MỤC LỤC
+ chính sách phát triển hình thức hội, hiệp hội nghành nghề làm kinh tế và tạo việc làm.
Phân loại
Họ xa ngã vào các tệ nạn như ma túy, mại dâm, trộm cắp, đâm thuê chém mướn…Khi chính phủ có chính sách tạo việc làm thỏa đáng sẽ mang lại công bằng xã hội, mọi người lao động đều có thu nhập, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ hạn chế được tệ nạn xã hội, giảm thiểu sự bất ổn về kinh tế và chính trị…. Việc tạo việc làm nhằm khai thác có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên sẵn có trên địa bàn huyện, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định đời sống kinh tế chính trị của người dân trên địa bàn huyện.
Tỉnh Bắc Giang đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng về lực lượng lao động đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức trong công tác chỉ đạo, điều hòa lao động của các cơ quan chuyên môn cũng như đơn vị chuyên trách về vấn đề việc làm cho người lao động, làm sao để hạn chế thấp nhất tỉ lệ thiếu việc làm cho người lao động tại các huyện trong tỉnh, trong đó có huyện Lạng Giang. Trong thời kỳ chạy theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nguồn thu nhập thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của lao động nông thôn, không có đủ vốn để đầu tư các mô hình sản xuất, tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi, số đông lao động nông thôn đã tìm kiếm thêm cho mình công việc khác để nâng cao thu nhập của bản thân, cải thiện đời sống gia đình, bởi vậy mà tình hình sản xuất nông nghiệp ngày một giảm đi. Đây là một nguồn lao động dồi dào cần được đào tạo và phát triển, tuy nhiên theo đánh giá của các doanh nghiệp trong huyện thì những khiếm khuyết của lực lượng lao động trẻ như tính chấp hành kỉ luật công nghệ chưa cao, thiếu sáng tạo trong lao động, tính văn minh, tác phong công nghiệp chưa cao, thể lực yếu là những trở ngại lớn trong việc nâng cao chất lượng lao động trong công nghiệp.
Không những tổ chức các lớp đào tạo cho người lao động phòng lao động thương binh xã hội huyện lạng giang còn tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho các cán bộ công chức, viên chức của phòng và các xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững được các kiến thức về lao động, việc làm, chăm sóc trẻ em, các vấn đề bảo trợ và an sinh xã hội góp phần đẩy hoàn thiện công tác chuyên môn, hoàn thành được các chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và các nhiệm vụ đặt ra. Số tiền được vay, người lao động sử dụng vào việc xây dựng kinh tế trang trại trồng cây công nghiệp ( keo, nấm, lạc, ớt, đậu tương…), cây ăn quả có giá trị ( vải thiểu, cam sành, bưởi Diễn, ổi…), chăn nuôi các giống cao sản (lợn siêu nạc, bò lai sin …), xây dựng các mô hình VAC phát huy tiềm năng của địa phương, đồng thời thu được hiệu quả kinh tế cao, thu nhập bình quân đạt khoảng 28 – 34 triệu đồng/năm.
Quan tâm đến việc mời các chuyên gia, các giảng viên của các trường đại học cao đẳng, các nghệ nhân, kỹ sư, thợ bậc cao trong các doanh nghiệp tham gia giảng dạy các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo bố trí đủ 01 giáo viên dạy lý thuyết, 02 giáo viên dạy thực hành cho 01 lớp đào tạo nghề từ 30 đến 35 học sinh. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Báo Bắc Giang, Đài phát thanh truyền hình Bắc Giang tuyên truyền sâu rộng mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề thông qua các bản tin sinh hoạt chi bộ, thông qua các phóng sự, ký sự, bản tin vắn. Các cơ sở dạy nghề đã chủ động thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề dưới nhiều hình thức như: mở Hội nghị tuyển sinh tại các trường trung học phổ thông, trường trung học cơ sở; tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua Website của cơ sở dạy nghề, thông qua sàn giao dịch việc làm.
Thông qua sàn giao dịch việc làm người lao động nắm được thông tin về cơ sở đào tạo nghề, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, từ đó có thể lựa chọn nghề nghiệp và việc làm phù hợp; cơ sở dạy nghề nắm được nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp từ đó điều chỉnh được kế hoạch đào tạo cho phù hợp; các doanh nghiệp nắm được thông tin về cơ sở đào tạo nghề, nhu cầu tìm việc làm của người lao động từ đó xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp lắp ráp và gia công sản phẩm nên việc trả lương cho người lao động không theo bằng cấp chuyên môn, do đó tâm lý của người lao động ngại tham gia các lớp đào tạo dài hạn (cao đẳng nghề, trung cấp nghề), do người lao động đi làm tại các công ty, nhà máy với thu nhập cao nên họ không tham gia học nghề.
Cỏc huyện thành phố đó được bố trớ cỏn bộ chuyờn trỏch theo dừi cụng tỏc dạy nghề nhưng huyện Lạng Giang hầu hết là cán bộ Phòng LĐ – TB&XH kiêm nhiệm. Do cán bộ Lao động-TB&XH cấp xã có sự thay đổi công tác, một số công chức Lao động-TB&Xh ở các xã, thị trấn còn kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ khác (Tân Dĩnh, An Hà, Thái Đào, Tân Thịnh). Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo hướng nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng phát triển, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững gắn với phát huy tiềm năng lợi thế của huyện, từng bước nâng cao chất lượng lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất, tăng tỷ lệ người lao động có việc làm.
• Giáo dục đào tạo : tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp : 100% các trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 92 % các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, 87 % các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. • Dân số - kế hoạch hóa gia đình: tiếp tục chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông phối hợp liên ngành nhằm nâng cao nhận thức cấp ủy Đảng, chính.
Khuyến khích người dân, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà vườn, khu du lịch sinh thái nhằm khai thác lợi thế các địa điểm kinh doanh trên các trục đường chính, tận dụng lợi thế về tiềm năng địa lý của huyện. Tăng cường đầu tư và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất ở các trường dạy nghề đảm bảo trong tương lai các trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề sẽ tăng quy mô và chất lượng công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu học nghề và cung ứng lao động có trình độ cao cho các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp. Tranh thủ nguồn vốn ngân sách trung ương thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, huyện tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ ngân sách địa phương các cơ sở dạy nghề công lập phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các dự án đã hoàn thành nhưng hiện nay đang còn nợ, một phần kinh phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề.
Huyện chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề: Đối với những giáo viên dạy nghề chưa đạt chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng như đào tạo đại học, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, bồi dưỡng kỹ năng dạy học, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ. Chú trọng các chương trình hậu xuất khẩu lao động để có thể tận dụng nguồn vốn, tay nghề của người lao động sau khi lao động ở nước ngoài hoặc khuyến khích người đi xuất khẩu lao động sau khi về nước đầu tư kinh doanh những ngành nghề thiết thực góp phần khai thác tiềm năng thế mạnh hiện có của địa phương.