MỤC LỤC
Thị trường vốn mà cốt lừi là thị trường chứng khoỏn như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn.
Như vậy đầu tư phát triển CSHT đô thị là hoạt động rất quan trọng: là một khâu trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển, nó có quyết định trực tiếp đến sự hình thành chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ; góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chính sách kinh tế của nhà nước. Điểm chung có thể rút ra là để thành công trong việc huy động vốn thì các chính sách đều phải tuân thủ những quy luật kinh tế cơ bản, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của nước mình và tính đến một cách cặn kẽ các điều kiện tự nhiên, điều kiện địa lý, các nguồn lực tự nhiên cũng như phong tục tập quán, tâm lý của người dân.
Về dân số: Tính đến thời điểm tháng 10/2010 TP.Việt Trì có 260.288 người Đặc điểm dân cư TP.Việt Trì là sự hoà đồng, gắn kết giữa người dân bản địa sống lâu đời ở địa phương với đồng bào các tỉnh khác đến xây dựng quê hương mới qua các thời kỳ lịch sử, từ thời phong kiến, thời Pháp thống trị cho đến thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung nâng cấp một hạng mục công trình CSHT trọng điểm, nguồn vốn ngân sách còn hỗ trợ đầu tư phát triển, xây mới nhiều công trình mới, cụ thể là đầu tư cải tạo, xây mới hệ thống đường giao thông, các công trình công cộng trên địa bàn Thành phố. Trong giai đoạn 2006 -2010,chính quyền Thành phố nhận thấy nguồn vốn huy động từ thị trường vốn là một trong những nguồn vốn tiềm năng cho hoạt động phát triển CSHT đô thị, do vậy cũng đã tích cực tổ chức huy động nguồn vốn này, tuy nhiên quan sát trên biểu đồ ta nhận thấy có sự biến động lớn trong nguồn huy động vốn này, cụ thể là vào năm 2008 nguồn vốn huy động được khá thấp, chỉ huy động được 113,31 tỷ đồng.
Sở dĩ có tình huống trên là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp trong thời gian này làm ăn thua lỗ, tăng trưởng chậm, do vậy tác động đến thị trường một cách tiêu cực, thị trường chứng khoán thì ảm đạm, dẫn đến việc huy động vốn từ những nguồn vốn này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dao tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra vào cuối năm 2008, ở khu vực tư nhân dần mất lòng tin vào đồng nội tệ, tỷ lệ gửi tiết kiệm giảm hẳn, tư nhân có xu hướng chuyển sang tích trữ ngoại tệ mạnh như USD, tích trữ các kim loại quý như vàng, hoặc chuyển sang đầu tư vào nhà đất.
Vốn viện trợ ODA là nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển CSHT đô thị, khi gánh nặng chi trả của vốn ngân sách là quá lớn, khó có thể đầu tư tập trung vào các công trình CSHT cần nhiều vốn thì vốn ODA lúc này là lựa chọn hợp lý. Việt Trì vẫn làm tương đối tốt công tác huy động vốn, một phần sử dụng vốn từ ngân sách, một phần phối hợp với các ngân hàng, các quỹ tín dụng nhằm mở rộng, đa dạng các hình thức huy động vốn, mở rộng các đối tượng cho vay. Đối với nguồn vốn từ DNNN: ngoài nguồn vốn đầu tư được cấp từ ngân sách và nguồn vốn có được từ lợi nhuận để lại, hiện nay còn có thêm nguồn vốn từ cổ phần hóa, tuy nhiên trên thực tế việc tổ chức cổ phần hóa các DNNN diễn ra khá chậm, mới có khoảng 18-19% DNNN trên địa bàn tiến hành cổ phần hóa.
Nguyên nhân khách quan: Tiềm lực kinh tế của Thành phố, của các doanh nghiệp và trong nhân dân còn ở mức độ thấp trước các yêu cầu phát triển, dẫn đến việc nguồn vốn huy động vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn của hoạt động đầu tư phát triển CSHT đô thị. Cơ chế, chính sách trong lĩnh vực huy động vốn còn chưa đồng bộ, các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tính khả thi thấp, công tác dự báo về nhu cầu vốn đầu tư phát triển CSHT đô thị còn chưa sát chưa phù hợp.
+ Mục tiêu chung: tăng cường năng lực cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và từng bước đầu tư hoàn thiện, hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. + Tập trung nạo vét các tuyến sông chính (Sông Lô, Sông Hồng, Sông Đà) đảm bảo đến năm 2010 đạt được các tiêu chuẩn sau: đoạn Hà Nội - Việt Trì đạt cấp II, Việt Trì - Lào Cai đạt cấp III với khả năng vận chuyển 3-4 triệu tấn/năm. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư triển khai trong tương lai như sau Căn cứ vào phương hướng phát triển của các ngành nghề trên địa bàn Thành phố, căn cứ vào nhu cầu sử dụng các công trình công cộng, các công trình an sinh xã hội của dân cư trên địa bàn.
(Nguồn Ban quản lý dự án xây dựng công trình hạ tầng TP.Việt Trì ) Với mục tiêu phân đấu trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2015, TP.Việt Trì đã tiến hành hàng loạt các dự án đầu tư phát triển CSHT lớn, với mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đi đôi với bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của dân cư sinh sống trên địa bàn. Huy động vốn đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, đáp ứng các yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cụ thể đầu tư xây dựng CSHT ở những vùng có tác dụng thúc đẩy nhanh sự tiến bộ của khoa học công nghệ, đảm bảo an ninh quốc phòng đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao, đem lại GDP và tích luỹ lớn, từ đó có các tác động thúc đẩy và tạo điều kiện cho Thành phố và các vùng lân cận phát triển. Nâng cao năng lực quản lý và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như sở Kế hoạch và Đầu Tư , sở nông nghiệp và phát triển nông thôn … kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bổ sung và điều chỉnh chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án đầu tư, đồng thời thực hiện tốt chức năng giám sát kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Đa dạng hóa hơn nữa các hình thức thu hút FDI, mở rộng lĩnh vực thu hút FDI với các hình thức thích hợp như cho phép các doanh nghiệp FDI chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần và phát hành cổ phiếu để huy động vốn mở rộng đầu tư; cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước, kinh doanh nhà ở; cho phép các tập đoàn có nhiều dự án đầu tư ở Việt Nam thành lập công ty mẹ….
- Tăng cường nâng cấp và hiện đại hoá CSHT kinh tế, đặc biệt là thông tin liên lạc, điện nước, đường giao thông; nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, tăng cường mạng lưới tư vấn đầu tư, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, giải quyết các tranh chấp…. Cần quán triệt theo tinh thần đại hội đảng VIII đề ra là nhà nước hỗ trợ tất cả các thành phần kinh tế và khuyến khích nhân dân: lấy mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh là điểm tương đồng … chấp nhận những điểm khác nhau, miễn là không trái với mục tiêu chung của dân tộc, cùng nhau xoá bỏ mặc cảm, định kiến hướng tới tương lai, xây dựng tinh thần đoàn kết cởi mở tin cậy lẫn nhau. Điều này rất dễ nhận thấy ở 2 điểm: một là thu hút tối đa hoá đầu tư của nước ngoài; hai là cùng với vốn vay nước ngoài phải gắn chặt với hiệu quả cải biến tiếp thu công nghệ mới, đáp ứng phát triển công nghệ truyền thống có lựa chọn mang lại hiệu quả kinh tế cao thông qua xuất khẩu và thặng dư cán cân thanh toán.
Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, kỹ thuật… phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt, giỏi ngoại ngữ, đủ mạnh để chuẩn bị tiếp nhận các dự án trong thời gian tới, tránh nguy cơ tụt hậu, nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thị trường quốc tế.