MỤC LỤC
Khi có nghiệp vụ tăng TSCĐ, kế toán căn cứ vào chứng từ ( Biên bản giao nhân TSCĐ, hóa đơn bán hàng …) để lập thẻ TSCĐ theo từng đối tượng ghi TSCĐ, sau đó ghi vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ rồi bảo quản thẻ. Căn cứ vào số liệu ghi trên bảng tính và phân bổ khấu hao, nhân viên kế toán tổng hợp số khấu hao hàng năm của từng đối tượng ghi TSCĐ và xác định giá trị hao mòn cộng dồn để ghi vào phần liên quan trong thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp.
Mỗi đơn vị sử dụng phải mở một sổ riêng, trong đó ghi TSCĐ tăng giảm của đơn vị mình theo chứng từ tăng, giảm TSCĐ theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ. TSCĐ của doanh nghiệp mặc dầu chúng không có hình dạng nhưng có thể chứng minh sự hiện diện của chúng bằng những vật hữu hình như giấy chứng nhận, giao kèo, hóa đơn hay các văn bản có liên quan.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hoa mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm làm ra. Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quá trình nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.
Các chi phí sửa chữa trong trường hợp này được tập hợp và kết chuyển tăng nguyên giá. Du nợ: Chi phí trả trước thực tế đa phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT HOÀN.
Nguồn vốn đầu tư được trích ra từ nhiều nguồn khác nhau : Nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, từ lợi nhuận thu được trong SXKD và từ các nguồn vốn khác. Qua cách phân loại này giúp cho công ty và các nhà quản lý đánh giá một cách chính xác tình trạng cơ sỏ vật chất hiện có của Công ty trong mối quan hệ với các nguồn vốn của Công ty. Từ đó, Công ty có kế hoạch tổ chức và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, cân nhắc tính toand khấu hao đảm bảo thu hồi vốn cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Kế toán căn cú và kế hoạch sử dụng nguồn vốn của Công ty, căn cứ vào Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ để ghi vào sổ chi tiết TSCĐ theo nguồn hình thành. Theo cách phân loại này, giúp cho các nhà quản lý biết đơn vị mình có những loại TSCĐ nào, tỷ trọng của từng loại TSCĐ chiếm trong tổng tài sản. Điều này giúp cho Công ty quản lý, sử dụng TSCĐ có hiệu quả, hạch toán chi tiết cụ thể theo từng loại, từng nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại, từng TSCĐ.
Do vậy trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ ngoài việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá Công ty còn xác định giá trị còn lại của TSCĐ theo đúng quy định của Nhà nước. Định kỳ vào mỗi cuối năm Công ty tiến hành kiểm kê tài sản một lần nhưng không đánh giá lại. Điều này chứng tỏ công tác quản lý và hạch toán TSCĐ chỉ thông qua số liệu trên sổ sách, năng lực hoạt động TSCĐ không được đánh giá một cách xác thực sẽ làm ảnh hưởng đến công tác phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong toàn công ty.
Đối với trường hợp tăng do XDCB : Khi công trình hoàn thành được nghiệm thu, kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu công trình, quyết toán công trình được phê duyệt…để hạch toán tăng TSCĐ. Sau khi mua TSCĐ, căn cứ vào Biên bản giao nhận số 21 TSCĐ, kế toán TSCĐ tiến hành lập thể TSCĐ để theo dừi chi tiết TSCĐ đú từ khi mua về đến khi thanh lý hoặc nhượng bán. Căn cứ vào các chứng từ : Hoá đơn bán hàng, biên lai nộp lệ phí trước bạ, giấy báo nợ của ngân hàng, phiếu chi….và căn cứ vào biên bản nghiệm thu và bàn giao xe ô tô, kế toán định khoản.
Nếu giá trị tài sản thanh lý lớn hơn hoặc cán bộ nhân viên không có nhu cầu Công ty sẽ nhượng quyền đấu giá cho các đối tượng ngoài Công ty. Trong trường hợp thanh lý TSCĐ, Công ty đều phải có quyết định thanh lý, thành lập ban thanh lý gồm lãnh đạo Công ty và đại diện các phòng ban, tổ đội có liên quan, ban thanh lý có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh lý và lập biên bản thanh lý. Hiện nay xe ô tô đã hết khấu hao, tình trạng xe hư hỏng nhiều, nếu sử dụng phải đầu tư kinh phí sửa chữa lớn.
Việc tính khấu hao của công ty được thực hiện theo đúng quy định chung là TSCĐ tăng giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh trong quý thì được trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ từ ngày đầu của quý tiếp theo. ( năm ) của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng Trong đó thời gian sử dụng là thời gian công ty dự kiến dử dụng TSCĐ vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường nhưng phù hợp với các thông số kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ. Mỗi quý kế toán lập một bảng phân bố khấu hao TSCĐ, kế toán căn cứ vào khấu hao đã trích trước và số khấu hao TSCĐ tăng giảm trong quý để tính ra số khấu hao phải trích quý này và phân bổ cho đơn vị trực thuộc theo nhu cầu sử dụng.
Khấu hao TSCĐ của tất cả các đơn vị trong công ty được kế toán tổng hợp lại và tính vào TK 627 ( chi phí sản xuất chung ) mở chi tiết cho từng đơn vị. Khấu hao TSCĐ các đơn vị không được giữ lại mà phải nộp toàn bộ lên công ty quản lý và có kế hoạch tái đầu tư TSCĐ tuỳ theo điều kiện và nhu cầu của từng đơn vị. Căn cứ vào số liệu trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn.
Tập hợp chi phí SXKD toàn doanh nghiệp Năm 2007
Đối với các công việc sửa chữa đều đặn diễn ra thường xuyên ( sửa chữa máy móc thiết bị văn phòng, bảo dưỡng thay thế phụ tùng nhỏ…. ) có chi phí phát sinh không lớn nên kế toán tập hợp và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ hạch toán cho từng bộ phận có TSCĐ sửa chữa. Sau khi giám đốc duyệt công việc sửa chữa trên, phòng tổ chức công ty có trách nhiệm lập hồ sơ dự toán, các phòng chức năng có nhiệm vụ thẩm định dự toán rồi trình hội đồng giá – Ngày 12/4/2007, Giám đốc ra quyết định số 134/QĐ-TC KTTC phê duyệt dự toán sửa chữa TSCĐ. Đến ngày 25/5/2007 công trình sửa chữa cửa hang dịch vụ hoàn thành, phòng tổ chức lập hồ sơ quyết toán gồm tờ trinh số 171/TT – TC xin phê duyệt quyết toán sửa chữa TSCĐ gửi lên Giám đốc, kèm theo “ Bảng tổng hợp quyết toán “ do bên B lập và biên bản nghiệm thu bàn giao công trình sửa chữa đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
Việc phân loại TSCĐ, Công ty áp dụng 2 cách phân loại là phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành và phân loại theo đặc trưng kỹ thuật, áp dụng cách phân loại này giúp Công ty có thể đầu tư TSCĐ một cách đúng đắn, tăng thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, giảm tỷ trọng nhà cửa không phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những ưu điểm nói trên, trong công tác kế toán TSCĐ của công ty còn một số tồn tại cần khắc phục nhằm không ngừng củng cố và hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ nói riêng và công tác kế toán của công ty nói chung, đáp ứng được yêu cầu thông tin kinh tế của kế toán cũng như của những người cần cập nhật thông tin về công ty, để nó thực sự trở thành công cụ quản lý hữu hiệu. Căn cứ vào những quy định trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, căn cứ vào thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và Công ty nói riêng cho thấy : Việc không ngừng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ là một vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp.