MỤC LỤC
Do vậy, quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và chủ đầu tư tăng lên, bắt buộc những đơn vị này phải có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tỷ lệ nộp báo cáo thấp này gây cản trở tới việc tổng hợp thông tin, số liệu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, qua đó giúp Thủ tướng thấy rừ được tỡnh hỡnh thực hiện quản lý đầu tư để cú cỏc biện phỏp chấn chỉnh kịp thời.
Từ năm 2005, tốc độ tăng số dự án vi phạm thủ tục đầu tư có chiều hướng giảm đi mặc dù vẫn tăng do có sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá dự án đầu tư. Trong số các nguyên nhân gây ra vi phạm thủ tục đầu tư, các nguyên nhân như không phù hợp với quy hoạch được duyệt, không đúng thẩm quyền và ký hợp đồng không đúng quy định trong năm 2003 không có hiện tượng này xảy ra, tuy nhiên sang các năm sau đều phát sinh.
Nhìn vào bảng số liệu trong bảng 2 cho thấy mặc dù thấp về tương đối (tỷ lệ phần trăm giữa số dự án đưa vào hoạt động trong kỳ so với số dự án đầu tư thực hiện) nhưng số dự án dự kiến (gồm cả nhóm A, B và C) kết thúc đưa vào hoạt động đầu tư trong kỳ trong các năm về mặt tuyệt đối có tăng lên. Các địa phương cũng đã có nhiều cố gắng tập trung các nguồn lực về nhân lực, về tài chính và cải tiến các quy định quản lý, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư, huy động nhanh và có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, rút ngắn thời gian đầu tư, nhanh chóng đưa dự án vào sử dụng. Điển hình như Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, bằng việc chỉ đạo sát sao, kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện đầu tư thực tế, trong quý 4 năm 2006 đã cắt giảm vốn kế hoạch của 15 dự án, công trình đầu tư với kinh phí trên 67 tỷ đồng để điều tiết, bổ sung cho các dự án có khả năng sử dụng hết vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Tình trạng giải ngân chậm diễn ra trong ngành giáo dục gây không ít khó khăn. Nguồn vốn công trái giáo dục nhìn chung giải ngân chậm, kế hoạch năm 2005 phải hoàn thành mục tiêu kiên cố hoá trường học, nhưng đến hết tháng 8 năm 2005 chương trình này mới giải ngân được 68,4% so với tổng vốn Trung ương đã chuyển cho các địa phương. Các tỉnh giải ngân chậm trong nhiều năm là Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Đắc Lắc, Bình Định, Lâm Đồng. Theo kế hoạch của Chính phủ, chương trình kiên cố hoá trường lớp học phải kết thúc cuối năm 2005, tuy nhiên cho đến cuối năm 2006 thì vẫn còn gần 28% số phòng học cần xây dựng nhưng vẫn chưa được triển khai. Điều này cho thấy số dự án kết thúc đưa vào hoạt động ngay trong kỳ ở các Bộ có xu hướng giảm. Tựu chung lại, việc huy động dự án vào sử dụng ngay trong kỳ ở cả địa phương, Bộ Cơ quan ngang bộ và Tổng Công ty đều thấp, tính trung bình thời gian thực hiện dự án dài, nhiều khi có các dự án kéo dài hơn chục năm. Tài sản không phát huy được tác dụng cho nền kinh tế gây thiệt hại lớn. -Về số dự án đã thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong năm:. *Ở các Tỉnh, Thành phố: Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong tổng số các dự án thực hiện đầu tư, số dự án đã thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong năm ở các địa phương chiếm tỷ lệ không cao lắm. Tuy nhiên, con số này tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy cụng tỏc thực hiện giỏm sỏt đỏnh giỏ đầu tư ngày càng được cải thiện, rừ nột hơn trong các năm về sau. Do đó, công tác giám sát đánh giá được các địa phương chú trọng hơn giai đoạn trước. Đồng thời, đây cũng là kết quả của việc Chính phủ đã có chủ trương đúng đắn, nhanh. chóng ban hành các Nghị định, quy định về công tác giám sát đánh giá kịp thời trong giai đoạn hiện nay khi các dự án đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tăng lên. *Ở các Tổng Công ty 91: Tuy nhiên có thể thấy, công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư thực hiện ở các Tổng Công ty lại rất tốt. Các năm sau, số dự án thực hiện đầu tư ở các Tổng Công ty giảm nên số lượng dự án thực hiện giám sát đánh giá trong năm cũng giảm theo. Qua đõy cho thấy cỏc đơn vị này cú ý thức rừ rệt về kết quả đầu tư do hiện nay xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp tăng mạnh, các Tổng Công ty 91 phải tăng cường năng lực cạnh tranh trước sức ép to lớn của các tập đoàn hùng mạnh thế giới chuẩn bị thâm nhập thị trường Việt Nam khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Các dự án thực hiện giám sát, đánh giá giảm cả về mặt tuyệt đối lẫn tương đối. b)Phân tích các nguyên nhân gây vi phạm thủ tục đầu tư. Nguyên nhân của việc chậm tiến độ do nhiều lý do: đền bù giải toả khó khăn, tư vấn yếu kém hoặc quá tải, một số đơn vị thi công không đủ năng lực ; chủ đầu tư năng lực tổ chức thực hiện yếu ; cơ quan thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu kéo dài ; bố trí vốn không đủ, thanh quyết toán chậm, trong đó đền bù giải toả khó khăn, chuẩn bị thủ tục đấu thầu và xét thầu kéo dài và sự yếu kém của chủ đầu tư là nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất…Đây là vấn đề nan giải, bởi chậm tiến độ gây ra lãng phí, giảm hoặc không còn hiệu quả của dự án đầu tư.
Tiến độ đầu tư chậm so với yêu cầu ngoài việc sẽ làm hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế bởi đây là những dự án có vốn đầu tư lớn, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, mặt khác còn không đảm bảo huy động năng lực sản xuất theo đúng kế hoạch, tăng thêm chi phí cho ban quản lý dự án, lãi vay trong thời gian xây dựng, đặc biệt là chi phí chuyên gia nước ngoài trong các dự án ODA, lãng phí là rất lớn và hiệu quả đầu tư rất thấp. Trong năm, có 2 cán bộ tham gia các khoá học dài hạn về lý luận chính trị và quản lý nhà nước (theo hình thức tại chức) ; 2 cán bộ học khoá đào tạo ngắn hạn tiền công chức (3 tháng), 3 cán bộ tham gia các đoàn thanh tra liên ngành (từ 2-4 tháng) và một số cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vu ngắn hạn.
Nhiều quy hoạch ngành và lĩnh vực tiếp tục được rà soát, điều chỉnh và bổ sung, tiêu biểu là quy hoạch các ngành công nghiệp, quy hoạch nông nghiệp, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường cao tốc, cảng biển, sân bay, đường sắt ; mạng lưới cung cấp điện, quy hoạch thuỷ lợi, thương mại, du lịch ; quy hoạch phát triển khu công nghiệp ; quy hoạch phát triển các khu kinh tế (kể cả khu kinh tế cửa khẩu) ; quy hoạch xây dựng nhiều đô thị mới, quy hoạch các vùng cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản. Công tác quy hoạch với sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ đã bước đầu nâng cao được chất lượng, quy hoạch ngày càng phù hợp hơn với thực tế, coi trọng mối quan hệ liên ngành, liên vùng, khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, từng vùng ; từng bước khắc phục tình trạng quy hoạch được duyệt nhưng không được triển khai thực hiện (quy hoạch treo), đầu tư không theo quy hoạch.
Mặc dù mới được thành lập, lực lượng cán bộ kinh nghiệm chuyên môn còn thiếu và yếu nhưng đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, tích cực triển khai hoạt động, nhất là việc thực hiện thanh tra, kiểm tra đầu tư và xây dựng. Một số vụ việc tiêu cực trong ngành dầu khí, giao thông vận tải về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và kinh doanh dịch vụ đã làm thiệt hại cho nhà nước hàng nghìn tỷ đồng ; những vụ việc “rút ruột công trình” một số công trình xây dựng, không đảm bảo chất lượng ở nhiều nơi trong cả nước được phát hiện ngày càng nhiều.
Nghị định 16/CP còn bộc lộ những bất cập, nhưng chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời, gây khó khăn vướng mắc trong thực tế làm cho công tác giải ngân bị chậm, nhất là trong việc yêu cầu thẩm định thiết kế cơ sở, như quy định về nội dung thiết kế cơ sở áp dụng chung cho tất cả các dự án, cho nên không phù hợp với các loại dự án ODA, dự án của các thành phần kinh tế khác (không dung vốn ngân sách nhà nước). Đã thực hiện giám sát nhiều dự án quan trọng như: dự án giao thông (đường Hồ Chí Minh, các dự án Nam Sông Hậu ; cầu Cần Thơ, cải tạo nâng cấp các đường tỉnh lộ 18 tỉnh phía bắc), nhiều dự án quan trọng trong lĩnh vực y tế, giáo dục (dự án Y tế nông thông, dự án sản xuất văcxin sởi, dự án phát triển giáo viên tiểu học …), các dự án phát triển và kinh doanh cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, các công trình công nghiệp, công trình văn hoá xã hội quan trọng khác (các dự án cụ thể đã được nêu trong báo cáo của từng chuyên viên).Qua giám sát đầu tư đã nêu ý kiến về những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý dự án, đánh giá các vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp khắ phục khó khăn, trở ngại đẩy mạnh tiến độ thực hiện đầu tư.
Tình hình trên đã hạn chế việc phân tích đánh giá tình hình đầu tư chung trong cả nước và không đạt được mục tiêu giám sát, đánh giá đầu tư ; công tác giám sát, đánh giá chưa đạt được kết quả mong đợi, cần có giải pháp đột phá và tiếp tục được chấn chỉnh mạnh mẽ hơn. • Việc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện, tranh thủ ý kiến của lãnh đạo và chuyên gia ; chưa tập trung nghiên cứu và thúc đẩy tiến độ.
Các dự án ODA, dự án đầu tư trong nước nhóm A được phân cấp cho các Bộ, ngành, địa phương. Vụ chỉ tiến hành giám sát và quản lý hoạt động đầu tư có tính định hướng, không trực tiếp can thiệp vào các dự án này.