MỤC LỤC
Nông nghiệp nông thôn là ngành khu vực có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi ro cao, cho nên để đảm bảo hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất thì Ngân hàng cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng quy định: Hộ sản xuất phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết trong đơn xin vay và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai trái trong quá trình sử dụng vốn vay, vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn, ngoài ra vốn vay còn phải được đảm bảo bằng giá trị tài sản thế chấp. Theo phương thức này, hợp đồng tín dụng có nhiều bên tham gia, trong đó bên thứ ba (ngoài Ngân hàng và khách hàng) là những tổ chức có trách nhiệm cung ứng vật tư, hàng hoá cho khách hàng và tiền vay sẽ được Ngân hàng giải ngân để thanh toán trực tiếp cho các tổ chức này, khách hàng sẽ trực tiếp trả nợ cho Ngân hàng hoặc bên thứ ba là các đơn vị bao tiêu mà họ có trách nhiệm thanh toán nợ cho Ngân hàng nhân danh khách hàng đi vay, còn khách hàng sẽ được Ngân hàng cấp tiền vay và giao sản phẩm cho tổ chức bao tiêu.
Phương thức này sẽ giúp cho Ngân hàng thâm nhập vào lĩnh vực mới một cách thuận lợi để mở rộng thêm chi nhánh nhưng quan trọng hơn cả là Ngân hàng sẽ không phải bỏ ra chi phí cho việc tìm hiểu thông tin về lĩnh vực này khi mà các tổ chức trung gian tài chính luôn phải báo cáo số liệu từng thời kỳ cho Ngân hàng. Tóm lại: Để thực hiện mục tiêu mở rộng hiệu quả đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất thì đòi hỏi các Ngân hàng phải thực hiện phối hợp các phương thức nêu trên bởi mỗi phương thức cho vay đều có những ưu, nhược điểm riêng và chúng sẽ bổ trợ cho nhau để giúp Ngân hàng đạt được mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại chụi sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Trung Ương và Chính phủ, trong đó hoạt động cho vay của Ngân hàng chịu tác động trực tiếp của các công cụ chính sách tiền tệ: Tái cấp vốn, tỷ lệ giữ trự bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tín dụng…. Với vai trò đảm bảo cho việc chuyển một nền kinh tế thị trường từ tự phát, kém tổ chức chuyển sang nền kinh tế thị trường văn minh, hoàn hảo, pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao, là cơ sở để giải quyết các vấn đề thu hồi nợ khó đòi.
Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô sản xuất vừa và lớn, tập trung các thông tin đã thu thập được để từ đó phân tích, đưa ra những phương hướng thực hiện công tác tín dụng tháng tới, cả năm và năm tới. Trực tiếp lo đời sống của nhân viên về vật chất cũng như tinh thần trong toàn bộ hệ thống cơ quan, tổ chức các hội thi về tay nghề cũng như phong trào văn nghệ, văn hóa của cơ quan để giảm bớt được sự mệt mỏi trong những ngày làm việc căng thẳng và tăng thêm sức mạnh đoàn kết trong cơ quan.
Chính nhờ đội ngũ nhân viên tận tâm với công việc và sự cố gắng vượt bậc của ban lãnh đạo mà NHNo&PTNT Huyện Mỹ Hào đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm qua.
Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Huyện Mỹ Hào nói riêng đã tập chung đầu tư cho thị trường nông nghệp nông thôn trên cơ sở sàng lọc khách hàng, đầu tư phát triển kinh tế hộ sản xuất, mở rộng cho vay thông qua tổ tương hỗ thực hiện cho vay thu nợ tại các xã tạo thuận lợi cho bà con nông dân thuận tiện trong việc giao dịch với Ngân háng. Được sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám đốc Ngân hàng và sự năng động nhiệt tình của cán bộ nhân viên trong ngân hàng, các nguồn huy động được sử dụng một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế trong và ngoài quốc doanh.
Doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực CN-TTCN, nhằm phục vụ cho các ngành nghề truyền thống được khôi phục phát triển. Tuy năm 2009 doanh số cho vay có giảm so với năm 2008 nhưng tổng doanh số cho vay đối với HSX của Ngân hàng Mỹ Hào vẫn đạt tỷ lệ khá cao điều đó giúp cho các hộ trên địa bàn có đủ nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của gia đình và xã hội.
Dư nợ cho vay hộ sản xuất là số tiền mà khách hàng đang còn dư nợ Ngân hàng hay nói cách khác là số tiền mà Ngân hàng đang cho khách hàng vay (kể cả trong hạn và được gia hạn nợ).
Qua số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng năm 2008 so với 2007 tăng nhất là ngành CN-TTCN và ngành dịch vụ thương mại vì các ngành này chiếm phần lớn trong các hộ sản xuất. Trong năm 2009 doanh số cho vay của các ngành nông nghiệp, CN-TTCN giảm tình hình dư nợ cũng giảm lý do là trên địa bàn huyện có rất nhiều Ngân hàng được thành lập và theo quyết định của Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên các Ngân hàng cần phải giàn xẻ cho nhau.
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các hộ không thể tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra như giá nguyên vật liệu tăng làm cho tình hình sản xuất bị giảm sút, khả năng trả nợ của các hộ trở lên khó khăn. Qua đó phản ánh sự cố gắng của NHNo&PTNT Mỹ Hào trong việc mở rộng cho vay HSX nhất là trong điều kiện trên địa bàn có nhiều Ngân hàng thương mại (như Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng thương mại cổ phần.. và các tổ chức tín dụng khác).
Với đặc thù là huyện có nhiều ngành nghề truyền thống, đa số hộ sản xuất còn thiếu vốn nên việc mở rộng cho vay của NHNo Mỹ Hào là rất cần thiết. Do đó dư nợ bình quân cửa HSX ở NHNo&PTNT huyện Mỹ Hào được thể hiên qua.
Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đó nhất chớ xỏc định năm 2008 là năm “hội nhập” với mục tiêu tổng quát là: “Tập trung sức toàn ngành, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ đè án cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam 2001-2010 đó được phê duyệt, đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được yều cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng đủ năng lực, đổi mới công nghệ phù hợp với thời đại, đủ năng lực hội nhập cho những năm tiếp theo như nguồn vốn tăng 22%, dư nợ tăng tối thiểu 17% và nợ quá hạn dưới 3%.”. Do việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư vốn trong sản xuất Nông nghiệp và có sự chuyển dịch từng vùng, từng dự án, từng địa phương để khuyến khích hộ sản xuất Nông nghiệp phát huy được kinh nghiệm trong sản xuất tạo ra được nhiều sản phẩm cho xã hội, đưa mặt hàng truyền thống của địa phương phát triển thì Nhà nước phải có kế hoạch giao cho từng địa phương sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, có thị trường tiêu thụ. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta với hình thức truyền tin chưa kịp thời đầy đủ, biện pháp phòng ngừa còn hạn chế thì Ngân hàng Nhà nước có thể tạm thời nghiên cứu huỷ bỏ quy định mọt khách hàng được vay vốn ở nhiều tổ chức tín dụng mà quy định nhiều Ngân hàng cho một khách hàng vay theo hưởng đồng tài cho một Ngân hàng đứng đầu làm mối, như vậy thông tin về khách hàng được Ngân hàng nắm đầy đủ và chắc chắn hơn.
Các cơ quan chức năng cần phải tiến hành nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và để khách hàng được vay vốn Ngân hàng một cách thuận tiện theo đúng QĐ67/TTP của Thủ tướng Chính phủ và chỉ được cấp một bản duy nhất nhằm ngăn chặn việc dùng tài sản thế chấp đi vay vốn nhiều nơi gây nên rủi ro mất vốn cho Ngân hàng, đồng thời Nhà nước cần nghiêm chỉnh những trường hợp cố ý làm sai phạm.