Đánh giá tình hình đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 và giải pháp đến năm 2010

MỤC LỤC

Quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006

Đây là dấu hiệu khả quan trong thời gian tới đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế bởi trong thời kỳ 1996-2000 tình hình vốn đầu tư phát triển trong cả nước có nhiều biến động xấu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực và giảm sút kinh tế toàn cầu. Đầu tư trong nền kinh tế ngày càng được thống kê đầy đủ hơn bao gồm không chỉ các nguồn vốn làm tăng tài sản cố định mà cả tăng tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường…Đầu tư dù của cá nhân hay tổ chức cuối cùng sẽ làm tăng tài sản và hứa hẹn sẽ mang lợi ích cao hơn trong tương lai.

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo nguồn vốn huy động

Các nguồn để lại bao gồm các nguồn thu từ thuế sử dụng đất lúa, xổ số kiến thiết, thuế đất, quảng cáo truyền hình, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, vượt thu đưa vào sử dụng…Nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương dành cho phát triển đô thị, vốn sự nghiệp giáo dục, chương trình khuyến khích điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách chủ yếu vào các lĩnh vực: thiết kế quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư các dự án thuộc các khối nông nghiệp – thuỷ lợi, giao thông – vận tải, đầu tư công cộng, dịch vụ quản lý Nhà nước, giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin, y tế xã hội, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, quốc phòng an ninh, bổ sung quỹ tái tạo nhà ở….

Bảng 1. 4: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định  giai đoạn 2001-2006.
Bảng 1. 4: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006.

Tình hình đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực

Cùng với sự biến đổi về tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản, sự tăng trưởng của vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng cũng đã thể hiện sự tập trung của tỉnh vào việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp chế biến, dệt may…, tuy nhiên sự chuyển biến này vẫn còn chậm. Về lĩnh vực quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc, cứu trợ xã hội, hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội; các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng… trên địa bàn tỉnh cũng có sự gia tăng vốn cho đầu tư phát triển theo sự phát triển chung của vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh và vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực chủ yếu; hàng năm chiếm khoảng 11- 14%.

Bảng 1.8: Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nam  Định giai đoạn 2001 – 2006
Bảng 1.8: Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2001 – 2006

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo hình thức quản lý

Nguồn vốn do tỉnh quản lý bao gồm vốn Ngân sách (vốn phân bổ từ Ngân sách Trung ương và vốn trong ngân sách tỉnh), vốn đầu tư phát triển các doanh nghiệp do địa phương quản lý, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Sự gia tăng vốn này là dấu hiệu đáng mừng; cho phép tỉnh chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu ngày càng lớn; đồng thời việc đánh giá, giám sát và quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh chặt chẽ hơn và hiệu quả đầu tư do đó cũng được nâng cao.

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo yếu tố cấu thành

Quy mô nguồn vốn này nhỏ có thể do hai nguyên nhân: Thứ nhất, vốn đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh còn hạn chế, do đó cần quan tâm phát triển mạnh nguồn vốn này; thứ hai, vốn lưu động bổ sung dưới dạng sản phẩm dở dang ít. Căn cứ vào số liệu thống kê cho thấy: trong giai đoạn 2001-2006, mặc dù chiếm vị trí lớn trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh song tỷ trọng vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sửa chữa lớn tài sản cố định đang giảm dần tới mức xấp xỉ bình quân cả nước.

Bảng 1.23: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 theo  yếu tố cấu thành
Bảng 1.23: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 theo yếu tố cấu thành

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo vùng

Đối với các huyện cần chú trọng vào các lĩnh vực khai thác được lợi thế về điều kiện tự nhiên như khai thác nước khoáng thiên nhiên, trồng và chế biến cói xuất khẩu, nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn, phát triển làng nghề truyền thống như đúc đồng, cơ khí…Bên cạnh đó, phải thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư nâng cấp, làm mới hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật nông thôn, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Vốn đầu tư phát triển phân theo huyện, thành phố là sự thống kê vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn các huyện, thành phố; bao gồm vốn phân bổ từ ngân sách cấp trên (tỉnh, Trung ương), vốn do huyện, thành phố điều hành; vốn của dân cư và tư nhân; vốn của doanh nghiệp công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Bảng 1. 6: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định  theo vùng giai đoạn 2001-2006.
Bảng 1. 6: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo vùng giai đoạn 2001-2006.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư

Kết quả đầu tư trong giai đoạn 2001-2006 đã đưa nhiều công trình trọng điểm vào sử dụng như: các trạm, trại nông nghiệp, hệ thống thuỷ nông góp phần nâng hệ số tưới toàn tỉnh từ 0.8 lên 1.1-1.2l/s/ha và hệ số tiêu từ 3.5 lên 4-4.2 l/s/ha; nâng cấp một số xí nghiệp chế biến thực phẩm; hiện đại hoá một số dây chuyền thiết bị công nghệ dệt may; xây dựng sân vận động Thiên Trường phục vụ cho Seagame 22 tổ chức tại TP Nam Định; xây dựng thêm một số hạng mục của Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh; nâng cấp quốc lộ 21, tỉnh lộ 55, 56, 57 cùng 5800 km đường liên huyện, liên xã, liên thôn; xây dựng mới 4 xí nghiệp sản xuất gạch tuynel; xây dựng và bảo tồn vườn quốc gia Xuân Thuỷ; nâng cấp nhiều trường học, bệnh viện, cơ sở hạ tâng đô thị, nông thôn, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp được chỉnh trang, làm mới (hệ thống điện, cấp thoát nước, chiếu sáng, hè, đường giao thông…). Đầu tư kiên cố hoá kênh mương đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn: tiết kiệm diện tích đất canh tác, giảm diện tích chiếm đất của kênh mương, nâng cao hệ số lợi dụng kênh mương từ 0.5- 0.6 lên 0.85- 0.95, tiết kiệm nguồn nước, giảm diện tích nước rò rỉ từ 15-20%, nâng cao năng lực tưới, đưa nước tới những vùng mà trước đây kênh đất chưa dẫn tới được, tiết kiệm điện, giảm thời gian đưa nước xuống còn 40- 50%, giảm nhân lực phục vụ tưới và chi phí dồn ép nước, giảm khối lượng nạo vét, đắp bờ, tu sửa hàng năm….

Bảng 1. 18: Giá trị tài sản cố định mới tăng theo ngành kinh tế
Bảng 1. 18: Giá trị tài sản cố định mới tăng theo ngành kinh tế

Một số tồn tại và nguyên nhân

Đối với các huyện ven biển, tỉnh cần thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhất là thành phần kinh tế tư nhân trong việc nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ; đánh bắt xa bờ; phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở cải tạo và mở rộng diện tích nuôi trồng ven biển, chuyển diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, phát triển mô hình kinh tế trang trại với quy mô hợp lý. Với trình độ lành nghề trình độ cao: Người lao động được trang bị kiến thức chuyên môn kỹ thuật ở trình độ cao đẳng hoặc kỹ sư thực hành, có kỹ năng thành thạo, có khả năng vận hành, năng lực sáng tạo để xử lý các tình huống phức tạp, đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu của các dây chuyền sản xuất tự động, sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường sức lao động khu vực và quốc tế.

Bảng 1. 30: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực tế các ngành
Bảng 1. 30: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực tế các ngành

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010

Định hướng hoạt động đầu tư phát triển của tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-2010

Khai thác triệt để tiềm năng to lớn về dịch vụ, tỉnh sẽ quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển hạ tầng; tổ chức lại hoạt động du lịch theo hướng văn minh, hiệu quả, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh…; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm…Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh cho xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ, trọng tâm là thành phố Nam Định, Phủ Thiên Trường, Phủ Giấy, Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, bãi tắm biển Quất Lâm và Thịnh Long. Về hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại: Đón nhận cơ hội mới Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động xuất khẩu hướng vào việc mở rộng các thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển các thị trường mới để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đã có như: thuỷ sản, thịt đông lạnh, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ…; phát triển các mặt hàng mới có tiềm năng xuất khẩu.

Hình  thức ĐT
Hình thức ĐT

Mục tiêu

Giảm dần tình trạng mất cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh bằng cách hoàn thiện và đổi mới cơ cấu kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu, kế hoạch hoá và quản lý chặt chẽ việc chi tiêu. Giảm đáng kể số người chưa có việc làm, tích cực tạo thêm việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm, thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Giải pháp về huy động vốn

Thứ hai là tiến hành phổ biến, cung cấp đầy đủ và rộng rãi thông tin về thị trường, về quy hoạch tổng thể, định hướng phát triển để định hướng, hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, xoá bỏ các thủ tục phiền hà trong đăng ký kinh doanh. Xây dựng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó phát triển nhanh ngành công nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị trường; các ngành công nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới hướng vào xuất khẩu như chế biến nông thủy sản, may mặc, da giày, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng.

Tăng cường khoa học công nghệ

- Hợp lý hoá các công đoạn sản xuất ở các xí nghiệp công nghiệp, phát huy sáng kiến trong lao động, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh để tiết kiệm chi phí đầu vào tăng năng suất lao động để giảm giá thành giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm tăng tính cạnh tranh. - Tăng cường liên doanh liên kết với các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu và các trường đại học để tư vấn trong việc cải tiến công nghệ, đầu tư chiều sâu, chuyển giao các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm hoặc sản xuất sản phẩm mới cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển

Cần hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Đảm bảo mức thu ngân sách hàng năm Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa sở Kế hoạch và đầu tư, sở Xây dựng, sở Tài chính vật giá, Kho bạc Nhà nước tỉnh dưới sự chỉ đạo nhất quán của UBND tỉnh trong quản lý hoạt động đầu tư ở tất cả các khâu: lập và thẩm định dự án đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện đầu tư, thanh quyết toán công trình….

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư

Cần thường xuyên cập nhật các thông tin về văn bản pháp luật mới, đưa cán bộ đi học tập kiến thức mới, kinh nghiệm mới ở trên Bộ và các tỉnh bạn, Từ đó chũng ta mới có thể tham mưu đề xuất với UBND thành phố để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác đảm bảo hiệu quả của đồng vốn đầu tư bỏ ra. Xác định đi lên bằng nội lực là chủ yếu song chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định vẫn luôn mong có sự giúp đỡ nhiều hơn từ phía Đảng và Nhà nước về cơ chế, chính sách, về vốn…để tỉnh Nam Định nhanh chóng trở thành một trong những khu vực kinh tế - văn hoá lớn mạnh của vùng và cả nước.