MỤC LỤC
Đặc biệt các khoản nợ quá hạn khi đưa vào xử lý đều dẫn tới tình trạng nợ khó đòi, điều này thể hiện chất lượng tín dụng rất kém và ngay từ khâu khảo sát điều tra khách hàng đã có những thiếu sót là không tính toán để lường trước khả năng tài chính của khách hàng, hầu như không nắm được các quan hệ tài chính khác của khách hàng ngoài vốn vay ngân hàng. Tổng dư nợ tăng qua các năm, thể hiện chất lượng tín dụng có xu hướng giảm sút, với tỷ lệ nợ quá hạn và nợ tồn đọng so sánh với tỷ lệ chung của NHCT Việt Nam thì trong hai năm gần đây, tỷ lệ này của NHCT Hà Nam cao hơn rất nhiều và cũng không đạt yêu cầu mà NHCT Việt Nam đề ra (tỷ trọng nợ quá hạn dưới 5%). Tuy nhiên, NHCT Hà Nam đã đầu tư cho thành phần kinh tế này một lượng vốn rất lớn, có thời điểm chiếm trên 30% tổng dư nợ và trên thực tế một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng hoàn trả vốn ngân hàng như : Công ty xuất nhập khẩu, Công ty Khách sạn dịch vụ Hà Nam, chỉ riêng hai công ty này đã có số dư nợ quá hạn chiếm trên 70% tổng số nợ quá hạn và hầu hết là nợ khó đòi.
+ Về cơ cấu đầu tư: Cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng từ 40 đến 50% tổng dư nợ, với tỷ trọng này nguồn vốn trung và dài hạn khá lớn dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn chậm, hầu hết vốn đầu tư trung, dài hạn tập trung vào các dây truyền sản xuất (Bia, Nước giải khát) và thực tế hiệu quả đem lại rất thấp do 100%. Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHCT Hà Nam (1999, 2000, 2001) Phân loại nợ quá hạn theo thời gian cho thấy, nợ quá hạn khó thu chiếm tỷ trọng khá lớn và tiềm năng số nợ này sẽ tăng rất nhanh, hầu hết khách hàng có nợ quá hạn đều gặp khó khăn về tài chính (có trường hợp mất vốn) khó có khả năng phục hồi, phát triển để trả nợ ngân hàng. + Một bộ phận khá lớn cán bộ chưa đủ trình độ và khả năng trong kinh doanh ngân hàng, nhiều cán bộ làm công tác kinh doanh nhưng chỉ có trình độ trung cấp hoặc chưa qua đào tạo kể cả lớp nghiệp vụ kinh doanh, chưa làm quen với kinh tế thị trường nên không nhìn nhận hết mặt trái của nền kinh tế thị trường.
+ Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu như không có vốn tự có, phải dựa 100% vào vốn vay ngân hàng, nhiều doanh nghiệp gánh chịu lỗ của đơn vị cũ chuyển sang kèm theo số lượng cán bộ công nhân viên lớn không có việc làm, không tìm được hướng phát triển trong sản xuất kinh doanh nên thua lỗ triền miên, dẫn đến bất cứ rủi ro nào của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
+ Chính sách vĩ mô không ổn định (xuất khẩu, thuế, đất, cơ chế tài chính, tỷ giá..) làm cho doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ, từ việc làm hợp pháp trở thành bất hợp pháp đã kéo theo rủi ro tín dụng. + Cơ chế chính sách về xử lý nợ có vấn đề, tài sản đảm bảo nợ vay, tài sản gán nợ không đầy đủ, thiếu nhất quán và không phù hợp với thực tế dẫn đến nợ tồn đọng không xử lý được. + Nhà nước chậm xử lý vấn đề vốn và sắp xếp DNNN là đối tác chủ yếu của NHTM nhưng vốn tự có quá nhỏ, năng lực tài chính thấp, rủi ro cao, khi xử lý nợ cho doanh nghiệp lại dồn thêm khó khăn cho NHTM.
Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với kinh tế tư nhân hầu hết là các khoản cho vay bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán, đây là nhân tố hạn chế chức năng tạo tiền thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng. Việc phát triển, mở rộng mạng lưới thanh toán, đầu tư trang thiết bị chưa làm cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển, đánh giá một cách khách quan là do thói quen của người dân cũng như cả các tổ chức kinh tế thường sử dụng thanh toán bằng tiền mặt trong hầu hết các hoạt động. - Dịch vụ thanh toán là hoạt động được quan tâm rất lớn của hệ thống NHCT Việt Nam, hoạt động này luôn được mở rộng và chú ý đầu tư trang thiết bị hiện đại với mục tiêu theo kịp hệ thống thanh toán quốc tế.
- Về chất lượng chỉ có thanh toán trong hệ thống NHCT, thanh toán song biên là đáp ứng được yêu cầu còn thanh toán bù trừ qua NHNN vẫn rất chậm và quá trình cải tiến đang ở mức hoàn thiện hệ thống thanh toán chung.
NHCT Việt Nam giao kế hoạch chi phí quản lý hàng năm cho các chi nhánh căn cứ trên kế hoạch kinh doanh được duyệt và có điều chỉnh vào cuối năm để các chỉ tiêu phù hợp với thực tế kinh doanh tại các chi nhánh, thể hiện tính tập trung trong quản lý chi phí của NHCT Việt Nam trong điều kiện các định mức chi phí của bộ Tài chính chưa phù hợp thực tế hoạt động kinh doanh và nhất là kinh doanh tiền tệ. Sự tăng trưởng tín dụng, đứng trên phương diện xã hội là thoả mãn nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, thông qua lợi nhuận do tín dụng mang lại, tạo nguồn bù đắp các chi phí, đồng thời tạo ra thế và lực mới trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường, cho phép ngân hàng cung cấp các dịch vụ mới, các dịch vụ có chi phí thấp hơn, đó cũng là nguồn dùng tăng cường các nguồn lực khác cho hoạt động ngân hàng như tài sản, công nghệ, thiết bị, đào tạo. + Khả năng tài chính và cơ sở vật chất được nâng cao: Qua các số liệu quyết toán tài chính theo cơ chế tài chính của NHCT Việt Nam, tuy NHCT Hà Nam mới có chênh lệch và quỹ thu nhập vừa đủ chi lương theo quy định (ở mức các chi nhánh có lãi), song trong kết cấu chi phí của ngân hàng đã đáp ứng được một phần cơ bản về tài sản như trụ sở giao dịch, công cụ lao động, thiết bị đủ tốt (mỗi năm lên tới hàng tỷ đồng), đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh trên cơ sở nâng cấp và hiện đại hoá.
+ Cán bộ ngân hàng không ngừng trưởng thành trong kinh doanh: Từ những cán bộ hoạt động trong cơ chế bao cấp, đã tự điều chỉnh để thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh hiện nay, mặc dù còn không ít tồn tại, song trình độ và kinh nghiệm quản trị điều hành và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ dần được hoàn thiện và nâng cao. Do đơn điệu về loại hình dịch vụ nên không thể thu hút được khách hàng càng không thể tạo thế mạnh trong cạnh tranh; thực tế trong những năm vừa qua hoạt động dịch vụ mang nhiều tính thụ động, không đóng góp nhiều cho sự phát triển cũng như lợi nhuận của NHCT Hà Nam, mặc dù được đầu tư rất lớn và đi trước các hoạt động kinh doanh khác nhưng các hoạt động dịch vụ vẫn không phát triển được. Sự đơn điệu và kém hiệu quả trong kinh doanh không chỉ thể hiện ở NHCT Hà Nam mà còn là tình trạng chung trong toàn hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, điều đó đã phản ánh sự yếu kém về hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, xong đồng thời đây cũng là những điều kiện thuận lợi và môi trường kinh doanh rộng lớn còn đang bỏ ngỏ tạo cơ hội để NHCT thâm nhập và phát triển.
+ Công tác đào tạo cán bộ chưa sát với nhiệm vụ thực tiễn: Hiện tại một phần lớn cán bộ nghiệp vụ chưa đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, công tác đào tạo trong thời gian qua mang nặng tính bằng cấp, không gắn với nghiệp vụ chuyên môn, một số nghiệp vụ đòi hỏi phải có đào tạo chuyên sâu như: Điện toán, thanh toán quốc tế thì hầu như chưa được chú trọng đào tạo. + Về phía khách hàng: Thị trường sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nhỏ hẹp, manh mún, hàng hoá tiêu thụ không có uy tín trên thị trường, rất khó thâm nhập và phát triển, trong khi đó năng lực tài chính của doanh nghiệp lại yếu, hầu như không đủ vốn để giải quyết các vướng mắc trong kinh doanh và tạo động lực cho sự phát triển, nên hiệu quả kinh doanh rất thấp. Nợ quá hạn tăng cao cũng có một số quan điểm cho rằng, vốn cho vay của các NHTM thoả mãn nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất kinh doanh, thực tế khảo sát cho thấy không phải vậy, mà có vấn đề nổỉ cộm là nhu cầu vốn vay của hộ sản xuất kinh doanh rất lớn, song ngân hàng không cho vay được, nguyên nhân do rất nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách về vốn tự có, tài sản thế chấp.