Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Ngã Bảy: Thực trạng và Hiệu quả

MỤC LỤC

Mức cho vay

+ Ngân hàng nơi cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ (tức cho vay tối đa không vượt quá 75% giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố). + Trường hợp khách hàng có tín nhiệm là hộ sản xuất nông, lâm ngư nghiệp vay vốn không bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên thì giao cho Giám đốc ngân hàng nơi cho vay quyết định.

Quy trình cho vay

(5b) Nếu đồng ý cho vay thì Ngân hàng cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiển vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản). Hồ sơ khoản vay được Giám đốc ký duyệt cho vay và chuyển cho phòng kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân.

Rủi ro tín dụng và thiệt hại tín dụng

    Hoạt động của ngân hàng đến hoạt động của doanh nghiệp, các ngành, các cá nhân.Vì vậy, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo theo ồ ạt đến rút trước thời hạn tiền ở các ngân hàng. Rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất là khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị phá sản.

    Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

      -Đối với hộ sản xuất kinh doanh chú trọng cho vay những vùng nguyên vật liệu đã được quy hoạch có bao tiêu sản phẩm, những giống cây có năng suất chất lượng cao, giá thành ổn định. -Đối với doanh nghiệp tư nhân: cần xem xét kỹ tính pháp lý của doanh nghiệp, giá trị tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh, đặc biệt phải nắm bắt thông tin phòng ngừa rủi ro từ ngân hàng nhà nước.

      PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ NGÃ BẢY.

      NHN O & PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY

      Tình hình kinh tế xã hội thị xã Ngã bảy

      Trong năm 2006 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do sự tăng giá phân, thuốc bảo vệ thực vật; dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại trên lúa, lây lan diện rộng làm giảm năng suất 0.18 tấn/ha so 2005 diện tích sản xuất giảm 301 ha so 2005 do phần lớn nông dân không sản xuất lúa vụ 3, diện tích trồng mía cũng giảm so với 2005 do nông dân chuyển sang trồng màu, bên cạnh đó do ảnh hưởng dịch bệnh nên ngành chăn nuôi của thị xã cũng gặp khó khăn. Là thị xã vừa mới được chia tách ra sức khắc phục khó khăn nhằm phát huy nội lực với tinh thần trách nhiệm, ý thức tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, quyết tâm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Tỉnh giao.

      Vai trò và chức năng của NHN o & PTNT Thị xã Ngã Bảy đối với nền kinh tế

        Đến ngày 17/01/2007 Quyết định 23/QĐ – HĐQT – TCCB của Hội đồng quản trị NHNO & PTNT đổi tên chi nhánh NHNO & PTNT Thị xã Tân Hiệp thành chi nhánh NHNO & PTNT Thị xã Ngã Bảy hoạt động theo mục tiêu và phương hướng chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên với phương châm “lấy nông thôn làm thành thị, nông nghiệp làm đối tượng cho vay, khách hàng chính là nông dân”. -Ngân hàng đã nổ lực huy động nguồn vốn trong dân cư, vốn ưu đãi trong và ngoài nước, tăng cường đầu tư nền kinh tế nhiều thành phần, góp phần xoá đói giảm nghèo, thu hẹp đầu tư khoảng cách chênh lệch đời sống kinh tế và trình độ dân trí giữa thành thị và nông thôn.

        PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN o & PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY

        Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận

          -Có chức năng tổng hợp kinh doanh tiền tệ và cung cấp dịch vụ ngân hàng đối với mọi thành phần kinh tế, làm uỷ thác các nguồn vốn ngắn, trung hạn của chính phủ và các tổ chức nước ngoài, thực hiện tín dụng cho mọi thành phần kinh tế. Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị, nhận chỉ thị và phổ biến cho cán bộ nhân viên các chính sách và chỉ thị của cấp trên.

          Nội dung hoạt động kinh doanh tại NHN o & PTNT TX Ngã Bảy

            Các doanh nghiệp và cá nhân thông thường chỉ giữ một khoản tiền mặt đủ để chi dùng cho nhu cầu của họ, số còn lại họ gửi vào ngân hàng và khi phát sinh nhu cầu tiền mặt họ lại đến Ngân hàng để rút ra. Khi khách hàng nộp phiếu lĩnh tiền mặt hay séc lĩnh tiền mặt, kế toán viên kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của tờ séc theo quy định, kiểm tra số dư trên tài khoản của khách hàng, ghi vào sổ nhật ký quỹ và chuyển chứng từ xuống thủ quỹ để chi tiền cho khách hàng.

            PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007 Năm 2007 nhân dân thị xã Ngã Bảy thực hiện theo nghị quyết của Hội

            PTNT Việt Nam là giảm dần dư nợ doanh nghiệp nhà nước và tăng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện đầu tư có chọn lọc trên thị trường nông nghiệp nông thôn, đồng thời cũng cố phát triển thêm thị trường, thị phần thành thị.

            THUẬN LỢI VÀ KHể KHĂN CỦA NHN o & PTNT TX NGÃ BẢY .1 Thuận Lợi

            Chi nhánh điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp với định hường của NHNo &.

            Khó khăn

            PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY.

            PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

            Khái quát nguồn vốn

            Chính vì vậy nguồn vốn của Ngân hàng cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu vốn.

            Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng

            Để có được kết quả trên là nhờ sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng tích cực trong công tác huy động vốn và có những chính sách hữu hiệu cho công tác này như thường xuyên nghiên cứu lãi suất thị trường và điều chỉnh cho phù hợp, đa dạng hoá các hình thức huy động ví dụ như: huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng trúng vàng, western union.…;giao chỉ tiêu huy động cho từng cán bộ công nhân viên và phát động phong trào thi đua giữa các nhân viên với nhau. Nguyên nhân tiền gửi của kho bạc và các tổ chức kinh tế tăng nhanh so với tốc độ tăng của tiền gửi của dõn cư chiếm tỷ trọng cao là do người dõn ở đõy đó hiểu và thấy rừ được lợi ớch của việc gửi tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng là vừa cho mình lợi nhuận, vừa được an toàn hơn nên họ thường để dành bằng cách gởi tiết kiệm và cụ thể ở ngân hàng này là họ thường gởi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn nhưng với tâm lý của người dân là sinh lời càng nhiều càng tốt hay họ đã có kế hoạch sử dụng vào một thời gian cụ thể nên họ thường gởi vào ngân hàng dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn là nhiều hơn và qua bảng số liệu cho ta thấy khoản mục luôn tăng giảm qua các năm như năm 2005 số tiền huy động được khoản mục này là 59.097 triệu đồng tức giảm 5.723 triệu đồng hay giảm 8,83 % so với năm 2004 là do năm này tình hình giá cá cả lên cao như: giá vàng, giá xăng nên người dân chủ yếu mua vàng dữ trữ và có thêm NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp nên cũng làm ảnh hưởng đến tình hình huy động của Ngân hàng, đến năm 2006 số tiền huy động từ khoản mục này là 64.691 triệu đồng và tăng 5.594 triệu đồng hay tăng 9,47 % so với năm 2005 ta thấy tốc độ tăng không cao.

            Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2004-2006
            Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2004-2006

            PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

            Khái quát tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng

            Sự gia tăng nó được phân bổ cả trong năm khoản mục tạo nên nguồn vốn huy động trong đó tiền gửi của tổ chức kinh tế và kho bạc đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2006, còn đối với tiền gửi tiết kiệm của dân cư thì luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn huy động (luôn chiếm trên 50% nguồn vốn huy động) giúp cho ngân hàng có thể tự chủ nguồn vốn của mình. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng dần về số tuyệt đối và số tương đối là do nhu cầu của bà con nông dân ngày càng cao, thể hiện sự phát triển kinh tế trong nông thôn ngày càng mạnh và tình hình kinh tế-xã hội ngày càng phát triển bên cạnh những doanh nghiệp thừa vốn cũng có những doanh nghiệp thiếu vốn.

            Bảng 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG   TRONG 3 NĂM 2004-2006
            Bảng 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG 3 NĂM 2004-2006

            Phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng

              Đối với doanh nghiệp tư nhân qua bảng 4 ta thấy doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay và tăng giảm giữa các năm cả ngắn hạn và trung hạn như ngắn hạn thì doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế năm 2005 là 66.099 triệu đồng tăng 25.230 triệu đồng hay tăng 61,73% còn trung hạn thì năm 2005 là 850 triệu đồng tăng 550 triệu đồng hay tăng 183,33 % so với năm 2004 nguyên nhân là do năm 2005 là năm vừa mới lên thị xã nên nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô và có sự xuất hiện thêm của loại hình doanh nghiệp này nhưng tỷ trọng vẫn còn nhỏ trong doanh số cho vay do trước đây các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân làm ăn thua lỗ, ngừng hoạt động trong một thời gian để sắp xếp lại. Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp dành cho đất trồng trọt nhiều, thời tiết khí hậu không ổn định thiên tai lũ lụt xảy ra nên khoản cho vay cho trồng trọt để chăm sóc lúa, mía như tăng cường thâm canh tăng vụ, cải tạo đồng ruộng nhằm hình thành vùng chuyên canh cây lúa, mía đồng thời đẩy mạnh đầu tư cải tạo vườn tạp thành cây đặc sản với năng suất cao hơn, hơn nữa những năm gần đây giá cả của lúa mía tăng cao nên bà con nông dân mở rộng diện tích canh tác ngoài ra nông dân sống chủ yếu nhờ vào cây lúa và là cây trồng truyền thống gắn chặt với đời sống nông dân và là vùng mía nguyên liệu để cung cấp cho hai nhà.

              Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006
              Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006

              Phân tích tình hình thu nợ của ngân hàng

                Nguyên nhân tăng là do ngành nông nghiệp nhu cầu vay vốn để cải tạo vườn tăng dần qua các năm do khâu chăm sóc tốt thì năng suất mới cao nên nông dân đặc biệt quan tâm và nhu cầu vốn mua máy móc nông nghiệp để đưa vào sản xuất tăng dần vì theo hướng công nghiệp hóa, Mặt khác, nhu cầu đối với cán bộ công nhân viên, thương mại dịch vụ ngành khác không ngừng tăng lên, do nhu cầu của người dân ngày càng cao thì nhu cầu đi lại ăn ở càng nhiều. Nguyên nhân là do sự cố gắng của từng nhân viên trong Ngân hàng đặc biệt là công tác thẩm định và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng và do bà con nông dân trúng mùa và giá cả hàng hóa tăng qua các năm đặc biệt là sự tăng giá của cá tra nên người dân trả nợ Ngân hàng đúng hạn còn về doanh số thu nợ trung hạn đối với thành phần này tăng giảm qua 3 năm năm 2005 về số tương đối tăng 143,30% sang năm 2006 giảm 5,08 % tốc độ giảm không nhiều do cho vay trung hạn gặp rủi ro cao nên Ngân hàng rất chú trọng công tác thu hồi nợ và giám sát chặt chẽ của cán bộ tín dụng và cho vay trung hạn của Ngân hàng cũng chủ yếu cho vay cán bộ công nhân viên nên khả năng thu nợ rất cao, hàng tháng trừ số tiền vay vào tiền lương của họ.

                Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006
                Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006

                Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng

                  Điều này, phản ánh ngân hàng tập trung vào hình thức cho vay ngắn hạn, vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương vừa theo mùa vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn ở địa bàn, hơn nữa về phía ngân hàng vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh thu lợi nhuận cao vừa hạn chế được rủi ro, vừa giảm bớt chi phí trả lãi cho khách hàng. Chẳng hạn như ngân hàng có thể tăng dư nợ đối với cho vay ngắn hạn và giảm dư nợ đối với cho vay trung hạn, vì ngắn hạn ít rủi ro hơn trung hạn, đồng vốn vay vòng nhanh có thể trả nợ cho Ngân hàng, có như vậy thì ngân hàng vừa mở rộng quy mô hoạt động tín dụng vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và tương lai.

                  Hình  8: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ   QUA 3 NĂM 2004-2006
                  Hình 8: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006

                  Phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế

                  Nuôi trồng thủy sản: Năm 2004 không có nợ quá hạn, sang năm 2005, 2006 nợ quá hạn trên 180 triệu đồng tốc độ tăng của năm 2006 so với 2005 là 3,26 % ta thấy nợ quá hạn không nhiều và tốc độ tăng rất ít do giá cả cá tra những năm này tương đối cao nên người nuôi có nguồn thu nhập để trả nợ và nhờ vào cụng tỏc thẩm định của cỏn bộ tớn dụng chặt chẽ theo dừi mục đớch sử dụng vốn của người vay nhưng vẫn còn nợ quá hạn là do một số ít người chưa trang bị kỹ về trình độ, cũng như kỹ thuật do bà con trình độ còn thấp chưa tính toán kỷ phần chi phí nên dẫn tới một số bà con nông dân thua lỗ ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Còn về nợ quá hạn trung hạn tăng cao qua 3 năm mặc dù được sự quản lý chặt chẽ của cán bộ Ngân hàng nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ quá hạn, do thời gian dài nên món vay dễ gặp rủi ro và qua bảng số liệu ta thấy do ảnh hưởng của nợ quá hạn của các bộ công nhân viên qua 3 năm cao, tốc độ tăng trên do doanh số cho vay nhiều hơn năm trước và giá cả tăng mạnh những năm gần đây.

                  Bảng 9:  NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006
                  Bảng 9: NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006

                  Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng

                  Tỷ lệ nợ quá hạn

                  Trong năm 2004, năm 2005, đặc biệt là năm 2004 chỉ có 0,74% do chưa thay đổi các chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn và trong mức cho phép của Ngân hàng cấp trên, sang năm 2005 tỷ lệ này là 5,90%, năm 2006 là 7,48% vượt mức cho phép do thay đổi cách đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn nên có một số khách hàng đến xin gia hạn nhưng Ngân hàng vẫn chuyển vào nhóm 2 là định tính cho món vay đó nhưng thực chất thì khách hàng đó chưa có nợ quá hạn vì vậy làm cho tỷ lệ nợ quá hạn cao, bên cạnh các cán bộ tín dụng thực hiện tích cực việc thu nợ, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, nhưng việc làm cho người dân trả lãi đúng thời hạn thì thật khó khăn do trình độ của khách hàng còn thấp chủ yếu là nông dân nên vẫn còn tồn đọng nợ quá hạn. Hơn nữa, thu nhập của người dân mang tích chất mùa vụ và kết thúc mùa vụ họ mới thanh toán cả gốc và lãi cho ngân hàng và đặt biệt là trong vụ mùa người nông dân thường có tâm lý chờ giá để bán nên họ sẵn sàng chấp nhận với mức lãi suất quá hạn.

                  Hệ số thu nợ

                  - Nợ được đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thuộc nhóm 2 do cán bộ tín dụng căn cứ theo tình hình sản xuất kinh doanh và uy tín trong quá trình trả nợ của khách hàng. Điều này cho thấy qua ba năm công tác thu nợ của ngân hàng rất tốt trên 87% do năm này bà con được mùa cá tra giá cả tăng cao có tiền trả cho Ngân hàng bờn cạnh đú nhờ sự giỏm sỏt của cỏn bộ tớn dụng theo dừi mục đớch sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích không.

                  Vòng quay vốn tín dụng

                  Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng tăng giảm qua ba năm. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNN PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY.

                  GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN

                  -Tăng cuờng các thông tin tuyên truyền tiếp thị, tiến hành chỉnh sửa và nâng cấp các trụ sở làm việc, các phòng giao dịch, tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu với khách hàng. -Quảng cáo tiếp thị khách hàng: phát hành tờ rơi, tờ bướm được gởi tới từng nhà, từng khách hàng để giới thiệu sản phẩm dịch vụ đồng thời tạo lòng tin và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mục tiêu nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tăng thị phần tạo ra lượng khách hàng truyền thống ổn định trong kinh doanh.

                  GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

                  Đồng thời, mở đợt thông tin tuyên truyền tiếp thị lớn thông qua đài phát thanh, băng rôn quảng cáo, phát các tờ bướm, tờ rơi tới từng cơ quan đơn vị và hộ gia đình. -Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp đối với các khoản nợ quá hạn nhỏ, cán bộ tín dụng phải tăng cường đôn đốc thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo.

                  HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN

                  Nhìn chung trong thời gian qua NHNO & PTNT Thị xã Ngã Bảy đã nhanh thích ứng với cơ chế thị trường, bám sát mục tiêu nhiệm vụ kinh tế của tỉnh, đã xác định đúng đối tương phục vụ chủ yếu là “nông nghiệp nông thôn” và khi trở thành NHTM thì ngân hàng còn đa dạng giao dịch với nhiều đối tượng khác nhau. Với sự nỗ lực không ngừng quyết tâm của toàn bộ cán bộ trong ngân hàng thì trong ba năm qua ngân hàng đã đạt được một số kết quả khả quan như nguồn vốn huy động ngày càng tăng, quy mô hoạt động tín dụng từng bước được mở rộng, trong các kết quả đạt được của ngân hàng thì hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng tăng, doanh số cho vay liên tục tăng, khả năng thu hồi đạt kết quả khá tốt, dư nợ tăng theo tương ứng, bên cạnh đó thì nợ quá hạn cũng tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả tăng cao do những khách hàng đến vay phần lớn là nông dân làm nông nghiệp nên phục thuộc vào điều kiện khách quan rất nhiều, ngân hàng không ngừng đơn giản hoá thủ tục cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với ngân hàng ít tốn thời gian hơn.

                  KIẾN NGHỊ

                  Đối với NHN o & PTNT Thị xã Ngã Bảy

                  Đạt được kết quả như trên là nhờ sự lãnh đạo tốt của ban giám đốc, với tinh thần đoàn kết nội bộ, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, vui vẽ, thực hiện đơn vị trong sạch vững mạnh.