Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO

MỤC LỤC

Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu

DN cần xác định những thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường là bao nhiêu, sản phẩm cần phải cải tiến như thế nào để thích ứng với những đòi hỏi của môi trường, cần có chính sách như thế nào để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường… Căn cứ vào những mục tiêu đặt ra này DN sẽ có những bước đi thích hợp để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Trên thị trường đó sẽ bao gồm rất nhiều nhóm khách hàng khác nhau về kinh tế, văn hoá, điều kiện sống… Do đó doanh nghiệp cần phân tích cơ cấu khách hàng tiềm năng theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nới cư trú, mức độ cạnh tranh trên thị trường đó… để có thể định vị thị trường, xác định đoạn thị trường nào là phù hợp nhất đối với những sản phẩm của doanh nghiệp.

Sự cần thiết phải mở rộng thị trường XK đối với các DN nói chung Hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các DN phải mở rộng thị trường XK

Thông qua mở rộng thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu nguồn vốn, khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến góp phần nâng cao năng suất lao động cũng như khả năng vươn rộng hơn nữa của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Do đó nhà nước ta chủ trương mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm tăng doanh số xuất khẩu của từng doanh nghiệp nói riêng và tăng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.

Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành Mở rộng thị trường xuất khẩu là yêu cầu tất yếu khách quan đối với bất cứ

- Công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn: khó khăn về mặt tài chính, sự cạnh tranh của các đối thủ, những vấn đề về hàng tồn kho, tổ chức xuất khẩu còn chưa rộng rãi, còn bỏ lỡ nhiều thời cơ. Vì công ty đã tạo được một vị thế khá vững chắc trên một số thị trường truyền thống và công ty cũng luôn luôn tìm cách nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của các khách hàng quốc tế nên khả năng thành công trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty là rất lớn.

Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

Để có thể phát triển được, Việt Nam cũng tích cực đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty Hà Thành cũng không nằm ngoài số đó, đặc biệt là một công ty thuộc Quân khu thủ đô, việc phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty sẽ có những đóng góp tích cực không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở lĩnh vực quân sự quốc gia.

THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO

Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hà Thành Giới thiệu chung về công ty

Chức năng của công ty là thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Quân khu thủ đô, Bộ quốc phòng giao cho trên cơ sở vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác, phát triển và mở rộng sản xuất đạt hiệu quả cao theo quy định của Nhà nước và Bộ quốc phòng dựa trên việc đầu tư, liên doanh, liên kết. Đến tháng 1 năm 2004, công ty Thăng Long sát nhập với công ty Long Giang và đổi tên thành công ty Hà Thành để tránh trùng hợp tên thương hiệu của một số doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Hà Nội, đồng thời cũng khẳng định vị trí ngày càng vững chắc của mình trên thị trường với quyết tâm kinh doanh ổn định phát triển và đúng pháp luật.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

+ Phòng tổng hợp hành chính: có trưởng phòng tổng hợp hành chính và các nhân viên có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh và luôn nắm được những thông tin mới nhất trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn tổ chức lao động trong công ty theo nhiệm vụ của công ty và theo yêu cầu sắp xếp, bố trí lao động của GĐ trên cơ sở nắm vững các quy luật và kiến thức về tài chính và lao động tiền lương, tổng hợp lao động phù hợp với yêu cầu quản lý lao động trong quân đội.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Hà Thành
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Hà Thành

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1. Các nguồn lực

Có được điều đó là do ban lãnh đạo công ty là những người giàu kinh nghiệm, có năng lực quản lý và không ngừng học tập, trau dồi, tiếp thu những phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại, biết sử dụng tốt các biện pháp khuyến khích, động viên nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với chế độ thưởng, phạt xác đáng; bố trí nhân lực hợp lý, khoa học. Một số máy móc này được công ty mua sắm trong vài năm trở lại đây nên giá trị còn lại vẫn rất lớn, chẳng hạn như năm 2006 công ty mới mua dây chuyền sản xuất gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu để tạo ra sản phẩm tốt hơn đáp ứng những nhu cầu của thị trường, kể cả những khách hàng khó tính nhất.

Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm 2005-2007
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm 2005-2007

Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

    Sản phẩm này gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc và Thái Lan cho nên để giữ vững và mở rộng thị phần của mình công ty thực hiện các biện pháp như ký hợp đồng trực tiếp với các khách hàng, có những catalogue về sản phẩm cũng như giới thiệu chi tiết, tỉ mỉ về sản phẩm để khách hàng nhận biết và nắm rừ được giỏ trị vật chất cũng như giỏ trị tinh thần của sản phẩm. Từ khi thành lập đến bây giờ, trải qua bao thăng trầm và khó khăn, công ty Hà Thành vẫn nỗ lực và kiên trì vượt qua những khó khăn ấy để đưa hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty đi lên, đặc biệt trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu công ty đã đạt được rất nhiều thành tựu, tạo ra được vị thế vững chắc trên một số thị trường đồng thời các sản phẩm của công ty đã có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới.

    Bảng 2.1: Cơ cấu XK của Công ty Hà Thành theo thị trường
    Bảng 2.1: Cơ cấu XK của Công ty Hà Thành theo thị trường

    GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ

    Dự báo thị trường thế giới đến năm 2015

    Xu thế chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động FDI, các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển sẽ có cơ hội tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại của các quốc gia khác, cũng như kinh nghiệm quản lý… Điều này sẽ góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp. Trong xu hướng đó, nhiều tổ chức trên thế giới đã dự báo về nhu cầu trên thị trường thế giới từ nay đến năm 2015, bên cạnh những mặt hàng thiết yếu đang ngày càng trở nên khan hiếm khiến cho nhu cầu ngày càng cao như lương thực, thuỷ sản, dầu mỏ, nước sạch…thì nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhu cầu về công nghệ cao, nhu cầu về xe hơi cũng tăng.

    Dự báo về thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới

    Theo dự báo của tổng cục Thống kê, trong những năm tới, quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được duy trì ở mức độ cao đồng thời cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ được chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng tăng dần nhóm hàng có hàm lượng chất xám và công nghệ cao. Cùng với bề dày thời gian hội nhập kinh tế quốc tế, tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang các thị trường truyền thống và láng giềng Châu Á sẽ giảm dần, bới lúc đó Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Tây Nam Á.

    Cơ hội và thách thức đối với công ty Hà Thành trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu

    Đặc biệt những khách hàng quốc tế lại rất yêu thích những sản phẩm mang đậm nét văn hoá truyền thống của Việt Nam mà công ty đang sản xuất như gốm sứ mỹ nghệ, mây tre đan, thảm hạt… Công ty cần nhanh chóng nắm bắt những nhu cầu đó để đáp ứng kịp thời, mang lại thành công cho hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty, tạo bước đệm để xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài khác. Cụ thể, hệ thống kết cấu hạ tầng như sân bay, cảng biển, đường giao thông vẫn còn bất cập; năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện rừ rệt, cơ cấu xuất khẩu chưa lành mạnh, cũn không ít những vướng mắc trong thủ tục hải quan và lưu thông hàng xuất khẩu… Đây là một trong những yếu tố cản trở khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành.

    Bảng 3.1: Dự kiến sản lượng xuất khẩu của công ty Hà Thành từ 2008-2010
    Bảng 3.1: Dự kiến sản lượng xuất khẩu của công ty Hà Thành từ 2008-2010

    Các quan điểm của công ty Hà Thành về m ở rộng thị trường xuất khẩu Phát triển, mở rộng thị trường nước ngoài cần luôn luôn gắn kết với thị

    Chỉ có mở rộng công ty hà Thành mới có thể vươn lên một tầm cao mới, sánh vai với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không chỉ trong nước mà còn với các doanhnghiệp quốc tế, đồng thời công ty cũng có thể tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và vững bước phát triển. Đặc biệt là những thị trường trọng điểm có khả năng nhập hàng thủ mỹ nghệ của công ty với khối lượng lớn như Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, đồng thời tìm kiếm thị trường mới như Trung Đông, Mỹ La Tinh… Công ty cần tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm như gốm sứ mỹ nghệ, mây tre đan… trên các thị trường truyền thống và trên các thị trường khác nữa.

    Các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

      Việc cho vay vốn ngắn hạn là hình thức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu mới và chỉ dành cho các đơn vị trực tiếp xuất khẩu những mặt hàng thuộc diện được khuyến khích xuất khẩu, chưa khuyến khích số đông các doanh nghiệp xuất khẩu khác, do đó họ phải vay ngân hàng thương mại để thực hiện xuất khẩu.Các chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư xuất khẩu cũng chưa công bằng, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ít được tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ. Do đó cần đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường, hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp với các nguyên tắc và các cam kết mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại.