Biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông thôn trong bối cảnh phát triển khu công nghiệp: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

Về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Gần đây, công trình của Nguyễn Phương Châm về Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay (trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) [13] hay công trình Câu chuyện làng Giang (các khuynh hướng, giá trị và khuôn mẫu trong một xã hội đang chuyển đổi) của nhóm tác giả do Lương Hồng Quang làm chủ biên [82], đã cho thấy các động thái biến đổi của các cộng đồng nông thôn vùng châu thổ sông Hồng trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh CNH, HĐH, từ đời sống tôn giáo tín ngưỡng, các quan hệ xã hội cho đến các biểu hiện văn hóa cụ thể. -Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ có được từ các KCN như chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, gia tăng mức sống.., là những khó khăn và thách thức đang đứng trước các các cộng đồng dân cư tại chỗ, đó là sự quá tải về cơ sở hạ tầng, dân số tăng đột biến, các phức tạp về an ninh trật tự, phá vỡ một phần lối sống - nếp sống của vùng thôn quê để chuyển sang lối sống đô thị của một bộ phận dân cư… Đó là những hệ quả của tiến trình phát triển dưới tác động của các KCN.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát các biến đổi đời sống văn hóa của 3 cộng đồng dân cư nông nghiệp - nông thôn sau khi bị cắt một phần đất nông nghiệp, đất thổ cư để xây dựng các KCN tập trung, đã bị biến đổi như thế nào trong một bối cảnh phát triển nhanh chóng, phát triển “nóng”, mang tính “cưỡng bức” từ trên xuống. - Nghiên cứu trường hợp: trực tiếp nghiên cứu 3 cộng đồng dân cư (3 xã), với sự phát triển khác nhau sau khi bị mất một phần đất để nhà nước xây dựng các KCN, trong đó Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch) và Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) là 2 xã bị tác động của KCN mạnh nhất, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch) là xã ít bị tác động hơn.

Bố cục luận án

Vài nét về tỉnh Đồng Nai

Nằm trong khu vực có nhiều ưu thế, tỉnh lại có nhiều nguồn lực để phát triển, với các điều kiện ưu đãi của tự nhiên như: tài nguyên khoáng sản phong phú, khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm, có nhiều mỏ đá, cao lanh, bùn, cát…kết cấu nền đất có độ cứng, chịu nén tốt, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở của các KCN và các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có tiềm năng thuận lợi cho việc phát triển du lịch, với hệ thống khu di tích lịch sử khá nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên môi trường hấp dẫn,… có đất đai màu mỡ với nhiều loại đất khác nhau, phần lớn là đất đỏ bazan, nơi đây sớm hình. Trong bối cảnh chung đó, các làng xã ở tỉnh Đồng Nai khi bị các KCN tập trung “thôn tính” cũng nằm trong trong xu hướng chúng là: chất lượng đô thị hóa thấp với một loạt các vấn đề quá tải về cơ sở hạ tầng, nước sạch, vệ sinh môi trường; luồng di dân ào ạt từ các nơi khác tập trung về, với tất cả những thuận lợi và khó khăn của nó, đặt cho các cộng đồng dân cư tại đây có những vấn đề bất cập trong tiến trình phát triển.

Bảng 1: Quy hoạch phát triển một số KCN lớn của tỉnh Đồng Nai
Bảng 1: Quy hoạch phát triển một số KCN lớn của tỉnh Đồng Nai

Thành tựu kinh tế văn hóa xã hội

Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng số còn lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư. “Lối sống đô thị" với hàng loạt các yếu tố, các tiêu chí mà các nhà xã hội học đã đề cập đến chính là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm đối với các cộng đồng nông thôn đang đi vào công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay.

Mô tả các cộng đồng được khảo sát

Hòa cùng quá trình ĐTH của cả nước trong giai đoạn hiện nay, quá trình ĐTH ở xã Hiệp Phước cũng đang diễn ra rất nhanh nhất là quá trình ĐTH về những loại hình dịch vụ đặc biệt phát triển: với sự xuất hiện hàng loạt các tiệm điện thoại di động, dịch vụ bưu điện, viễn thông, các dịch vụ sửa chữa, dịch vụ du lịch vận tải, dịch vụ internet, truyền thông, dịch vụ hành chính văn phòng khi xã đang có những trung tâm đô thị dọc quốc lộ 51…. Do nhu cầu về chỗ ở của người lao động quá lớn, trong khi đó các chủ sử dụng lao động không đáp ứng được cộng thêm mức thu nhập thấp (bình quân mỗi tháng từ 1.5 triệu – 1.8 triệu đồng/người) dẫn đến người lao động nhập cư tự lo chỗ ở phải thuê những căn nhà trọ giá rẻ, chưa đảm bảo chất lượng cuộc sống với diện tích bình quân 4m2/người, chất lượng nhà cho thuê (vệ sinh, điện, nước) chưa đảm bảo yêu cầu của cuộc sống, sinh hoạt văn hóa dường như không có.

Bảng 4:  Thu nhập bình quân đầu người qua các thời kỳ
Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người qua các thời kỳ

Từ bình diện cộng đồng - sự tham gia của người dân vào các nghi lễ cộng đồng

Những ngày này chỉ cúng chứ không tế, không mở hội, thường chỉ do các hương chức, hội tề hoặc ban tế tự dâng cúng lễ vật đơn giản và cúng ngắn gọn, không nhất thiết phải bài bản, nghi thức rườm rà như lễ rước ông bà, lễ Khai sơn, tết Đoan ngọ, vía Thổ thần, các ngày lễ mang tính chất tôn giáo như cúng rằm Thượng nguyên (tháng 3), Trung nguyên (tháng 7), Hạ nguyên (tháng 10). Lễ Kỳ yên của đình ở Đồng Nai thường diễn ra trong ba ngày, bao gồm có ba lễ chính: lễ Túc yết tức nghênh chào và ra mắt thần linh; Đoàn cả (hay Đàn cả) còn gọi là lễ Chánh tế, có nghĩa là lễ tạ ơn thần Thành hoàng; lễ Tiền hiền- Hậu hiền là nghi lễ tạ ơn các vị tiền nhân đã có công lập làng.

Bảng 30: Nghi thức trong lễ Kỳ Yên Lễ sinh xướng Thành viên Ban tế tự thi hành
Bảng 30: Nghi thức trong lễ Kỳ Yên Lễ sinh xướng Thành viên Ban tế tự thi hành

Các nghi lễ tại gia đình 1. Tang ma

Khi các hộ gia đình người nhập cư là công nhân có người mất, nếu gia đình ở xa, họ cũng hỏi thăm, gửi đồ phúng viếng; nếu chết tại chỗ, họ cử người giúp đỡ, có nêu các nghi thức phải làm song đó chỉ là tham khảo, gia chủ, tùy vào gốc quê hương mà thực hành nghi lễ nhưng rất giản tiện, thường hỏa táng và mang tro cốt về quê nhà. Chính vì vậy, việc thành lập một nơi chuyên dành để tổ chức đám cưới dành cho người dân thì vừa sẽ tiết kiệm chi phí mà vừa vẫn đúng với phong tục đám cưới truyền thống cho mô ̣t số trường hợp thuê trung tâm văn hóa xã để tổ chức, người ta không có nhà mà thuê nhà hàng thì.

Từ bình diện cá nhân - các hưởng thụ văn hóa trong đời sống hàng ngày

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa của người dân ở nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, thực hiện các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã, tạo nền tảng vững chắc để phát triển văn hóa nông thôn mới trên địa bàn xã; xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xã hội nông thôn mới.

Bảng 38: Nhà máy của anh chi ̣ có tổ chức bất kỳ hoa ̣t đô ̣ng văn hóa nào dưới đây Không tổ
Bảng 38: Nhà máy của anh chi ̣ có tổ chức bất kỳ hoa ̣t đô ̣ng văn hóa nào dưới đây Không tổ

Xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô

Bao gồm các chính sách như: Chính sách về giảm thuế cho các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đối với công nhân, bao gồm các phúc lợi xã hội và chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân, xây dựng các thiết chế văn hoá, có các hoạt động cộng đồng; Chính sách về thuế đất cho các cơ sở văn hoá trên cơ sở phân loại các loại hình văn hoá để có chính sách ưu tiên cho các cơ sở văn hoá công ích, thuế kinh doanh cho các doanh nghiệp văn hoá có chương trình phục vụ công nhân KCN. Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức văn hoá quốc tế và các quỹ, tổ chức văn hoá ở nước ngoài tham gia vào việc tổ chức các hoạt động văn hoá ở KCN nhằm huy động không những nguồn vốn mà quan trọng hơn là học tập các cách tiếp cận mới, những phương pháp, kỹ năng tổ chức và xây dựng các hoạt động văn hoá cho mỗi tổ chức văn hoá, nghệ thuật vốn đang là một điểm yếu của các tổ chức văn hoá nghệ thuật của chúng ta trong môi trường công nghiệp - đô thị;.

Xây dựng các mô hình phát triển văn hóa

- Các hoạt động văn hóa văn nghệ: Hội diễn/hội thi nhân các dịp lễ kỷ niệm; các câu lạc bộ hát dân ca, cùng nhau hát, nhảy; các hoạt động xây dựng tủ sách, đọc sách báo/thi kể chuyện, hùng biện; các hoạt động giáo dục truyền thống như xây dựng phòng trưng bày truyền thống doanh nghiệp, triển lãm; tổ chức các Festival mang tính tổng hợp với nhiều hình thức văn nghệ, trò chơi, thi nấu ăn, phụ nữ duyên dáng thanh lịch, thi bé khoẻ, bé ngoan cho con em công nhân, thi đố vui; các hoạt động tổ chức các tour du lịch ngắn cho công nhân vào những ngày cuối tuần; tổ chức các buổi chiếu phim có bình luận từ phía người xem. Tăng cường các hoạt động sáng tác và phổ biến các tác phẩm văn hóa - nghệ thuật, các chương trình tuyên truyền về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tăng cường hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa Nhà nước, đưa các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã và hạt nhân văn hóa cơ sở cấp ấp; tạo điều kiện để người dân ở nông thôn tham gia sáng tạo, bảo tồn và truyền dạy các loại hình văn nghệ dân gian truyền thống.

Bảng 51: Tổ chức các hoạt động văn hoá thường xuyên
Bảng 51: Tổ chức các hoạt động văn hoá thường xuyên

NGUYỄN VĂN QUYẾT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HểA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HểA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HểA HỌC

Anh (chị) vui lòng nghiên cứu Bảng câu hỏi, cho biết một số thông tin liên quan đến bản thân, công việc đang làm, các thiết chế và nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật - thể dục thể thao tại nơi ở và nơi làm việc của anh (chị) bằng cách đánh dấu chéo (x) hoặc điền vào ô (….) ở Bảng trả lời. Ông (bà) vui lòng nghiên cứu Bảng câu hỏi, cho biết một số thông tin liên quan đến các thiết chế và các hoạt động văn hóa văn nghệ – thể dục thể thao của cơ quan dành cho nhân viên, công nhân bằng cách đánh dấu chéo (x) hoặc điền vào ô (…) ở Bảng trả lời.

BẢNG THỐNG KÊ
BẢNG THỐNG KÊ