Phân tích thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2010

MỤC LỤC

Ưu điểm và nhược điểm của FDI .1 Ưu điểm

Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực.  Chủ đầu tư nước ngoài đưa cơ sở sản xuất gần vùng nguyên, nhiên liệu, lao động, thị trường tiêu thụ và có được những lợi thế về giá cả yếu tố sản xuất nên giảm được chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được cao hơn so với vốn đầu tư trong nước.

Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trước đòi hỏi của thực tế và sự góp ý của các nhà đầu tư nước ngoài, Luật đã được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào năm 1996 và 2002 nhằm tạo một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Ngoài ra việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị… do vậy đã tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.

THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Sơ lược về thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào giai đoạn 1990 – trước năm 2000

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có FDI cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có FDI trong ngành công nghiệp qua các năm.Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI trong 5 năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. FDI tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu.

Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000–hết năm 2001 .1 Thực trạng

Công suất vận chuyển theo thiết kế 19,8 triệu m3 khí/ngày (khoảng 7 tỷ m3 khí/năm), có các đầu chờ được đặt ở vị trí thích hợp để nhận khí từ các mỏ khác ngoài các mỏ Lan Đỏ và Lan Tây.Dự án lắp đặt đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được khởi công vào ngày 15 tháng 12 năm 2000 và hoàn thành vào cuối năm 2002 theo phương thức BOT.  Tác động quan trọng nhất của FDI là góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế - xã hội của nước ta, như tăng năng suất lao động xã hội, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, hình thành các định chế tiền tệ, tín dụng dần đáp ứng các chuẩn.

Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2002-2003

Còn ở trong nước, Tổng cục Thống kê đưa ra các số liệu FDI dựa trên cách tính bao gồm tất cả các nguồn vốn của một dự án đầu tư nước ngoài, nghĩa là bao gồm cả vốn cổ phần, các khoản tái đầu tư bao gồm phần góp vốn của đối tác trong nước trong công ty liên doanh và tất cả các khoản vay, kể cả từ công ty mẹ và các khoản vay thương mại từ ngân hàng trong và ngoài nước. Hàng năm trong công ty đều diễn ra những Hội thi kỹ thuật viên, kỹ năng bán hàng và kỹ năng sử dụng điện thoại cho tất cả các Đại lý và các trạm dịch vụ uỷ quyền của Toyota trên toàn quốc nhằm nâng cao năng lực của mỗi cá nhân cũng như khả năng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2004-2006

Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập.  FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều va dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 35.8% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2005, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%).

Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2007

 Điểm đáng chú ý trong năm 2007 là đã xuất hiện sự gia tăng đầu tư của các tập đoàn, công ty Nhật Bản và Hoa kỳ cùng một số đối tác truyền thống khác như Hàn Quốc, Hông Kông, Singapone, Đài Loan…Nhiều dự án quy mô lớn được triển khai như: dự án nhà máy lắp ráp và kiểm tra các bản mạch in của Công Ty TNHH Jabil Circuit (Mỹ) tại TP Hố Chí Minh với tổng vốn 100 triệu USD; hai nhà máy công nghệ cao của tập đoàn Foxconn (Đài Loan) ở Bắc Ninh có tổng vốn 80 triệu USD.  FDI đã hỗ trợ Việt Nam một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để Việt nam gia nhập ASEAN, ký kết thoả thuận khung với EU, bình thường hoá quan hệ và thoả thuận thương mại song phương với Mỹ.

Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào giai đoạn 2008 – hiện nay .1 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào năm 2008

Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD. Một số dự án lớn được cấp phép mới đáng chú ý như: dự án Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu xây dựng, kinh doanh Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kd bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD; dự án kho ngầm chứa xăng dầu tại KKT Dung Quất với tổng vốn đầu tư là 340 triệu USD, dự án Công ty TNHH đầu tư Daewon - Bình Khánh để kinh doanh bất động sản tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD; dự án Công ty TNHH CZ Slovakia Việt Nam của nhà đầu tư Slovakia để kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD; dự án Công ty TNHH Promenada Canany của Thái Lan với mục tiêu xây dựng, quản lý, vận hành 1 tòa nhà trung tâm thương mại để cho thuê với tổng vốn đầu tư 95 triệu USD.

HIỆU QUẢ VÀ NHỮNG MẶT TRÁI ĐANG TỒN TẠI

Hiệu quả kinh tế

Những biện pháp có thể áp dụng như: hoàn thiện thể chế phát triển thị trường các yếu tố (đặc biệt là thị trường lao động, thị trường công nghệ, thị trường bất động sản, thị trường vốn), đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhanh chóng hình thành hệ thống doanh nghiệp phụ trợ để cùng với các doanh nghiệp FDI tạo nên những nhóm ngành có khả năng cạnh tranh quốc tế. Trên thực tế, một báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Artex, trong giai đoạn 10 năm từ 1999 đến 2009, đặc biệt trong ba năm qua, đánh giá: “khu vực FDI kém hiệu quả nhất (…), hầu như các doanh nghiệp FDI đều lỗ (theo báo cáo), hoặc các doanh nghiệp khác thì thực chất là một phân xưởng của công ty mẹ ở nước ngoài”.

Mặt trái tồn tại

Đã có nhiều ý kiến lo ngại tình trạng chiếm đất, giữ đất của một số “siêu” dự án hiện nay, “bởi vì rất có thể sau này, khi các “bãi biển vàng” của Việt Nam trở thành “Thiên đường nghỉ mát” của khu vực và thế giới, thì các công ty chiếm được diện tích quá rộng hiện nay với giá thấp, sẽ trở thành kẻ thống trị cả một bãi biển, cả nghĩa đen và nghĩa bóng”, ông Truyền cảnh báo. Con số 267 triệu và trên 127 tỷ đồng là số tiền Công ty Vedan đã nộp phạt cho các hành vi vi phạm hành chính cũng như việc truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của công ty này.Điều này phần nào minh hoạ cho một thực tế, đó là tại Việt Nam đang tồn tại những dự án FDI tồi, những dự án huỷ hoại môi trường.

Biện pháp khắc phục

 Cần phân loại các dòng vốn FDI vào theo tiêu chí tác động tốt hay không tốt, bởi trong thực tế, FDI có nhiều loại, có loại vào để khai thác tài nguyên, khai thác thị trường, tìm kiếm hiệu quả, đặc biệt là những ngành liên quan đến xuất khẩu, FDI vào các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bất động sản.  Thiết lập, vận hành và phát triển thị trường M&A: Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam tuy đã có hệ thống pháp luật quy định nhưng tốc độ phát triển của thị trường này còn quá chậm, trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 20 thương vụ với giá trị khoảng 250 triệu USD/ năm.