Thiết kế cơ cấu động học máy phay lăn răng

MỤC LỤC

CÔNG DỤNG CỦA MÁY PHAY LĂN RĂNG – CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾU

Gia công bánh răng trên máy phay lăn răng có ưu điểm nổi bật là có tính vạn năng cao, thể hiện ở chỗ nếu cùng môđun thì một dao phay lăn răng có thể gia công được các bánh răng với số răng bất kỳ. Gia công trên máy phay lăn răng, bánh răng có độ chính xác biên dạng cao hơn nhiều so với bánh răng gia công bằng phương pháp chép hình trên các máy phay vạn năng như 6H82.

CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH BỀ MẶT CHI TIẾT GIA CÔNG

Máy phay lăn răng là máy chuyên dùng, được sử dụng để gia công bánh răng trụ răng thẳng, răng nghiêng, bánh vít, trục then hoa, các chi tiết có đĩa xích. Việc gia công trên máy dựa theo nguyên lý bao hình, biên dạng răng gia công hình thành từ vô số các vết cắt của dao và phôi do quá trình ăn khớp cưỡng bức tạo lên.

Sơ đồ cắt bánh răng trụ răng
Sơ đồ cắt bánh răng trụ răng

THÀNH LẬP SƠ ĐỒ CÂU TRÚC ĐỘNG HỌC TOÀN MÁY

Khi cắt bánh răng trụ răng nghiêng để tạo thành đương chuẩn thì máy phải có thêm chuyển động tạo thành đường xoắn ốc, đó là chuyển động quay phụ thêm Q4 phù hợp với chuyển động thẳng đứng của bàn máy T3, lúc này bàn máy mang phôi nhận đồng thời 2 chuyển động độc lập nhau là Q2 và Q4. Khi cắt bánh vít bằng phương pháp chạy dao tiếp tuyến thì chuyển động quay của dao và phôi là chuyển động nhắc lại sự ăn khớp của trục vít – bánh vít.

XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA MÁY

ĐẶC TRƯNG VỀ ĐỘNG HỌC

Để tổn thất tương đối về tốc độ là không đổi tức là lợi về mặt kinh tế (năng suất) khi gia công phôi có đường kính khác nhau ta chọn chuỗi số vòng quay trục chính là chuỗi số nhân. Để giảm thời gian phụ ở các hành trình chạy không, trên máy bố trí xích chạy dao nhanh cho chạy dao hướng kính và chạy dao thẳng đứng lượng dịch chuyển có thể lấy bằng 0,1 ÷ 0,6m/ph.

TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC MÁY

HỘP TỐC ĐỘ

Trong xích ta bố trí một bộ truyền đai từ trục dộng cơ đến trục I và các cặp bánh răng côn có tỷ số truyền bằng 1 để đổi hướng truyền chuyển động trong không gian cặp bánh răng trụ răng nghiêng để hạn chế tỷ số truyền của các nhóm trong giới hạn cho phép. Trong quá trình tính toán số răng do phân tích tỷ số truyền ij ≈ aj / bj, mặt khác khi tính toán Zj và Zj’ cũng có những sai số, nên số vòng quay của trục cuối (trục chính) có thể có những sai lệch so với số vòng quay tiêu chuẩn.

THIẾT KẾ XÍCH

Để biến chuyển động quay của phôi thành chuyển động tịnh tiến dọc của bàn dao, ta sử dụng cơ cấu vít me đai ốc có bước t = 10 mm. Ta xây dựng đồ thị vòng quay của trục vít me để tính số răng của cặp bánh răng thay thế, ta chọn lưới vòng quay của trục vít me hoàn toàn đối xứng nhằm muốn cho các cặp bánh răng thay thế được sử dụng hai lần, một lần tạo tỷ số truyền tăng tốc i, một lần tạo tỷ số truyền giảm tốc 1/i. Đối với các cặp bánh răng thay thế của xích này ta kết hợp với xích chạy dao hướng kính để cho tính toán đơn giản hơn và cũng giúp cho việc bảo quản, chế tạo bánh răng thay thế của hai xích này dễ dàng hơn, tránh nhầm lẫn và lựa chọn dễ khi sử dụng.

Mặt khác phân tích lại tỷ số truyền ta có sự sai số quá lớn do đó ta có thể bỏ qua cặp bánh răng có tỷ số truyền i = 1,58.

Đồ thị chạy dao của xích chạy dao hướng kính là:
Đồ thị chạy dao của xích chạy dao hướng kính là:

THIẾT KẾ XÍCH VI SAI

Ta không dùng bánh răng di trượt mà dùng bánh răng thay thế với mục đích là làm cho kết cấu máy đơn giản. Để tính Cy ta tính cho trường hợp gia công bánh răng nghiêng có góc nghiêng β = 30o. Tỷ số truyền 45/1 là bộ truyền trục vít bánh vít gắn với vỏ của cơ cấu vi sai.

TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC MÁY

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LỰC

Việc xác định tải trọng tính toán truyền dẫn máy rất quan trọng, nếu tải trọng tính toán quá thấp so với tải trọng sư dụng thì các chi tiết máy của truyền dẩn bị gãy, nếu tải trọng tính toán cao hơn nhiều so với tải trọng sử dụng thì kích thước truyền dẫn quá lớn so với yêu cầu do quá thừa sức bền. Đây là máy chuyên dùng nên tải trọng tính toán sẻ tương ứng với chi tiết có chế độ gia công nặng nhất. Hệ số ảnh hưởng đến mômen lật, phát sinh do phân bố lực chạy dao không đối xứng.

TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC TRONG THỜI KỲ ỔN ĐỊNH

Trục chính là trục mang dao do yêu cầu kết cấu của trục chính ta chế tạo trục là trục rỗng. Ta có ξ là tỷ số truyền giữa đường kính ngoài và đường kính trong của trục. Đường kính sơ bộ trục được tính toán sau khi cộng công suất cả 3 xích lại.

Tương tự với bánh răng giữa trục IV đến trục V ta cũng tính được: msb = 4 mm.

TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC CHO THỜI KỲ ỔN ĐỊNH XÍCH CHẠY DAO

    Qua bộ truyền sử dụng khi phay nghịch 42/37 ta tính được công suất, mômen và tốc độ trên trục XVI. Modul các bộ truyền bánh răng thuộc xích, ta thấy mômen xoắn trên các trục XVIII do xích chạy dao hướng kính gây ra bé hơn so với xích chạy dao dọc vẫn được sử dụng. Vì bánh vít có Z = 36 và có trục luồn qua do đó ta tăng kích thước bánh vít bằng các tăng modul của bộ truyền.

    Để xác định công xuất bao hình ta xét trường hợp đặc trưng là khi cắt bánh răng nghiêng.

    5. BẢNG ĐỘNG LỰC HỌC ĐỐI VỚI CÁC XÍCH
    5. BẢNG ĐỘNG LỰC HỌC ĐỐI VỚI CÁC XÍCH

    TÍNH TOÁN CHI TIẾT MÁY

    TÍNH SỨC BỀN CHO TRỤC CHÍNH

    Để việc tính toán được đơn giản ta giả thiết xét trong trường hợp gia công bánh răng trụ răng nghiêng (không có chạy dao tiếp tuyến) ta có thể coi lực cắt đặt vào đầu trục đặt tại gối. Ta thấy trục là một dạng bài toán siêu tĩnh, ta đưa về dạng sơ đồ hoá như sau: (Hình vẽ). Khi đó ta có biểu đồ: (Hìnhvẽ) Đây cũng là bài toán siêu tĩnh, do đó ta phải đi xác định M’1.

    Nếu trục không đảm bảo độ cứng xoắn thì xẽ bị biến dạng trục gây ra kẹt ổ, phá hỏng bánh răng giảm độ chính xác, do đó ta phải kiểm tra độ cứng xoắn.

    Sơ đồ hoá lực: (Hình vẽ)
    Sơ đồ hoá lực: (Hình vẽ)

    THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG CÔN

      Ta có cấp chính xác chế tạo cặp bánh răng nón thuộc trục IV là cấp 9. Việc kiểm nghiệm theo [σu] là không cần thiết vì trong quá trình tính toán ms đã kể đến [σu].

      TÍNH BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG NGHIÊNG Z17/Z68

        Trong đó: [σ]Notx - Ứng suất tiếp xúc cho phép khi bánh răng làm việc lâu dài, phụ thuộc vào độ rắn của vật liệu.

        BỘ TRUYỀN TRỤC VÍT (1/96) Các thông số đã biết

        Vận tốc trượt Vt < 2 (m/s) đúng như giả thiết ở trên nên vật liệu đã chọn là đúng.

        BÔI TRƠN – LÀM MÁT MÁY

        HỆ THỐNG BÔI TRƠN

        Giải quyết tốt vấn đề bôi trơn cho máy sẽ giảm được ma sát, giảm tổn thất năng lượng, đảm bảo máy làm việc chính xác lâu dài. Yêu cầu đối với bôi trơn là phải làm việc tin cậy, có thể điều chỉnh lưu lượng tới các điểm bôi trơn, làm việc tự động, phải có bộ phận để kiểm tra sự làm việc của toàn hệ thống bôi trơn. Đặc điểm của máy phay lăn răng là làm việc trong một phạm vi tốc độ rộng nên khó áp dụng biện pháp bôi vung té và nhúng.

        Để tính toán năng suất bơm ta dùng phương pháp cân bằng nhiệt giữa nhiệt lượng phát sinh do ma sát và nhiệt lượng hấp thụ do dầu.

        HỆ THỐNG LÀM MÁT

        Kích thước của thùng dầu trong hệ thống bôi trơn phải đảm bảo sao cho dầu phải được chứa đầy và được làm sạch. Để lắng cặn cho dung dịch làm nguội ta dùng thùng lọc dầu riêng bằng tôn hàn. Muốn tăng khả năng lắng cặn để làm sạch dung dịch thì thùng phải có kích thước sao cho toàn bộ bụi bẩn chìm xuống đáy.

        ĐIỀU CHỈNH VẬN HÀNH MÁY

          Nếu ta ký hiệu chiều dài hữu ích của dao phay là bn (Tính từ răng trọn vẹn đầu tiên đến răng cuối cùng), thì giá trị bv (hình vẽ) mà trên đó dao có thể dịch chuyển theo hướng chiều trục được xác định theo công thức: bv = bn - bw. Chiều dài phần vào be và phần ra ba của dao trong các bước được xác định rất nhanh chóng và thuận lợi theo đồ thị phân bố theo chiều dài làm việc của dao phay trong bước, phụ thuộc vào số răng Z và góc nghiêng β của bánh răng được cắt. Bởi vì nếu góc nghiêng của bánh răng lớn thì tất cả các phần của dao đều tham gia vào cắt gọt và trong một số trường hợp chiều dài của dao không đủ để tạo nên hình dạng răng một cách chính xác.

          Trục dao phay quay lồng không ở trong trục vít me, khi phay tiếp tuyến thì trục dao mang cả bánh răng Z68 di chuyển dọc trục, khi di chuyển dọc trục bánh răng Z68 có sự quay phụ thêm do sự ăn khớp của bánh răng nghiêng.