng thời với các biện pháp tạo vốn, cho vay vốn, thì vấn đề sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vốn đầu tư phải được coi là giải pháp nóng, nhằm khắc phục tình trạng thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản do lãng phí, tham ô, tham nhũng (chủ yếu khu vực doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn đầu tư, vốn tín dụng ưu đãi từ nhà nước) và hiệu quả sử dụng vốn thấp. Vì Liên minh châu Âu vừa ban hành “Đạo luật xanh” mà theo đó, hàng hóa từ các nước muốn xuất khẩu sang thị trường này ngoài việc đảm bảo về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định còn phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về việc sản phẩm không gây hại cho môi trường ngay trong quá trình sử dụng đến khi thành chất thải. Biến động của nguồn vốn SXKD của các doanh nghiệp không những ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, không chỉ trong giai đoạn nghiên cứu mà ảnh hưởng cả đến những chính sách phát triển về lâu dài của đất nước.