MỤC LỤC
Người Tày, Nùng vốn thuộc nhóm Âu - Việt trong khối Bách Việt mà địa bàn cư trú là miền Bắc Việt Nam và miền Hoa Nam Trung Quốc - Liên minh bộ lạc Âu Việt (Tày - Nùng) đã cùng với liên minh bộ lạc Việt (Việt - Mường) thành lập nên vương quốc Âu - Lạc (thế kỷ III trước công nguyên) với thủ lĩnh An Dương Vương Thục Phán. Thời Lý - Trần, nhất là thời Lê sơ, nhà nước phong kiến Việt Nam đặt chế độ “ Thế tập, phiên thần”, tức chế độ thổ ty, phái một số công thần hay con cháu của họ chọn trong những phần tử trung kiên nhất đem theo gia đình, tộc thuộc lên chiêu dân lập ấp ở các tỉnh biên giới. Sau mỗi trận chiến thắng, quột sạch quõn xõm lược ra khỏi bờ cừi, cỏc vị lưu quan này đời đời kế tục cai trị địa phương rất mực trung thành với chính quyền trung ương làm nhiệm vụ bảo vệ biên thuỳ. Một sự hoà hợp dân tộc đáng chú ý xảy ra vào khoảng thế kỉ XVI -XVII, triều đình lưu vọng họ Mạc bị quân Lê, Trịnh đánh đuổi chạy lên chiếm giữ vùng Cao Bằng trong vòng gần một thế kỉ. Sau khi họ Mạc bị diệt vong, con, cháu và quân quan dư Đảng họ Mạc có thể hàng vạn người đã thay tên đổi họ để tránh sự khủng bố, sống hoà vào nhân dân địa phương đồng hoá với người Tày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 người từ miền xuôi di cư lên) và quá trình tộc người vẫn tiếp tục cho đến tận những năm đầu của thế kỷ XXI..). Qua những đặc điểm khái quát về huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng như đã nêu ở trên, là cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về môi trường sinh thái tự nhiên, về cơ cấu tổ chức xã hội và văn hoá làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Theo tác giả Đào Duy Anh: “Châu Thượng Lang phía Đông giáp Hạ Lang, phía Tây giáp huyện Quảng Uyên, phía Nam giáp huyện Hạ Lang, phía Bắc giáp châu Yên Bình nước Thanh, như thế là tương đương với các huyện Trùng Khánh và Trấn Biên tỉnh Cao Bằng ngày nay” [2, tr. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Trưởng Bộ nội vụ, xã Đoài Dương được tách thành 3 xã: Thân Giáp, Đoài Côn, Thông Hoè (trừ xóm Nà Chá được hợp nhất với xã Bình Lăng của huyện Quảng Uyên).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Có rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về văn hóa, song về cơ bản đều thống nhất ở chỗ coi văn hóa là phạm trù cơ bản gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của loài người, là sản phẩm riêng của con người, gắn với quá trình tác động, cải tạo tự nhiên, xã hội, quá trình sáng tạo và hoàn thiện chính bản thân con người. Văn hóa vật chất (hay còn gọi là văn hóa vật thể) được hiểu là toàn bộ những giá trị văn hóa có kết cấu vật chất không gian ba chiều do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động gắn với hoạt động sinh hoạt vật chất như: ăn, uống, mặc, ở, đi lại, hoạt động sản xuất, tự vệ (công cụ sản xuất, vũ khí,…); Văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể) là toàn bộ những giá trị văn hóa gắn với lao động trí óc của con người như: khoa học, nghệ thuật, văn hóa, triết học, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa, …; Thuật ngữ văn hóa xã hội ít được sử dụng hơn, thường gắn với các hoạt động quản lý xã hội, cộng đồng, gia đình và cá nhân như các thiết chế xã hội, luật tục, tập quán, quan hệ xã hội và gia đình, các sinh hoạt cộng đồng,… Khi đề cập đến văn hóa là đề cập đến con người và gắn với nó là các yếu tố như: tộc người, không gian, cứ trú,.
Rừng còn là cái kho vô tận cung cấp nguồn thức ăn thực vật, động vật, các loại nấm, măng … Trước năm 1954, ngoài các cánh rừng công cộng thì hầu như bản nào cũng có hai khu rừng cấm; rừng tha ma là nghĩa địa của bản; Rừng ma cửa áo là nơi dành cho các loài ma, quỷ của núi rừng, sông suối và linh hồn của đất bản trú ngụ. Phản ánh lịch sử cư trú lâu đời của tộc người Tày ở đây, họ là cư dân thổ địa của vùng này, còn các tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác như HMông, Dao, Kinh, Hán (Hoa), chắc hẳn là cư dân đến sau, nên nơi cư trú của họ vẫn sử dụng địa danh ngôn ngữ Tày - Thái.
Người Tày chọn những nơi bằng phẳng hoặc gò đồi để lập bản và làm nhà, họ đặt tên làng bản của mình theo phong cảnh tự nhiên như: làng Pác Pó, là nơi nguồn nước; làng Đền là nơi có đền thờ Vua Lê, hoặc bản Khau Lừa (đồi thuyền) là một xóm ở ngay sườn quả đồi như con thuyền khổng lồ. Đây là một tên gọi rất phổ biến của người Tày như: Nà Vát, Nà Lương, Nà Cạn,… hay Tổng Lương, Tổng Chúp, Tổng Mử,… nhiều tên làng, tên bản của người Tày gắn bó với cả đời sống của từng người, từng nhà là nơi chôn rau cắt rốn, nơi chung sống của nhiều họ tộc gán liền với sự phát triển của lịch sử.
Trong quan hệ gia đình có những quan hệ hết sức nghiêm ngặt, người phụ nữ nhất là con dâu phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo như không được đi ngang qua phía trước bàn thờ trong nhà, không được vào chỗ tiếp khách của nam giới ở gian ngoài, không được cùng ăn cơm, ngồi cùng chiếu với bố chồng, anh chồng, không được đến chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố, bác, chú và anh chồng. Bạn tồng có trí khí hợp nhau, có tuổi tác gần nhau, cùng cảnh ngộ (cùng là con một, con nhà nghèo, con mồ côi, cùng xa quê hương,…) thì hai bên cùng kết bạn đồng canh với nhau, tục địa phương gọi là “Lạo Tồng”, kết tồng cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng, một người chỉ được phép kết 2 bạn tồng, còn lại để giao lưu như bạn thân.
Nếu so với tục nhận họ, thì phạm vi kết tồng rộng hơn ở chỗ không phân biệt các thành phần dân tộc, như: người Tày có thể kết tồng với Nùng, người H’Mông, người Hoa, người Kinh,… và ngược lại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57 Khi có dã thú hay trộm cướp vào làng, nghe thấy tiếng tù và hay hồi mừ thỡ người dõn trong cả làng phải cú mặt để gúp sức xua đuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 trưởng đem các hội viên tới giúp rượu, gạo mỗi người 10 lần và các thứ để làm cỗ đồng thời làm giúp công việc (cũng có khi giúp tiền từ 2 - 4 hào tùy giao ước). “Hương ước” và “Hữu ước” trong hội bảo trợ, ở đây không chỉ đem lại cho họ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ mà còn là chỗ dựa quan trọng về tinh thần và kinh tế mỗi khi có tang ma hay hiếu hỷ … Tuy nhiên, cũng bởi những quy ước ràng buộc mà việc tang ma để lại lâu ngày phần lớn cũng do những giao ước đó ràng buộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67 không phải thuần lý thuyết của nó như triết học về đạo đức đạo giáo, từ bi bác ái của đạo Phật, thuyết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của đạo Khổng mà chủ yếu tiếp thu những khía cạnh mê tín dị đoan, tiêu cực nhất của Tam giáo phù hợp với trình độ văn hóa và sinh hoạt của quần chúng nói chung còn thấp. Đồng thời, đồng bào Tày ở Trùng Khánh cũng đã xây dựng cho mình một hệ thống luật tục trong sản xuất, bảo vệ môi trường, bảo vệ trật tự trị an nơi thôn bản, tình đoàn kết cộng đồng cũng ngày càng được tăng cường thông qua các tổ chức bảo trợ (hương ước, hữu ước).Về mặt văn hóa làng bản, đồng bào Tày ở Trùng Khánh cũng đã có một nền văn hóa mang những đặc trưng riêng của dân tộc mình, đồng bào thờ cúng tổ tiên và các vị thần công cộng, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của tam giáo (Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo) đem lại những mặt tích cực và tiêu cực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 Về quy mô của làng được mở rộng, nhiều họ cùng chung sống trong 1 làng. Là một huyện miền biên giới, nên sự giao lưu không chỉ dừng lại ở trong cộng đồng các dân tộc khác, ở trong nước và có mở rộng cả quan hệ với nước bạn láng giềng Trung Quốc.
Ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày đang trên con đường thu hẹp phạm vi không còn nhiều như xưa, sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu, gỗ rừng mỗi ngày một khan hiếm, do vậy đồng bào chủ yếu làm nhà đất, nhà xây bằng gạch mộc, gạch nung ngày càng nhiều. Đời sống văn hoá từng bước được nâng cao, hoạt động văn hoá văn nghệ - TDTT có nhiều cố gắng trong khơi dậy và phục hồi nền văn hoá truyền thống mang bản sắc dân tộc; công tác truyền thanh, truyền hình đã tiếp và phát sóng đài trung ương đảm bảo thời lượng và chất lượng phục vụ nhân dân, 96% dân số của huyện Trùng Khánh đã được nghe đài phát thanh; 89,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87 yêu nước, thương nòi, tính cố kết cộng đồng; truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; kế thừa những truyền thống ăn, mặc, ở mang đặc trưng riêng của dân tộc mình; thừa kế chữ viết và tiếng nói của dân tộc và phát triển nó; kế thừa vốn văn hoá, nghệ thuật dân gian; kế thừa những phong tục tập quán tốt đẹp… Hiện nay chúng ta đang chứng kiến xu hướng quốc tế hoá, sự bùng nổ thông tin, giao thoa văn hoá và hội nhập của các dân tộc vào trào lưu phát triển chung của thời đại. Vì vậy khi đề cập đến bản sắc văn hoá dân tộc và xem xét các giá trị văn hoá truyền thống cần có quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển, tránh chung chung, siêu hình, hoặc là phủ nhận cực đoan mọi giá trị của quá khứ, coi mọi cái cổ truyền đều là lạc hậu, lỗi thời, muốn nôn nóng có ngay cái mới, đồng nhất cái mới với cái hiện, tiến bộ hoặc là không muốn tiếp thu cái mới và không muốn tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác; coi mọi giá trị cổ truyền đều là giá trị không thể thay thế.