MỤC LỤC
Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình (Nguồn: Điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom 2008, Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển).
- Một nguyên nhân nữa cũng ảnh hưởng tới sự sụt giảm tỉ lệ thu gom và khối lượng chất thải rắn là trong năm 2005 là giai đoạn thành phố cơ cấu lại tổ chức của bộ máy thu gom (quản lý lại lượng lượng thu gom rác dân lập và thực hiện khoán thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị năm 2005). Ngoài lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được, còn có một lượng đáng kể chất thải rắn được đổ xuống kênh, mương (vùng ven), thậm chí đổ rác cả vào trong các hố ga thoát nước dọc các đường phố, đổ rác nhờ nhà hàng xóm, đổ vào thùng rác công cộng (một số hộ dân ở Quận 4)….
Hiện nay ở nước ta hệ thống luật pháp liên quan đến môi trường và chất thải chưa đầy đủ, chưa có các qui định chặt chẽ về tiêu chuẩn chất thải và các định chế liên quan đến khía cạnh kinh tế của vấn đề quản lý chất thải, do đó, những hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa được ngăn chặn đúng mức và xử phạt thích đáng. Việc định giá quá thấp các dịch vụ về chất thải rắn, không phản ánh hết toàn bộ chi phí xã hội của việc thu gom và xử lý chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn tích luỹ quá lớn, trong khi lại sử dụng quá ít các biện pháp tái chế hoặc giảm thải tại nguồn.
Triết lý của cách tiếp cận này là tập trung vào nâng cao nhận thức của người tiêu dùng để họ lựa chọn và đòi hỏi, tạo sức ép đối với các sản phẩm được sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn môi trường, phải thân thiện với môi trường (như đạt tiêu chuẩn ISO 14000..) và bản thân người tiêu dùng cũng hành động thân thiện với môi trường trong tiêu dùng sản phẩm. Quản lý tổng hợp chất thải xem xét một cách tổng thể các khía cạnh cần thiết nhất liên quan tới quản lý chất thải là môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của các bên liên quan vào các thành phần của hệ thống quản lý chất thải (phòng ngừa, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp).
Nếu dựa theo những nguyên lý của quản lý tổng hợp chất thải rắn thì có 2 điều lưu ý sau: Một là, sự phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện cho cỏc Bộ, ngành và UNND tỉnh, thành phố là rừ, nhưng phương án phối hợp các hoạt động mang tính chất “kịch bản” chung thì chưa có và cũng chưa rừ cơ quan nào đảm nhận xõy dựng “kịch bản” như vậy. Sự thiếu hụt về nguồn lực trong quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn núi riờng đó rừ, nhưng đỏng chỳ ý là sự thiếu hụt này ngày càng cú khoảng cách xa không chỉ so với yêu cầu mà quan trọng hơn là cả so với tốc độ gia tăng của chất thải rắn trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ cùng với sự cải thiện đáng kể về thu nhập của dân cư đô thị.
Việc quản lý theo phương thức tổng hợp cũng đã hàm chứa tính chất hệ thống và điều kiện tiên quyết, quan trọng hàng đầu đối với hoạt động của hệ thống là thông tin và trao đổi thông tin (thuận và ngược hay phản hồi). Trong quản lý chất thải hiện nay ở nước ta còn đang thiếu điều kiện quan trọng này. Sự thiếu hụt này thể hiện ở chỗ chưa có cơ sở dữ liệu thống kê đầy đủ về nguồn thải, lượng thải, thành phần chất thải cũng như các thông tin về công nghệ xử lý chất thải.. đáp ứng yêu cầu và nhu cầu cho quản lý chất thải rắn theo phương thức tổng hợp. đồng kinh tế, ưu đãi tài chính..), biện pháp giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho tới các biện pháp hành chính (thanh tra, phạt hành chính..) nhưng kết quả, tiến bộ đem lại còn ít và chưa tương xứng với các cố gắng, nỗ lực đã bỏ ra. Đối với vấn đề liên quan tới nguồn lực cho hoạt động quản lý chất thải theo phương thức tổng hợp, tuy cho đến nay vẫn là một vấn đề luôn luôn thiếu hụt và sự thiếu hụt này ngày càng lớn nhưng với một kịch bản (đề án) quản lý tổng hợp chất thải rắn được thiết kế tốt, dựa trên cách tiếp cận mới, coi chất thải là hàng hóa, có thị trường, trong đó nguồn cung (chất thải) và nhu cầu xã hội (thu gom, xử lý) ngày càng tăng thì chắc chắn theo quy luật của thị trường sẽ gia tăng các hoạt động đầu tư nối kết cung - cầu trong các khâu của chuỗi giá trị hàng hóa - chất thải và theo đó áp lực về thiếu hụt nguồn lực sẽ được giảm bớt.
Ở những tòa nhà cao tầng, các phương pháp chung nhất dùng để quản lý chất thải rắn bao gồm một hoặc nhiều phương pháp sau: (1) nhân viên thu gom có trách nhiệm mang chất thải từ các tầng về tập trung tại tầng hầm hoặc khu vực quy định, (2)người dân có trách nhiệm mang chất thải về tập trung tại tầng hầm hoặc khu vực quy định, (3) người dân có trách nhiệm mang chất thải đến bỏ vào các máng đổ rác theo quy định đặt ở khu vực trống của mỗi tầng. Số lượng các thùng chứa tập trung cho các nhóm thành phần chất thải ví dụ như khu thương mại Sài Gòn được kiến nghị như sau: Số vị trí đặt các thùng chứa là 10 điểm (theo các tầng), kích thước các thùng chứa tại mỗi điểm kiến nghị: 120 lít cho nilon là nhựa, 60 lít cho giấy, 60 lít cho kim loại, 30 lít cho thủy tinh và 120 lít cho các loại còn lại. Với kết quả tính toán đường vận chuyển tối ưu, cũng như hệ thống thu gom chất thải rắn phân loại là do công ty Nhà Nước quản lý nên các xe thu gom sẽ đuợc điều hành để hoạt động liên tục 7 ngày/tuần ở các địa bàn và đường thu gom có thể khác với thu gom chất thải rắn hữu cơ do lượng chất thải rắn thu gom được ở mỗi hộ nhỏ hơn ít nhất 5 lần (20%).
Một số biện pháp cải thiện hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
Trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã thí điểm một số biện pháp tổ chức quản lý rác dân lập như: UBND phường trực tiếp quản lý lực lượng Rác dân lập có sự phối hợp của Công ty công ích, tổ dân phố hoặc sự hỗ trợ của một số dự án (dự án 415, ENDA, ECDDA) và đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên chưa được tổng kết, rút kinh nghiệm để có biện pháp duy trì và mở rộng phạm vi áp dụng nên hiệu quả còn bị hạn chế. - Theo qui định của Nghị định 151, Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân, nhưng các hợp đồng của Tổ hợp tác phải được chứng thực của UBND phường xã, như vậy sẽ là một điều kiện để nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc giám sát hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt nói riêng và công tác vệ sinh môi trường nói chung trên địa bàn.
Theo qui định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp. Bộ mụi trường qui định cỏc khoản phớ về thu gom rỏc và đổ rỏc với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư).