MỤC LỤC
Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu v.v..Do vậy trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Tài liệu này dùng khung phân tích chuỗi gía trị để tìm hiểu các cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh gía các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa khoảng cách thu nhập trong và giữa các nước tăng lên. Trên cơ sở xác định tầm nhìn (tình hình thị trường và lợi thế cạnh tranh của chuỗi giá trị) để chọn chiến lược nâng cấp chuỗi (Bốn chiến lược chung: Chiến. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu. lược đổi mới/chất lượng, Chiến lược cắt giảm chi phí, Chiến lược đầu tư , Chiến lược tái phân phối và có thể kết hợp các chiến lược với nhau).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu. lược đổi mới/chất lượng, Chiến lược cắt giảm chi phí, Chiến lược đầu tư , Chiến lược tái phân phối và có thể kết hợp các chiến lược với nhau).
(ngư dân); người thu gom (thương lái); công ty chế biến xuất khẩu; người tiêu dùng nội địa có liên quan đến việc sản xuất cá tra ở An Giang. - Phân tích thống kê mô tả nhằm phản ánh thực trạng sản xuất, thị trường của ngành hàng và nhận ra các giải pháp tiềm năng để lựa chọn một số trong các giải pháp đó cho việc đánh giá sâu hơn. • T (Nguy cơ/Thách thức): Những yếu tố có khả năng tạo ra kết quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển (tương lai).
Thuận lợi: Các trại cá giống cho rằng thuận lợi nhất của việc nuôi/ương cá giống có 30% cho là đầu tư kinh doanh với số vốn ít và 30% cho là việc mua bán cá giống có lời; Có nhiều khách hàng quen biết, nên việc bán cá giống sẽ dễ dàng hơn (60% ý kiến); Có kinh nghiệm trong ương/nuôi cá giống nên chất lượng cá giống tốt hơn (10%); Giá cả bán cá giống hợp lý nên có lời (10%) và một thuận lợi nữa là quen biết với các công ty thức ăn, việc mua thức ăn sẽ dễ dàng, có thể trả gối đầu hoặc cuối vụ thanh toán (10%). Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, các trại cá giống cũng gặp không ít những khó khăn như: Môi trường nước nuôi cá bị ô nhiễm (50% số ý kiến); Cá nuôi dễ bị nhiễm bệnh (50%); 40% ý kiến cho rằng giá cả cá giống luôn biến động (biến động theo giá cá thịt) ảnh hưởng bởi thời tiết (30%); Tỷ lệ cá bột nuôi hao hụt cao (20%); Ngoài ra thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi cũng như chăm sóc cá và chưa có chuẩn về chất lượng cá giống, thiếu thông tin giá cả thị trường và thường bị thương lái ép giá khi bán cá giống. Có 20% ý kiến cho rằng giá cá giống sẽ ổn định (do giá cá thịt không biến động); Giá cá sẽ tăng do nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước tăng (10%); Cá giống sản xuất ra sẽ cung cấp đủ số lượng giống cho các hộ nuôi trong vùng (10%); Hình thành các tổ chức người nuôi cá giống (10%); Cá tra sẽ được xuất khẩu ở nhiều thị trường trên thế giới hơn (10%) và cuối cùng là tuỳ thuộc vào thị trường, giá cả tăng thì nghề cá sẽ phát triển (10%).
Cán bộ hỗ trợ thực hiện các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá bằng cách tập huấn/dạy nghề cũng như phổ biến và ứng dụng các tiêu chuẩn ngành như qui định xử lý nước thải, cách nuôi cá sạch,…cho người nuôi (50%); Qui hoạch phát triển vùng nuôi cho người nuôi bên cạnh đó, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư cho ngành, thúc đẩy phát triển ngành (50%); Đồng thời có mạng lưới khuyến ngư hoạt động ở địa phương luôn túc trực hỗ trợ, tư vấn trực tiếp cho người nuôi (12,5%). Thuận lợi: Thuận lợi nhất trong quá trình hỗ trợ là được người dân nuôi cá đồng tình ủng hộ, thể hiện khả năng hợp tác thích học hỏi của mình (25%); Có vùng qui hoạch nuôi nên dễ hướng cho người nuôi vào nuôi trong vùng qui hoạch để hạn chế ô nhiễm môi trường (25%); Người nuôi cá có kỹ thuật nuôi, nên việc hướng dẫn và giới thiệu các mô hình nuôi và đối tượng mới được người nuôi dễ tiếp cận và áp dụng có hiệu quả hơn (12,5%).
• Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh An Giang, Trung tâm XTTM Việt Nam: Khảo sát thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng và cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu cho các công ty chế biến thủy sản; Thực hiện các hoạt động quảng bá cho ngành thủy sản của Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. • Chương trình FSPS II trong đó có các dự án về thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, dự án nâng cấp trung tâm giống cấp 1; Chương trình 131 và chương trình GTZ hỗ trợ về tập huấn các tiêu chuẩn chất lượng Eurep GAP. Các tác nhân trong chuỗi giá trị chưa chú trọng đến thị trường nội địa, cá tra nguyên liệu đưa vào các công ty chế biến được chọn lọc những loại đạt yêu cầu (kích cỡ, màu sắc, thịt trắng…), phần không đạt tiêu chuẩn hoặc phụ phẩm (đầu cá tra) được cung cấp ra thị trường nội địa.
Cần chú ý rằng đây không phải là kênh tiêu thụ chính sản phẩm cá tra của toàn chuỗi vì kênh này tiêu thụ chỉ có 4,6% lượng cá tra được sản xuất ra.
Trong kênh phân phối này GTGT được phân phối lại giữa người thương lái và người bán lẻ do giá bán của hai tác nhân này thay đổi.
Giá trị gia tăng thuần hay còn gọi là Lợi nhuận được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừ đi các chi phí tăng thêm. Chi phí tăng thêm của người sản xuất bao gồm các khoản chi phí như thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế (tấm cám, cá biển…), thuốc thú y thủy sản (TYTS), chuẩn bị ao, thuê lao động, xăng dầu, chi phí lãi vay…; Đối với các tác nhân còn lại thì chi phí tăng thêm gồm chi phí vận chuyển, giao dịch, thuê lao động, chi phí lãi vay, khấu hao máy móc thiết bị, thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với công ty chế biến) v.v…. Cá tra được sản xuất và phân phối qua các kênh phân phối, GTGT của các tác nhân tạo ra ở mỗi khâu khác nhau và các khoản chi phí tăng thêm phát sinh cũng khác nhau nên lợi nhuận được phân phối cho các tác nhân trong mỗi kênh cũng khác nhau.
• Nước ta chưa có bộ tiêu chuẩn về chất lượng của cá tra để làm chuẩn mực giới thiệu và định giỏ sản phẩm trong thương mại, nhưng nhà nhập khẩu thỡ biết rừ các thành phần, tố chất trong sản phẩm cá tra nên họ luôn ở thế chủ động trong việc đưa ra các yêu cầu về chất lượng sản phẩm chế biến từ cá tra; Chưa có chuẩn chất lượng để đánh giá chất lượng cá giống; Đăng ký cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình nuôi cá sạch hao tốn nhiều chi phí và thời gian;. • Chính sách chống bán phá giá của các nước nhập khẩu; Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) đưa con cá tra của Việt Nam vào danh sách vàng: Danh sách vàng gồm các loài cá được khuyến cáo là có thể chuyển qua danh mục màu đỏ nếu không được xử lý tốt (danh sách màu đỏ gồm các loài cá được nuôi và chế biến không nhân đạo, hoặc nếu nuôi và chế biến nó sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sản phẩm bị “cấm cửa” ở nhiều nước trên thế giới);. Tiêu chuẩn xây dựng các nhà máy CBTS, đặc biệt là CB cá XK cần căn cứ vào tiêu chuẩn HACCP để quy định hướng dẫn cho các nhà đầu tư, các Cty tư vấn lập dự án khả thi và Cty tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cũng như cung cấp cho các địa phương phê duyệt các dự án đầu tư đảm bảo chế biến các mặt hàng thủy sản đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái cho địa phương.