MỤC LỤC
Nếu những năm đầu của thế kỷ 20 người ta chỉ xem Marketing như là một trong bốn yếu tố đóng vai trò như nhau của sự thành công của một DN là Sản xuất, Tài chính, Nhân sự và Marketing thì đầu những năm 30 của thế kỷ 20 Marketing đã được xem trọng hơn các yếu tố khác. • Đối với điều kiện Việt Nam hiện nay, khi mà chúng ta chỉ thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập và hoạt động theo cơ chế thị trường hơn mười năm, chúng ta vẫn còn nhiều quan niệm chưa hoàn toàn đúng về Marketing.
• Đối với người mua: nhờ có các hoạt động Marketing người mua có đầy đủ thông tin để lựa chọn đúng sản phẩm mà mình ưa thích, được phục vụ tận tình, chu đáo theo đúng nghĩa “Khách hàng là thượng đế”. Do đó Marketing hỗn hợp là sự phối hợp hoạt động của những thành phần của Marketing như sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị khuyến mại sao cho phù hợp với tình hình nhất định của mỗi thị trường mục tiêu trong những khoảng thời gian xác định.
• Uy tín của DN trên thị trường: nếu DN đã tạo được uy tín và đã chiếm lĩnh được thị trường thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ dễ dàng hơn mà không cần đầu tư quá lớn cho hoạt động quảng cáo. • Loại hàng hóa khác nhau sẽ có cách khác nhau để định giá, chào hàng, phân phối, quảng cáo… Hoạt động Marketing mix của hàng tiêu dùng không thể giống với hàng hóa nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Phân khúc theo yếu tố Tâm lý: Tâm lý là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi lựa chọn và mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng nhất là đối với những sản phẩm về may mặc, mỹ phẩm. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu có thể theo những mô hình như: tập trung vào một đoạn thị trường, chuyên môn hóa tuyển chọn, chuyên môn hóa theo sản phẩm, chuyên môn hóa theo thị trường hoặc bao phủ toàn bộ thị trường tuỳ thuộc vào năng lực quản lý, khả năng tài chính, nhân lực,… của DN.
Kể từ năm 1986 nền kinh tế nước ta thật sự bước sang một giai đoạn mới: giai đoạn thực hiện nền kinh tế mở, giao lưu và hội nhập với khu vực, thế giới. Nhà nước liên tục sửa đổi, cải cách thủ tục đầu tư đơn giản hơn về việc cấp phép, thủ tục hải quan, chính sách ưu đãi về thuế,… Có thể nói nhà nước ta đang "trải thảm đỏ". Chính sách mở cửa thực hiện bình thường hóa quan hệ với các cường quốc kinh tế, được đánh dấu bởi việc tham gia vào các tổ chức kinh tế, tài chính như ASEAN, AFTA, ký kết Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, cũng như Việt Nam đang xúc tiến các đàm phán để gia nhập WTO trong tương lai: đã và đang mở ra nhiều cơ hội để thu hút đầu tư.
Sự thống nhất do cùng nguồn cội đã tạo ra bản sắc chung của Văn hóa Việt Nam, còn tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa. Cũng theo Taylor Nelson Sofress, để đo lường sự thành đạt trong cuộc sống, người Hà nội thường nhìn vào nét mặt của hàng xóm cho nên thể diện rất được xem trọng. Cụ thể, thông điệp gửi đến người Miền Bắc cần phải tinh vi, phức tạp; người miền Nam cần thẳng thắng và đơn giản; cho người miền Trung cần khai thác các giá trị gia đình nhiều hơn.
Chính vì vậy một thông điệp của cùng một sản phẩm muốn gửi đến người tiêu dùng ở các vùng khác nhau cũng cần phải có sự khác nhau tương ứng. Như vậy với dân số nữ đông và lại tham gia nhiều vào quyết định mua sắm thì Việt Nam là một thị trường rất đáng quan tâm của những nhà sản xuất hoá mỹ phẩm. Tuy nhiên với 24% dân số thành thị nhưng chiếm khoảng 80% doanh số bán hàng của ngành hoá mỹ phẩm (nguồn:. nghiên cứu nội bộ của Công ty P&G).
Ngoài ra trên thị trường còn các Công ty đa Quốc gia khác như Colgate Pamolive, Unza, Kao, Mekelong, SC Johnson … và các Công ty Việt Nam như TN, ICP, ICC, Mỹ Hảo, Dacco, Vico, Mỹ Phẩm Sài gòn…. Thị trường miền Nam là một thị trường năng động và đầy tiềm năng, nơi thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm trong nước cũng như ngoài nước như: Unilever, P&G, Unza, Mekelong, Kao, ICC, Colgate Pamolive, Lix, Net…. Nhìn chung, sau thời gian tăng trưởng nhanh như đã phân tích ở trên, các mặt hàng phổ biến như bột giặt, dầu gội vẫn sẽ tiếp tục tăng nhưng có xu hướng chậm lại trong 5-6 năm tới, chỉ khoảng 5-7%/năm.
Không những thế sản phẩm cần phải đảm bảo độ lưu hương lõu hơn, mựi hương phải cú tớnh khỏc biệt rừ ràng thể hiện cho từng tính cách cụ thể. Hoặc thực hiện việc kinh doanh thông qua một Đại lý: Đại lý này có thể là một VPĐD thương mại của nhiều hãng khác nhau hoặc là một Công ty TNHH. Dù dưới hình thức nào đi nữa thì hiện nay các nhà cung ứng hương liệu cũng chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh của mình một cách gián tiếp cho nên có những hạn chế nhất định.
Về sản phẩm (Products): sản phẩm hiện tại toàn bộ được nhập khẩu chủ yếu từ các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Singapore… Nhìn chung hương liệu dùng cho ngành hóa mỹ phẩm rất phong phú và đa dạng nhưng xét riêng về bột giặt thì hiện nay chỉ có ba mùi phổ biến đó là hương chanh (Viso), hương Downy (Tide) và hương ngàn hoa (Omo). Những sản phẩm này thực ra được các MNC sản xuất hóa mỹ phẩm nghiên cứu và ứng dụng từ những hương liệu dùng trong xà bông tắm, nước xả vải hay dầu gội chứ không phải xuất phát từ những ý tưởng của các nhà sản xuất hương liệu. Đối với những khách hàng mua với số lượng nhỏ họ còn phải chờ đợi lâu hơn vì các nhà cung ứng phải chờ nhận các đơn hàng của các khách hàng khác sao cho số lượng đủ lớn mới tiến hành việc sản xuất và giao hàng.
Ví dụ người tiêu dùng thích sử dụng Bột giặt có mùi hương hơn là vừa sử dụng bột giặt vừa sử dụng nước xả, họ thích sử dụng dầu gội 2 hoặc 3 trong một hơn là dùng từng loại sản phẩm riêng biệt. Đây là nơi qui tụ rất nhiều các nhà đầu tư trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm trong cũng như ngoài nước như Unilever, P&G, Colgate, Mekelong, Kao, ICC, IP,… Xeùt veà qui moâ thò trường hóa mỹ phẩm đây cũng là một thị trường có tiềm năng lớn về mặt dân số, tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân… Đây còn là một thị trường rất năng động và tương đối dễ tính. Tuy nhiên các nhà cung ứng cũng không nên bỏ qua sự hiện diện của các Công ty Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ vì trong hiện tại và tương lai thị trường vẫn còn chỗ đứng cho họ.
• Ngay từ bây giờ, các nhà cung ứng cần phải tập trung nghiên cứu ứng dụng mới của hương liệu trong các ngành khác như Sơn nước, Tã giấy, Nhựa,… để phát triển thị trường trước khi mức độ tăng trưởng của thị trường Bột giặt và Dầu gội có xu hướng tăng chậm trong vòng 5-7 năm tới. • Cắt giảm các khâu trung gian trong phân phối: Với tính chất thời gian sử dụng ngắn, điều kiện bảo quản cần phải được đảm bảo để duy trì chất lượng các loại hương liệu các khâu trung gian trong kênh phân phối đối đa là 2, sử dụng việc bán hàng trực tiếp hoặc thông qua kênh phân phối một trung gian càng tốt. • Dành một khoản chi phí thích hợp cho hoạt động quan hệ cộng đồng nhằm quảng bá hình ảnh của Công ty và tuyên truyền sự quan tâm của Công ty đến xã hội, cộng đồng như: chương trình xây dựng nhà tình thương, chương trình phụng dưỡng bà Mẹ Việt Nam anh hùng, chương trình vì người nghèo, chương trình tái thiết trường học.
Nó đòi hỏi sự tận tụy và nỗ lực hết mình của những người marketing nhưng nó sẽ mang lại một kết quả vô cùng to lớn, đó là sự phối hợp chặt chẽ của toàn bộ công nhân viên với những nguồn bên ngoài, hướng toàn bộ nỗ lực của mình vào mục tiêu chung: phát hiện ra những cơ hội mới để làm hài lòng khách hàng tốt hơn. Thông tin khách hàng phải được cập nhật thường xuyên và đầy đủ các yếu tố như: tên công ty, tên giao dịch, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ email, địa chỉ trang web, người đại diện, người liên lạc, ngành nghề, sản phẩm … Nếu có thể và nên thu thập một số thông tin cá nhân người đại diện, người liên lạc như ngày sinh nhật, sở thích, cá tính… Thông tin đầy đủ về khách hàng sẽ rất hữu ích khi Công ty khi cần phải gửi thư chào hàng, gửi phiếu thăm dò, cách ứng xử khi thăm viếng,….