MỤC LỤC
Hơn nữa, họ có thể trao đổi và đặt câu hỏi đối với cán bộ khuyến nông các vấn đề liên quan; đồng thời họ cũng dễ tiếp cận và hiểu được nội dung đề cập trong tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, bởi vì phần lớn thông tin được truyền tải cho nông dân dưới dạng hình ảnh, hoặc ca dao, tục ngữ gắn liền với các hoạt động sản xuất của nông dân. Điều này được nông dân đánh giá tương đối thấp (xem Hình 3-5), giải thích vấn đề này một số nông dân cho rằng những kiến thức trong tài liệu hướng dẫn cho điều kiện sản xuất chung của địa phương; trong khi đó, điều kiện sản xuất hiện nay mang tính riêng lẻ hoặc từng tiểu vùng sinh thái cho nên khả năng ứng dụng vào sản xuất cũng bị hạn chế. Nhưng xét về tỷ lệ thu hồi sản phẩm sau chế biến hay tiêu chuẩn về phẩm chất thì chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, nguyên nhân là trình độ sản xuất của đại bộ phận nông dân chưa đồng bộ từ bố trí lịch thời vụ, thời gian xuống giống kéo dài 10 đến 20 ngày, thiếu trang thiết bị phục vụ sản xuất, còn đối với các hộ áp dụng kỹ thuật thì cũng chưa áp dụng một cách đúng đắn và triệt để theo khuyến cáo của cán bộ nông nghiệp.
Theo ý kiến của ông Hà Minh Tâm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến nông xã Phước Thới (Ô Môn), cho rằng: "Muốn thực hiện mô hình lúa đông xuân - màu xuân hè - tôm càng xanh có hiệu quả, cần qui hoạch vùng sản xuất, chọn đất và môi trường thích hợp (diện tích canh tác từ 1 ha trở lên), xây dựng hệ thống đê bao hoàn chỉnh và chủ động liên doanh, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ mới có khả năng nhân rộng”.
Từ kết quả kiểm định cho thấy rằng có sự khác biệt về năng suất bình quân giữa hai mô hình: truyền thống và áp dụng khoa học kỹ thuật với mức ý nghĩa thống kê 0,05; cụ thể là trung bình thứ hạng (Mean rank) của nhóm có áp dụng là 157 khá cao hơn nhóm mô hình truyền thống chỉ có 26,50, có nghĩa là năng suất của mô hình áp dụng kỹ thuật cao mô hình truyền thống. Hơn nữa, trong trường hợp nông dân sản xuất cùng một giống lúa theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên ngành hoặc theo đơn đặt hàng của các công ty lương thực tại địa phương thì giá bán tương đối ổn định ở mức 2.300đồng/kg; ngược lại, nông dân thường gặp tình trạng bị thương lái ép giá khi họ sản xuất riêng lẻ, sản lượng ít. Giải thích sự khác biệt này, các cán bộ phụ trách nông nghiệp và nông dân tại địa bàn nghiên cứu cho rằng khi nông dân áp dụng kỹ thuật như mô hình sạ hàng, 3 giảm – 3 tăng, hoặc lúa -thủy sản thì chủ yếu họ sử dụng các loại giống xác nhận được cung cấp bởi các trạm khuyến nông với chất lượng đồng đều; hơn nữa, các mô hình trên hướng đến giảm thiểu sử dụng các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, hóa chất.
Trong khi đó, giá lúa của nông dân sử dụng giống mới lại thấp hơn các mô hình khác bởi vì một số nông dân thích chọn các loại giống mới có năng suất cao (được gọi là áp dụng kỹ thuật theo chiều rộng), nhưng chất lượng thấp và chủ yếu bán lúa cho các thương lái xay xát bán tại chợ địa phương.
Qua khảo sát cho thấy, phần lớn nông dân tại địa bàn nghiên cứu thuộc Sóc Trăng chủ yếu bán lúa tại ruộng sau khi thu hoạch (88,79% trong số 261 nông hộ được hỏi) so với địa bàn của Cần Thơ thì nông dân bán lúa theo hình thức này chưa đến 1% (xem phụ lục 5). Theo thông tin từ các cán bộ khuyến nông tại địa bàn nghiên cứu khảo sát cho biết, giống mới là các giống lúa thuộc nhóm xác nhận, có giá trị xuất khẩu như Jasmine, OM2514, OMCS2000, OM1490,… nhất là giống Jasmine được nhiều hộ sử dụng cho vụ Đông Xuân, còn giống OM1490 chủ yếu sử dụng cho vụ Thu Đông do đặc tính kháng bệnh cao, phù hợp với điều kiện của vùng. Trong thực tế, nông dân không áp dụng giống mới một cách thuần túy mà phần lớn họ lồng ghép sử dụng các giống mới với các mô hình khác như ba giảm – ba tăng, sạ hàng, IPM… Bởi vì, khi áp dụng lồng ghép giúp cho nông dân quản lý dịch bệnh và phân phối nguồn lực sản xuất hiệu quả hơn dẫn đến họ sẽ có cơ hội giảm thiểu sử dụng vật tư nông nghiệp trong sản xuất nên chi phí sản xuất có xu hướng giảm theo.
Theo nhóm chuyên gia của Tổ chức lương nông quốc tế (gọi tắt là FAO) cho rằng quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại cây trồng bao gồm: áp dụng nhiều biện pháp một cách tổng hợp nhằm tạo điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của dịch hại và duy trì mật độ của chúng ở dưới mức có thể gây hại đến cây trồng, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc hoá học nhiều, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường sinh thái.
Mô hình này chủ yếu do nông dân học hỏi ở những địa phương khác trong những buổi tham quan, nông hộ thả cá vào ruộng bắt đầu từ tháng 5 và đến tháng 10 âm lịch thì thu hoạch, chi phí chủ yếu là cá giống chứ không tốn công chăm sóc, người dân chỉ quan tâm và tránh tình trạng thất thoát, mô hình này góp phần tạo thêm thu nhập cho nông hộ. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất của hai mô hình này rất cao do chi phí sản xuất tương đối thấp (bình quân 655 ngàn đồng/công); điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau: thứ nhất, tận dụng phụ phẩm từ cây màu của vụ trước hoặc nuôi cá trong ruộng dẫn đến nông dân sử dụng ít phân bón cho cây lúa; thứ hai, nông dân tiết kiệm chi phí tưới tiêu (mô hình lúa - thủy sản) do mô hình này thích hợp đối địa hình trũng. Hơn nữa, bất kể có áp dụng kỹ thuật cải tiến hay không nếu như nông dân chuẩn bị đất kỹ như thuê máy cày xới, phơi đất…nhằm tiêu diệt các mầm bệnh dẫn đến chi phí tăng thêm nhưng ngược lại năng suất tăng và giảm chi phí thuốc trừ cỏ; cho nên chi phí chuẩn bị đất sẽ góp phần ảnh hưởng đến tăng hiệu quả sản xuất cụ thể là thu nhập của nông hộ.
Tuy nhiên, đối với mô hình truyền thống, nếu như nông dân sử dụng thuốc trừ sâu càng nhiều sẽ góp phần hạn chế các dịch bệnh nên dẫn đến năng suất ổn định và tăng thu nhập; trong khi đó, đối với các mô hình cải tiến, yếu tố thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập bởi vì mục tiêu của các mô hình cải tiến chủ yếu hướng đến việc giảm tối đa sử dụng vật tư nông nghiệp như giống, phân bón, hóa chất nhằm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất cũng đã góp phần nâng cao kiến thức, thông tin cho nông dân, thúc đẩy họ suy nghĩ tòm tòi để đi đến quyết định lựa chọn mô hình sản xuất thích hợp áp dụng trên đồng ruộng, đồng thời tạo điều kiện cho người nông dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu trước đây, nâng cao kiến thức về quản lý đồng ruộng biết cách hạch toán trong sản xuất, Giảm lượng giống, giảm việc phun thuốc hoá học hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho chính nông dân và cộng đồng vùng nông thôn, bảo vệ được các loài thiên địch, tái tạo lại cân bằng sinh thái trên đồng ruộng, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần đạt tiêu chuẩn lúa xuất khẩu hàng năm của cả nước, đồng thời góp phần vào việc thực hiện hai chương trình mục tiêu của Chính phủ là "Xoá đói giảm nghèo" và "Làm sạch môi trường"; trong đó, chương trình IPM rất phù hợp với quan điểm thâm canh tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm.