MỤC LỤC
Thông qua việc phân tích kết quả họat động kinh doanh để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của công ty, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt hơn. _Tiến hành phân tích một số thị trường tiêu thụ của công ty, phát hiện những thị trường tiềm năng và những thị trường có mức tiêu thụ mạnh, đem lại lợi nhuận cao để giúp công ty có những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư, mở rộng mạng lưới đại lý và xây dựng mới các cửa hàng.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Nhân tố ảnh hưởng có thể chia làm 2 loại: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. _ Nhân tố khách quan là loại nhân tố thường phát sinh và tác động như một nhu cầu tất yếu, không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Một số nhân tố khách quan như sự phát triển của lực lượng sản xuất, chính sách kinh tế xã hội của đất nước, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật… Các nhân tố này tác động làm cho chi phí sản xuất, thuế suất, chính sách lương… có nhiều biến đổi. _ Nhân tố chủ quan là nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu như thế nào phụ thuộc vào nổ lực chủ quan của chủ thể tiến hành kinh doanh. Những nhân tố như trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn; trình độ khai thác các nhân tố khách quan của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến giá thành, mức chi phí, thời gian lao động, lượng hàng hóa, cơ cấu hàng hóa…. Những cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Vĩnh Long. Tình hình tiêu thụ a) Khái quát về tiêu thụ. Tiêu thụ là quá trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán. Đây là khâu cuối cùng của vòng chu chuyển vốn, là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thức hiện vật sang hình thức tiền tệ. Tiêu thụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định thành bại, là quá trình thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp. b) Phân tích tình hình tiêu thụ. Khi phân tích về tình hình tiêu thụ của một đơn vị kinh tế, chúng ta lần l ượt tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ giữa thực tế so với kế hoạch hay mức tiêu thụ của năm sau so với năm trước. Thường chúng ta sẽ tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ dựa vào việc phân tích số lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ của một số mặt hàng chính. Chúng ta thường áp dụng phương pháp so sánh trong việc phân tích. Phân tích số lượng để xem xét chi tiết từng mặt hàng và ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tăng hay giảm về số lượng giữa các năm, giữa thực hiện so với kế hoạch. Công thức kế toán:. Chỉ tiêu hàng tồn kho cũng là một yếu tố để xem xét tình hình tiêu thụ. Tồn đầu kỳ biến động là do tình hình tiêu thụ ở kỳ trước, trong khi đó tồn cuối kỳ chịu ảnh hưởng của tình hình tiêu thụ ở kỳ này. Phân tích theo hình thức số lượng và chỉ tiêu tồn kho giúp cho doanh nghiệp đánh giá một cách liên tục nhiều kỳ cho từng mặt hàng, từ đó có quyết định kinh doanh cho phù hợp. Phân tích giá trị để đánh giá khái quát về hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Từ những giá trị đạt được qua các năm, ta sẽ tính được sự chênh lệch về giá trị cũng như tính được tỷ lệ tương đối về giá trị đạt được của năm sau so với năm trước. Từ đó mà ta thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch của các mặt hàng. Những con số này sẽ là cơ sở để chúng ta đưa ra quyết định cho việc nên tăng hay giảm tiêu thụ mặt hàng nào là mang lại hiệu quả cao nhất. Tình hình chi phí. Chi phí sản xuất là sự tổng hợp việc sử dụng các yếu tố thuộc quá trình sản xuất vào trong kỳ. Biến động chi phí tăng hoặc giảm chi phí sản xuất phản ánh trình độ điều hành, khai thác và sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại chi phí là toàn bộ những hao phí:. tiền lương của cán bộ công nhân viên, chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp…. a) Tổng mức chi phí thực hiện. Là chỉ tiêu khái quát về tình hình thực hiện chi phí qua các kỳ được so sánh đơn giản giữa tổng chi phí năm sau so với năm trước. Hệ số thực hiện so với năm trước = Chi phí năm sau Chi phí năm trước. b) Tỷ suất chi phí. Tỷ suất chi phí là tỷ lệ phần trăm giữa tổng chi phí so với tổng doanh thu. Tỷ suất chi phí cho biết cần bao nhiêu đồng chi phí để tạo ra một đồng doanh thu. Tổng mức chi phí thay đổi theo khối lượng hoạt động. Tuy nhiên tỷ suất chi phí thường ổn định rất ít biến động, vì vậy đây là một loại chỉ tiêu được dùng làm thước đo tính hiệu quả trong việc điều hành và quản lý chi phí. Mỗi ngành nghề khác nhau thường có một tỷ suất chi phí khác nhau. Tỷ suất chi phí = Tổng chi phí. c) Tiết kiệm chi phí. Mức tiết kiệm = Doanh thu thực hiện x ( Tỷ suất chi phí năm trước - Tỷ suất chi phí năm sau ). Tình hình lợi nhuận a) Khái quát về lợi nhuận. _ Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đó chính là lợi nhuận, mọi hoạt động của doanh nghiệp điều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. _ Ý nghĩa của lợi nhuận: lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá trình tái sản xuất, mở rộng sản xuất. Lợi nhuận được bổ sung cho kỳ sản xuất sau cao hơn kỳ sản xuất trước. _ Ý nghĩa về mặt xã hội: lợi nhuận giúp mở rộng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. _ Ý nghĩa đối với doanh nghiệp: lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế m à vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. b) Các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp _ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động kinh doanh trừ đi giá thành của hàng hóa và mức thuế theo quy định của Nhà nước. Doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản tiền thu được từ việc kinh doanh các mặt hàng của công ty sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…. Giá thành của hàng hóa : giá thành sản xuất hay giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Thuế giá trị gia tăng được tính dựa trên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo mức hiện hành là 10% * doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. _ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Đây là khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính như góp vốn liên doanh, đầu tư mua bán chứng khoán, hoạt động cho thuê tài sản… Đây là khoản còn lại của doanh thu từ hoạt động tài chính sau khi đã trừ đi các chi phí tài chính. Đây là khoản chênh lệch giữa khoản thu và khoản chi khác. Khoản lợi nhuận này có thể thu được từ thanh lý tài sản, thu tiền phạt…. Một số tỷ số. a) Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính. Cơ cấu tài chính là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu và tỷ trọng nguồn vốn đi vay chiếm trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, là đòn bẫy đẩy mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn mang đầy tính rủi ro. Hệ số nợ hay tỷ số nợ là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn Hệ số nợ = Tổng số nợ. Tổng tài sản. Hệ số tài trợ cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn. Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu là loại hệ số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng cao hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi. Hệ số này càng thấp mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ. b) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn _ Số vòng quay vốn chung. Số vòng quay vốn chung là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản, tức so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động. Nó nói lên cứ 1 đồng tài sản nói chung trong một năm mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Số vòng quay tài sản = Doanh thu từ hoạt động chính Tổng tài sản. _ Số vòng luân chuyển hàng hóa. Số vòng lưu chuyển hàng hóa còn gọi là số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh phù hợp trên thị trường. Số vòng quay hàng tồn. kho = Trị giá hàng hóa bán ra theo giá vốn Trị giá hàng hóa tồn kho bình quân. Số vòng quay hàng tồn kho. _ Thời hạn thu tiền. Thời hạn thu tiền là chỉ tiêu thể hiện phương thức thanh toán trong việc tiêu thụ hàng hóa của công ty. Hệ số trên về nguyên tắc càng thấp càng tốt tuy nhiên phải tùy vào từng trường hợp cụ thể. Thời hạn thu tiền = Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân 1 ngày. _ Thời hạn trả tiền. Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản nợ, xây dựng kế hoạch ngân sách và chủ động điều tiết khối lượng tiền trong kỳ kinh doanh. Thời hạn trả tiền = Các khoản phải trả bình quân Giá vốn hàng bán bình quân 1 ngày. c) Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận _ Hệ số lãi gộp.
Phũng tài chớnh kế toỏn: cú chức năng theo dừi giỏm sỏt về hoạt động mặt tài chính, hạch toán kinh doanh, quản lý vật tư, tài sản…của công ty và thực hiện nghĩa vụ kinh doanh của công ty về việc ghi chép, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nguyên tắc các chế độ kế toán trong công ty theo hướng dẫn của ngành và pháp luật kế toán thống kê do Nhà nước ban hành, lưu trữ hồ sơ sổ sách hiện hành theo quy định của bộ tài chính. Phòng quản lý kỹ thuật: quy hoạch kho bãi chứa hàng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho công tác bảo quản hàng hoá an toàn, sử dụng hết sức chứa của kho và đảm bảo an toàn lao động, được quyền yêu cầu các đơn cị cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan, được uỷ quyền ký các văn bản hướng dẫn, tham gia và tổ chức hội nghị về chuyên đề kỹ thuật có liên quan, được tham gia đóng góp ý kiến về nhân sự của phòng.
Bởi vì trong hai năm qua tình hình thị trường xăng dầu có sự biến động lớn về giá cả làm cho các Công ty xăng dầu trong nước gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, Công ty xăng dầu Vĩnh Long với sự nổ lực của cả tập thể Ban giám đốc và đội ngũ nhân viên vẫn cố gắng duy trì tình hình kinh doanh ở mức ổn định, giảm bớt việc lợi nhuận bị lỗ.
Nguyên nhân chính làm cho chi phí tăng lên là do nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước tăng cao mà chúng ta chủ yếu phải nhập khẩu xăng dầu và trong giai đoạn này lại có sự tăng lên của tỷ giá ngoại tệ cho nên chi phí mua hàng cao làm cho tổng chi phí của Công ty tăng lên. _ Do nhu cầu tiêu thụ ở Mỹ và Trung Quốc tăng cao trong khi đó nguồn cung có giới hạn, đồng đô la Mỹ bị mất giá, sự bất ổn về an ninh ở khu vực Trung Đông đe dọa nguồn cung khiến những người buôn bán về dầu khí càng mua trữ dầu nhiều hơn nữa.
Tóm lại, sau khi đánh giá về sự ảnh hưởng từ các khoản mục cấu thành nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty, ta có thể rút ra kết luận: tuy doanh thu thuần đều tăng qua các năm nhưng các khoản chi phí lại tăng nhiều hơn doanh thu thuần nên làm cho lợi nhuận bị giảm xuống là điều đương nhiên. Nguyên nhân khác làm cho lợi nhuận của Công ty qua 2 năm 2007 và 2008 đều bị lỗ là do Chính phủ chủ động điều tiết kinh doanh lỗ để bình ổn giá cả trên thị trường giúp các doanh nghiệp, người dân yên tâm sản xuất kinh doanh.
Nhưng do tình hình xăng dầu từ cuối năm 2008 đến thời điểm này khá ổn định nên Công ty hy vọng hoạt động kinh doanh năm nay sẽ khả quan hơn. ROE của năm này cao hơn ROA cùng năm, điều này cho thấy vốn tự có của Công ty là thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản nợ vay và vốn chiếm dụng của khách hàng nhưng hoạt động có hiệu quả.
- Tăng cường công tác Marketing: hiện nay ngoài việc kinh doanh xăng dầu Công ty còn kinh doanh các mặt khác như: gas, dầu nhớt, thiết bị phụ tùng ,hóa chất,… Đây là những mặt hàng có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, vì vậy Công ty cần tăng cường khâu quảng cáo, các hình thức khuyến mãi như mua nhớt tặng nón, áo thun có logo của Công ty nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Vì vậy công ty cần thiết lập và quan tâm nhiều hơn nữa đến các đại lý bán hàng, đây là đơn vị trung gian có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng bán ra của công ty vì thế cần có quà biếu, thăm hỏi trong các dip lễ tết; công ty nên tổ chức các chuyến thăm quan du lịch định kỳ cho các đại lý.