Kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh: Thực trạng, pháp luật và giải pháp

MỤC LỤC

Yêu cầu phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh

Mặt khác yêu cầu phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh còn được nhà nước thực hiện thông qua hoạt động phát triển kinh tế thuỷ sản trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương, đảm bảo việc xây dựng các công trình ven sông, ven biển hoặc gần khu vực nuôi trồng thuỷ sản không làm ảnh hưởng đến nguồn thuỷ sinh. Trên cơ sở yêu cầu phát triển bền vững nguồn thủy sinh, pháp luật về kiểm soát suy thoái thuỷ sinh đã quy định nghĩa vụ bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn thuỷ sinh, xác định các hành vi bị nghiêm cấm trong khi tiến hành các hoạt động có nguy cơ gây hại nguồn thuỷ sinh, các công cụ, phương tiện, phương thức đánh bắt trong hoạt động thuỷ sản nhằm bảo vệ.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI THỦY SINH

Những quy định về bảo vệ, tái tạo và phát triển giống loài thuỷ sinh

    Cũng trong thời gian có dịch và tại các vùng dịch, người không có nhiệm vụ thì không vào nơi có các giống loài thủy sinh ốm hoặc chết; đưa vào hoặc mang ra khỏi vùng có dịch các loại thuộc đối tượng vệ sinh; mổ thịt, lưu thông trong vùng có dịch nguồn thuỷ sinh và các sản phẩm của chúng dễ nhiễm dịch bệnh đã công bố; vận chuyển qua vùng có dịch nguồn thủy sinh thuộc loại dễ bị nhiễm bệnh dịch đã công bố, tránh lây lan dịch bệnh cho các giống loài khác. Tổ chức, cá nhân khi sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, như có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản (trừ trường hợp hộ gia đình ương nuôi, thuần dưỡng, làm dịch vụ giống thuỷ sản quy mô nhỏ, có thu nhập thấp thì không phải đăng ký kinh doanh); Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải theo quy hoạch của địa phương; Quy mô, cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát nước, xử lý nước thải.

    Những quy định về công cụ, phương thức đánh bắt thuỷ sản nhằm bảo vệ nguồn thuỷ sinh

      Thức ăn có được đảm bảo thì thuỷ sản mới phát triển tốt và thực hiện được chức năng của mình ( cung cấp lương thực và tạo ra nguồn thu nhập ) chính vì nó tác động đến kinh tế khiến cho nhiều người sản xuất cũng như nuôi trồng đã bất chấp dùng những loại thuốc để làm tăng năng suất nhanh, phòng sâu bệnh cao..gây ảnh hưởng lớn đến môi trường thuỷ sinh, làm ô nhiễm môi trường. + Các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học mới hoặc được quy định trong Danh mục thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản sử dụng thông thường, phục vụ nuôi trồng thuỷ sản phải được Bộ thuỷ sản xem xét và cho phép nhập khẩu với số lượng hạn chế để kiểm nghiệm, khảo nghiệm cú sự theo dừi của cỏc cơ quan nghiờn cứu thuộc Bộ thuỷ sản.

      Những quy định về khai thác thuỷ sản có nguy cơ gây hại đến nguồn thuỷ sinh

        Ngoài việc thực hiện các quy định được ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản; nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật hay đánh dấu các ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Bộ thuỷ sản, các tổ chức cá nhân phải tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền cũng như phải. Ngoài ra, liên quan đến kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh, thực hiện chức năng thanh tra về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, thú y đối với động vật và sản phẩm động vật thủy sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản và về an toàn kỹ thuật các phương tiện, thiết bị nghề cá, đã phân cấp cho ngành thủy sản, bên cạnh đó còn có lực lượng Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

        THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI NGUỒN THUỶ SINH

        Thực trạng pháp luật

          Cụ thể như sau: Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này và các nghị định có liên quan; Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt như cá nhân, tổ chức Việt Nam theo các quy định tại Nghị định này và các nghị định có liên quan, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác; Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt theo các quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 25, Điều 26 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này mà thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định của Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

          Thực trạng áp dụng pháp luật

            Tuy nhiên, công tác BVNL thuỷ sản vẫn còn nhiều hạn chế: Biên chế của Chi cục ít, thiếu cơ sở vật chất nên không thể thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý trên một địa bàn khắp tỉnh; UBND các huyện, xã chưa coi trọng công tác BVNL thuỷ sản vì vậy chưa tổ chức lực lượng tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát ở địa phương nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời; Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh BVNL thuỷ sản triển khai thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất từ trên tỉnh xuống địa phương cho nên nhận thức của nhân dân về tác hại của việc sử dụng chất nổ, xung điện, hoá chất còn rất hạn chế. Ngoài ra, đề án sẽ xây dựng thí điểm khu bảo tồn một số loài thuỷ sinh đặc hữu như cá Mòi Cờ, cá Cháy, cá Chiên, cá Anh vũ, cá Rầm Xanh, cá Hòa (vùng trung lưu sông Hồng và hạ lưu sông Đà); cá Chình, đặc biệt là cá Chình Hoa (hạ lưu sông Ba, sông Hương); một số loài cá vùng cửa sông Tiền (tỉnh Bến Tre, Trà Vinh); một số loài di cư trên lưu vực sông Mekong (tỉnh An Giang); một số loài ở vùng đất mũi Cà Mau và bãi giống nhuyễn thể ven biển tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa.

            PHẦN IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT

            Kiến nghị pháp luật để bảo vệ tái tạo và phát triển giống loài thủy sinh

            - Ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ cho các hoạt động: thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển có ý nghĩa quốc gia, quốc tế; chuyển giao công nghệ tiến bộ để sản xuất giống thuỷ sản có chất lượng cao; bảo tồn, bảo quản nguồn gen thuỷ sản hoang dã và thuỷ sản nuôi (giống gốc ông bà và bố mẹ..); điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản; đào tạo nguồn nhân lực thực hiện Chương trình. - Ngân sách địa phương tập trung cho các hoạt động: thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn thuỷ sản nội địa đã được phân cấp cho địa phương quản lý; tái tạo, phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; khắc phục các sự cố về môi trường, phục hồi các hệ sinh thái; xây dựng và triển khai các mô hình quản lý, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản có sự tham gia của cộng đồng; đảm bảo cho các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện Chương trình.

            Kiến nghị về công cụ, phương thức đánh bắt thủy sản nhằm bảo vệ nguồn thủy sinh

            - Nhanh chóng ban hành và kiện toàn khả năng giám sát việc thực thi các quy định cụ thể liên quan đến hoạt động khai thác hải sản nói chung, đặc biệt ở vùng ven bờ thông qua các mô hình mạnh, có quy mô cộng đồng về quản lý, khai thác, tiêu thụ các sản phẩm cho ngư dân. + Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn; không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau; nguồn nước tưới cho các vùng rau an toàn phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất.

            Nâng cao và hoàn thiện pháp luật trong xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh

              ( Đó là ý kiến được nhiều nhà khoa học đề cập đến trong hội thảo khoa học bàn về giải pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngày 20-8 tại TPHCM. Theo GS Hoàng Anh Tuấn, nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng môi trường càng cải thiện lại càng ô nhiễm là do biện pháp xử lý những trường hợp có hành vi vi phạm môi trường chưa kiên quyết. Cụ thể như Luật Bảo vệ môi trường cho phép đình chỉ khâu sản xuất phát sinh ô nhiễm của doanh nghiệp bằng cách cắt điện hay đình chỉ hoạt động sản xuất nhưng lại vướng Luật Điện lực và Luật Kinh tế chưa có quy định cho vấn đề này; Cảnh sát môi trường có quyền khởi tố những doanh nghiệp tái vi phạm môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng nhưng mức độ nghiêm trọng như thế nào lại chưa được cụ thể hóa bằng quy định…. Trách nhiệm của các cơ quan mặc dù được quy định nhưng lại chồng chéo, mang tính chất hình thức khiến cho khi có một vụ việc vi phạm xảy ra thì không một cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết.). “Cùng là hành vi gây ô nhiễm đất nhưng mức phạt tiền cao nhất theo các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai là 30 triệu đồng (Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004), trong khi theo các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mức này là 70 triệu đồng (Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006)”, Tiến sĩ luật học Vũ Thu Hạnh, Bộ môn Luật Môi trường, Đại học Hà Nội nói: Mối lo ngại này cũng là dễ hiểu khi phần lớn các yếu tố môi trường như rừng, đất, nước, sinh vật không chỉ mang trong mình các giá trị sinh thái mà còn mang những giá trị kinh tế có thể mua bán, chuyển nhượng trong cơ chế thị trường nên giải quyết mối quan hệ giữa việc khai thác, sử dụng với việc bảo tồn, bảo vệ chúng trong các đạo luật khác nhau là điều không dễ.

              Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ nguồn thủy sinh

              Trong thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật đã rất được quan tâm, nhiều văn bản luật được ban hành và đã tạo nên một hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, song công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật chưa được coi trọng đúng mức, chưa được tiến hành kịp thời dẫn đến sự thiếu đồng bộ giữa ban hành luật và thi hành luật và do đó một hệ quả tất yếu xảy ra đó là luật chưa phát huy đầy đủ hiệu lực điều chỉnh và chưa thực sự đi vào đời sống xã hội một cách đầy đủ dẫn đến một bộ phận dân chúng ngày càng xa rời những quy tắc hành vi do pháp luật xác định. Mọi quy định của pháp luật sẽ trở nên vô nghĩa nếu như chúng ta không xây dựng cho mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn thủy sinh nói riêng.