Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp dân doanh tại Khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

    Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định phát triển các khu công nghiệp tập trung với điều kiện hạ tầng kỹ thuật thuận lợi để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tranh thủ vốn và công nghệ tiên tiến để sản xuất ra hàng hóa trongất lượng cao, đủ sức cạnh tranh tham gia tốt thị trường trong nước và từng bước hướng vào xuất khẩu. Trong đó Khu công nghiệp Phú Bài tỉnh Thừa Thiên Huế là khu công nghiệp đầu tiên hội đủ các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, quy mô diện tích, hệ thống kết cấu hạ tầng, có chế chính sách thông thoáng đáp ứng các yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, để phân tích đánh giá các dự án đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh tại Khu công nghiệp Phú Bài trong những năm qua để đề ra những giải pháp đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư là các doanh nghiệp dân doanh.

    Tôi đã chọn đề tài "Hiệu quả các dự án đầu tư của doanh nghiệp dân doanh tại Khu công nghiệp Phú Bài tỉnh Thừa Thiên Huế " để nghiên cứu làm luận văn Thạc sỹ của mình. Đề tài nghiên cứu hiệu quả đầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài tỉnh Thừa Thiên Huế của các doanh nghiệp dân doanh, cụ thể là các dự án đầu tư hai doanh nghiệp: Công ty TNHH mộc mỹ nghệ xuất khẩu Ngọc Anh và Công ty TNHH sơn Hoàng Gia. Do đặc thù của luận văn thạc sỹ, thời gian và điều kiện cho phép nghiên cứu có hạn, nên đề tài nghiên cứu trong phạm vi hiệu quả của một số dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Phú Bài của doanh nghiệp dân doanh mà không nghiên cứu hết các dự án ở Khu công nghiệp, các doanh nghiệp dân doanh ở Khu CN.

    SRD − −

    MI (Material Inputs): Chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài I (Investement): Vốn đầu tư. NVA bao gồm hai yếu tố: chi phí trực tiếp trả cho người lao động tiền lương, tiền công, tiền thưởng kể cả phụ cấp lương (Wage = W) và thặng dư xã hội (Social Surpulus =SS). Trong đó: rs = ( 1 + SRD1 )i là hệ số chiết khấu xã hội được ước tính trên cơ sở mức lãi suất dài hạn trên thị trường vốn quốc tế có tính đến sự điều chỉnh tình hình chính trị và chính sách kinh tế của quốc gia.

    SRD − − −

    • DOANH NGHIỆP DÂN DOANH 1. Khái niệm
      • CƠ SỞ THỰC TIỄN

        Hiệu quả tài chính thể hiện trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao lợi ích mọi mặt cho doanh nghiệp tăng thu nhập, nâng cao năng suất lao động, tạo ra lợi nhuận lớn trên cơ sở vốn đầu tư mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình đầu tư so với các kỳ trước, so với kế hoạch (dự án đầu tư), so với mức bình quân chung. Lợi ích kinh tế - xã hội chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế đó là tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động..Chi phí kinh tế - xã hội là chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội đã dành cho hoạt động đầu tư đó. - Phân tích đánh giá nguồn lực tài chính sử dụng cho dự án đầu tư về quy mô, về cơ cấu các loại vốn, các chính sách huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng tình hình khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp trong đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

        - Đối với chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước: Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội là cơ sở đánh giá giữa kế hoạch và thực tiễn đầu tư để điều chỉnh sự quản lý Nhà nước đến đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội hoạt động đầu tư, có tác động làm tăng khả năng sinh lợi của hoạt động đầu tư đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của khu vực địa phương. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Trung ương Ðảng khoá IX coi Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; phát triển Kinh tế tư nhân là chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trên trên cơ sở đó Chính phủ đã có chỉ thị về phát triển doanh nghiệp dân doanh, tại chỉ thị này Chính phủ đã đánh giá: Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã từng bước hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế dân doanh phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

        Các doanh nghiệp dân doanh đã có được môi trường khá thuận lợi để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng nhanh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo.Tuy vậy, sự phát triển của doanh nghiệp dân doanh chưa tương xứng với tiềm năng, còn có nhiều khó khăn, vướng mắc.[20];[9]. Doanh nghiệp dân doanh là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật thành lập doanh nghiệp từ sự bỏ vốn đầu tư của tư nhân mà không có sự tham gia góp vốn của Nhà nước hay vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là: Các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, các Công ty cổ phần của tư nhân được thành lập theo Luật doanh nghiệp. Doanh nghiệp dõn doanh ở nước ta thể hiện rừ nhất ở năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhìn chung còn thấp so với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), yếu hơn phần lớn các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong cùng lĩnh vực về quy mô, về khả năng tiếp cận các nguồn lực và kinh nghiệm thương trường.

        Sự liên kết giữa các doanh nghiệp đối với doanh nghiệp dân doanh Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp dân doanh với nhau còn chưa chặt chẽ, dẫn đến sự hạn chế trong chất lượng, hiệu quả kinh doanh, chưa khai thác được lợi thế của sự hợp tác các doanh nghiệp dân doanh dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Thực tế đây cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp dân doanh Việt Nam, với những mạng lưới kinh doanh chưa được hình thành đầy đủ, thiếu những doanh nghiệp thật mạnh có khả năng làm trụ cột, đầu đàn tạo sự liên kết, hợp tác vững chắc để nhân thêm sức mạnh trong quá trình phát triển của doanh nghiệp dân doanh. Mặc dù trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã đề cập đến sự tự do phát triển kinh tế tư nhân, tuy nhiên trong thực tiễn còn có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong quản lý Nhà nước của một số cơ quan quản lý Nhà nước.

        Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế..” [11]. Nếu được quan tâm đầu tư, huy động sử dụng tốt các nguồn lực (vốn đầu tư, nguồn vốn tín dụng, tài nguyên thiên nhiên v.v.) cho tương xứng với sự đóng góp và vai trò (giải quyết công ăn việc làm, tổng sản phẩm làm ra, v.v.) của các doanh nghiệp dân doanh, thì DN dân doanh là tiềm năng lớn cho sự phát triển của kinh tế nước nhà. Đánh giá những đóng góp to lớn của kinh tế dân doanh thời gian qua, Phát biểu tại hội nghị Chính phủ gặp doanh nghiệp dân doanh ngày 7/9/2007 tại Hà nội Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh: “ Đó là đội quân chủ lực, mà chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, một lực lượng kinh tế đang phát triển nhanh chóng như vũ bão, có vị trí hết sức rộng lớn, nếu không nói là quyết định đối với thành công của công cuộc đổi mới.

        Bảng 1.1 Tốc độ phát triển về số lượng của doanh nghiệp dân doanh cả nước
        Bảng 1.1 Tốc độ phát triển về số lượng của doanh nghiệp dân doanh cả nước