Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

    Thứ ba, TTQT sẽ giúp ngân hàng mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác trên thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ ngân hàng, từ trang bị kỹ thuật đến đào tạo chuyên viên, góp phần đưa ngân hàng trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. - Chịu sự điều chỉnh của các bộ luật quốc tế như : Các Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practice for Documentary credit - UCP) của phòng thương mại quốc tế, bản đang có hiệu lực hiện nay là UCP No.500, bản sửa đổi năm 1993; Các điều kiện thương mại quốc tế (Incorterms); Luật điều chỉnh hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế do Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hiệp quốc, kỳ họp thứ 15, New York, ngày 26 tháng 7 – 6 tháng 8 năm 1982 ban hành.

    Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương hoàn kiếm

    Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

      Những năm qua, trong thanh toán quốc tế hàng hoá xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi và chiếm ưu thế hơn hẳn các phương thức thanh toán khác do tính ưu việt và do sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức thanh toán này. Để nâng cao trách nhiệm, giảm bớt thủ tục phiền hà, Ngân hàng có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay trả sòng phẳng, xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có. Hạn mức tín dụng L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc cam kết thanh toán do giám đốc ngân hàng quyết định và tự chịu trách nhiệm trên cơ sở đề xuất của phòng kinh doanh tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng tàI chính hoặc tài sản thế chấp và hiệu quả kinh doanh của người nhập khẩu… và thông báo cho bộ phận thanh toán quốc tế vào đầu quý, khi có nhu cầu thay đổi phải được thông báo bằng văn bản.

      Nếu L/C sửa đổi tăng tiền thì khách hàng phải bổ sung mức ký quỹ và tài sản thế chấp tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cho L/C đó và phải làm các nghĩa vụ khác có liên quan tuỳ thei sự phát sinh như về phí dịch vụ…Sau khi hoàn thành việc nhập dữ liệu, thanh toán viên kiểm tra lại và tiến hành các thao tác liên quan khác. Để lập bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C, thanh toán viên dùng chương trình thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C, nhập số L/C và in ra 2 bản, thanh toán viên ký vào chỗ quy định trên bản thông báo đó và chuyển L/C gốc cùng bản thông báo cho Trưởng phòng Thanh toán quốc tế hoặc người được uỷ quyền kiểm soát. - Rủi ro trong quá trình thông báo L/C: Trong quá trình thông báo L/C thì Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm chưa gặp phảI rủi ro nào do có sự kiểm tra từ Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và các Ngân hàng uy tín trong nước trước khi thông báo hoặc chấp nhận thông báo L/C cho người xuất khẩu.

      Sơ đồ thanh toán qua mạng SWIFT
      Sơ đồ thanh toán qua mạng SWIFT

      Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương hoàn kiếm

      Trong những năm vừa qua, bằng việc không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế, xem xét rút ngắn quy trình thanh toán quốc tế nhằm thực hiện thanh toán quốc tế có hiệu quả, chất lượng và an toàn, NHCT Hoàn Kiếm đã thực sự tạo được niềm tin đối với khách hàng và ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Ba là, Việt Nam chưa có thị trường hối đoái hoàn chỉnh: hiện nay Việt Nam mới chỉ có thì trường ngoại tệ liên ngân hàng, hoạt động của thị trường này còn kém sôi động, nghiệp vụ còn đơn giản, đối tượn mua chủ yếu là USD ( chưa thực hiện mua bán các phương tiện thanh toán quốc tế). Thành viên tham gia thị trường này còn hạn chế, chỉ có các NHTM trung ương và NHNN mới được phép tham gia thị trường này). Bốn là, quy mô hoạt dộng thanh toán quốc tế của NHCTVN còn nhỏ bé, số lượng khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế qua hệ thống NHCTVN còn ít, uy tín của NHCTVN trên thị trường quốc tế đã được nâng cao nhưng vẫn chưa đủ độ tin cậy để các ngân hàng lớn trên thế giới đặt quan hệ, việc mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài rất ít, mạng lưới ngân hàng đại lý còn hạn chế.

      Đối với những ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về vốn, về kinh nghiệm thanh toán quốc tế cũng như trang thiết bị, công nghệ hiện đại, chính sách thông thoáng hợp lý cũng đã thành công trong việc thu hút một số lượng khách hàng, đặc biệt là các công ty liên doanhvà 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

      Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ taị NHCThk

      Giải pháp khắc phục khó khăn

      Bởi vì, khi đánh giá đúng tình hình tài chính, nhu cầu của khách hàng, mức độ rủi ro khi thực hiện các giao dịch với khách hàng, đối tác thì Ngân hàng mới có thể có cơ sở ra quyết định một cách đúng đắn, kịp thời hiệu quả cho hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ và cho hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tư vấn khách hàng và việc tư vấn này phải được thể hiện bằng văn bản vì làm như vậy sẽ đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch giữa các thanh toán viên của Ngân hàng với khách hàng, tăng cường độ tin cậy của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn. Đối với những khách hàng là đơn vị nhập khẩu mày móc thiết bị giá trị lớn mà phía đối tác nước ngoài yêu cầu có tiền đặt cọc, thanh toán viên có thể khuyên họ sử dụng L/C dự phòng vì đây là hình thức mà người nhập khẩu được đảm bảo sẽ nhận được sản phẩm cung ứng từ nhà xuất khẩu, đồng thời người nhập khẩu còn được bồi hoàn toàn bộ số tiền đặt cọc cũng như chi phí liên quan nếu người xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo yêu cầu.

      Bằng việc thường xuyờn theo dừi và nắm bắt cỏc thụng tin về đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường khu vực và thị trường quốc tế để có thể biết được những ngân hàng, những tổ chức tài chính nào mới ra đời, từ đó nghiên cứu phân tích chính sách kinh doanh, thực trạng tình hình khả năng tài chính của họ, tìm ra ưu nhược điểm của họ, nhằm có nhận định hay đánh giá kịp thời về đối thủ cạnh tranh đó.

      Giải pháp phát huy những thuận lợi

      Việc thường xuyên có những phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp ngân hàng biết được những sản phẩm, những chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng của họ, học hỏi được kinh nghiệm cũng như cách thức tiến hành công việc của họ, từ đó đề ra những biện pháp phát triển, có kế hoạch hoạt động kinh doanh phù hợp. Để thực hiện điều này, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp có hiêu quả, cụ thể là từng bước tiến tới đồng phục cho cán bộ, nhân viên ngân hàng; tổ chức các lớp tập huấn về giao tiếp khách hàng, giải quyết một cách lịch sự các tình huống khó xảy ra trong hoạt động ngân hàng;. Ngân hàng có thể tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá với toàn ngành, các hoạt động văn hoá, thể thao tổ chức trên địa bàn quận..Đây là hoạt động dễ thực hiện, có thể sử dụng khả năng hiện có như đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngân hàng, sự ủng hộ của công chúng nên giải pháp này là rất thiết thực.

      Ngân hàng đại lý cũng có thể là ngân hàng mở L/C trong quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán, khi đó qua quen biết các ngân hàng nước ngoài cũng có thể lựa chọn ngân hàng mình làm ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thanh toán cho họ, qua đó mở rộng hoạt động đồng thời mở rộng quan hệ với các khách hàng và đối tác nước ngoài.

      Một số kiến nghị

        + Tiêu chuẩn hoá hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản trị điều hành: quản lý tài chính, quản lý rủi ro, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý toàn bộ hệ thống tài chính cũng như nguồn nhân lực của ngân hàng liên quan đến công tác thanh toán quốc tế. NHCTVN cần điều chỉnh các chính sách tiền lương, khen thưởng, trợ cấp hợp lý nhằm khuyến khích động viên những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác nhằm khích lệ cán bộ cống hiến vì sự nghiệp phát triển của ngân hàng. Vì vậy đề nghị Nhà nước trong thời gian tới sớm xây dựng những văn bản pháp luật hướng dẫn để các ngân hàng có thể ổn định, phát triển, và nâng cao chất lượng hoạt động, đồng thời còn là cơ sở giải quyết những tranh chấp thương mại xảy ra.

        Muốn thúc đẩy xuất khẩu thì việc nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu cũng phải được coi trọng như: ưu tiên lãi suất theo cơ chế tỷ giá, trợ cấp trực tiếp, miễn thuế các chi phí đầu và, giá cả các dịch vụ công cộng, cước phí vận tải, bảo hiểm, giá điện nước.