Hình tượng tác giả trong thơ Lê Đạt: Phân tích tập thơ "Bóng chữ"

MỤC LỤC

HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG THƠ, HÀNH TRèNH THƠ Lấ ĐẠT VÀ TẬP BểNG CHỮ

Thơ trữ tình như một cách biểu hiện hình tượng tác giả

Những hình ảnh, biểu tượng được sáng tạo nhằm vào mục tiêu tượng ý hàm chứa, hơn là nhằm vào tính hợp lí của đường nét, màu sắc, hình khối của sự vật, sự việc ; và câu chữ cũng không câu nệ những diện mạo, kết hợp bề ngoài, nhiệm vụ của nó là khêu gợi, truyền đạt những khả năng cảm hiểu thế giới nghệ thuật, cảm hiểu những thông điệp thẩm mỹ phong phú, đa dạng mà tác giả muốn giao tiếp với cuộc đời. Tuy không lộ diện trên bề mặt ngôn từ, nhưng trong sáng tác siêu thực, hình tượng tác giả bộc lộ qua cách thức các nghệ sỹ gạt bỏ mọi quy tắc ngữ pháp, gạt bỏ mọi nguyên tắc lôgíc của lí tính; đề cao sự liên tưởng cá nhân độc đáo, kêu gọi hướng tới sự hồn nhiên, suy nghĩ không mạch lạc; say mê với trạng thái mê sảng, tới ảo giác mộc mạc tồn tại trong tư duy nguyên thủy.

Lê Đạt và kiểu hình tượng tác giả trong tập thơ “Bóng chữ”

Người ta đến với thơ, trước hết, là để giải trí, để được cuốn hút một cách thích thú vào sự sống động của những gì hiện hữu, và để nhìn lại niềm đam mê của chính mình trong một chiều kích khác… Không chỉ thế "Eye for Eye" - tập hợp những hình ảnh được cắt ra từ các tạp chí rẻ tiền, không chỉ là kết quả của kĩ thuật cắt dán, mà qua chất liệu vật chất, ta có thể thấy một ý niệm của trào lưu Đađa được tiếp nối: khi những thứ giấy rẻ mạt tầm thường, thậm chí bị chúng ta vứt bỏ lại được nâng lên thành nghệ thuật- và ở đây là thành thi ca. Và cái "tôi"- hình tượng tác giả trong tập "Bóng chữ" thơ Lê Đạt là sự nới lỏng tối đa của lí trí để trực giác, trực cảm, tâm linh lên ngôi qua phương pháp làm bài thơ, qua cách ứng xử với ngôn từ, qua mỹ cảm chọn lựa và xây dựng hệ thống hình ảnh, xây dựng bức tranh nghệ thuật về thế giới – những nội dung chúng tôi triển khai cụ thể ở những chương tiếp theo.

HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CÁI NHÌN VÀ SỰ MIÊU TẢ BỨC TRANH THẾ GIỚI

Cái nhìn nghiêng về nhục cảm

Bởi, như chính Lê Đạt tâm sự trong phần Lão Núi: "Bạn đọc trước khi bước vào bài thơ xin tạm để lại cách đọc tuyến tính thuần duy lý…hãy thử để những hình ảnh, những con chữ trong câu thơ dẫn dắt trên con đường tâm thức ra khỏi lối đi ngữ nghĩa "tiêu dùng" một chiều quen thuộc hàng ngày". Trong biểu tượng phồn thực, hình ảnh sinh thực khí nữ thường liên quan đến tính chất sáng thế, trong sự lưỡng phân thì trời là cha, đất là mẹ, con người cũng như muôn loài được sinh ra trong lòng đất mẹ, từ hang động, bang giếng,… bởi vậy một cách tự nhiên, người ta coi hang động, giếng nước như sinh thực khí nữ, nơi con người từ bụng mẹ (đất) đi ra. (“Ông cụ chăn dê”) Ngoài ý nghĩa toàn bài là chăn dê, chăn mùa xuân- chăn thời gian của một người cặm cụi, không mỏi mệt với việc lụi hụi một cách thầm lặng mà mẫn cán, bài thơ và nhất là hình ảnh ở đoạn thơ này gợi nhớ đến một hình tượng tác giả Lê Đạt suốt bốn năm trời vùi đầu trong thư viện, tìm lời giải đáp cho mình qua việc giao lưu với những "con người tử tế", "con người tâm phúc" của chữ.

Trong "Đường chữ" thi nhân từng chia sẻ: "nghệ sỹ cũng như đứa trẻ không chơi đùa mà chơi thật khiến trò chơi chữ không còn là một trò chơi đơn thuần dựa trên óc thông minh của một người tỉnh táo mà dựa trên toàn bộ trí năng cũng như cảm năng của một kẻ đam mê bị thánh ốp trong một cơn thượng đồng chữ".

Tính chất truyền thống trong cái nhìn và sự miêu tả bức tranh thế giới Lê Đạt rất tâm đắc với những lời Freud đã viết trong "Phân tâm học"

Tuy nhiên, về cơ bản khi tìm hiểu yếu tố này trong tập thơ "Bóng chữ", chúng tôi nhận thấy tính chất truyền thống trong cái nhìn và sự miêu tả bức tranh thế giới biểu hiện chủ đạo qua hình ảnh hoặc hơi hướng hình ảnh, qua lối nói, lối lập tứ của văn học dân gian; qua lối vịnh cảnh và cái nhìn mang xu hướng cổ điển. Nếu "Tấm Cám" đem đến cho chúng ta sự hồi hộp, ngỡ ngàng của cô Tấm bước ra từ quả thị vàng thơm nức, mở ra một cái kết có hậu cho cô Tấm sau nhiều lần bị hãm hại, hóa thân cuối cùng được đoàn tụ, thì ở đây nhân vật trữ tình cũng vịn vào cổ tích, vin vào giấc mộng và dường như thoang thoáng thấy bóng người xưa hiện về qua câu chữ của thi nhân. Có lẽ không phải miên man nhiều, bởi lẽ tất cả những sáng tác được xuất bản sau ngày nhóm Nhân Văn Giai Phẩm được xóa án, và giọt nước mắt hạnh phúc của chính ông khi ông được tung hoành, sống tự do, sống công khai với các con chữ trong nghiệp viết của mình đã chứng minh điều ấy.

Tuy nhiên, trong phạm vi một đề tài luận văn, chúng tôi không thể tham vọng mở rộng các khía cạnh mà chỉ sơ lược vài điểm nổi bật của vấn đề, làm cơ sở soi chiếu cho sự cống hiến lớn hơn cả của Lê Đạt trên hành trình cách tân thơ Việt, đó là các cách ứng xử với ngôn ngữ trên một số cấp độ tiêu biểu, nổi bật.

HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CÁCH ỨNG XỬ VỚI NGÔN TỪ

Ứng xử trong kiến tạo thi pháp chữ

Chúng “bước” vào bài thơ và được Lê Đạt đặt đúng nơi, đúng chỗ, trở thành những từ phù hợp để diễn đạt tâm trạng có phần đang tan hoang, lơ mơ, ngẩn ngơ thoang thoáng thẫn thờ của nhân vật trữ tình trước một tình yêu tay ngang nhiều ẩn khuất. Từ màn mưa mụng lung đến đám mây hồng ảo ảnh như thoáng chớp xuất hiện mỏng mảnh của tấm lụa khăn nhẹ bay, đến sự thức động hồi ức kỉ niệm tuổi nhỏ như vụt chạy của hình ảnh “tàu điện đỏ” nơi “đáy hồ”…Tất cả dội về tạo nên sự phân tâm, hỗn mang của ngã rẽ tình cảm. Như vậy, thủ pháp đồng đẳng ngữ âm cũng là một trong những thao tác nghệ thuật nằm trong lao động chữ của Lê Đạt nhằm thể hiện một ý thức dân chủ: giải phóng chữ khỏi thân phận của một ký hiệu bị giao kết, quy ước, chế định để phục vụ cho mục đích tự thân của chính nó- một sự giao tiếp đơn thuần để chữ được tồn tại như một sự vật, có diện mạo, âm hưởng, giới tính, lịch sử và cả tương lai của mình.

Đúng như nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã nói: “bí mật thi pháp chữ Lê Đạt nằm ở chỗ, một mặt nhà thơ vẫn sử dụng các thủ pháp biến điệu chữ để tạo ra sự đứt đoạn, mặt khác tác giả lại duy trì áp lực tính liên tục của cú pháp lên con chữ bị biến điệu, khiến nó trở thành chữ sai, chữ nhịu” [64, tr.272].

Ứng xử trong kiến tạo thi pháp câu

Các bài thơ hầu hết được lược động từ hoặc sử dụng rất ít động từ “Tiếng xắc xô cong đoạn tình mưa lụt/ Để xôlô buồn khúc ruột xelô” (“Xôlô”); “Vùng trụi tóc xoe tròn tán lá/ Đường tít mày xanh lục hóa đồi” (“Pam”); “Một chữ xanh nghĩa nhà chưa thuần hóa/ Một góc tim hoang tình cả đại ngàn” (“Xin”)…. Nó cũng chính là thủ pháp tạo sinh chữ của thi nhân như chính ông tâm sự: “Tôi trọng những nhà thơ sinh sự với văn phạm để tạo ra sự sinh của ngôn ngữ” (“Văn phạm”- Đoản ngôn), và “Viết là phép đối xử với văn phạm như một bạn chơi, chứ không phải như một nhân viên trật tự thô lỗ” (“Phép đối xử”- Đoản ngôn). Đó là sự thất tình trong tình yêu nam nữ “ Em vụt đến như mảnh tinh cầu vỡ…/ Sương khói Bích Câu chiều/ ai có giáng không” (“Chim Ức Lửa”); “Khi gió mùa anh đi/ Sang sông tìm nắng khác” (“Gốc khế”); là sự thất vọng một tình yêu lý tưởng “Hai vai nhô lên/ Đầu lún xuống/ Như không mang nổi cuộc đời/ Bóng in tường vôi/ im lặng/ Ngọn đèn leo lét ánh sáng/ Bóng với người/ như nhau” (“Cha tôi”) và đó là sự thất bát trong tình yêu tuổi trẻ “Lạnh giờ em đâu/ Khói lay mái chùa…/Mây trắng ngàn năm/ Ơi em cổ tích/ Mùi mưa xưa/ lòng chưa tạnh/ phố nhau đầu” (“Chiều Bích Câu”), “Chỉ bóng anh/ ò è/ xe Văn Điển/ một mình” (“Quá em”).

Tiếp đó, nó đi thẳng sang tập “Bóng chữ” với hình ảnh ông lão chăn dê, lão nguồn, lão núi, ông phó cả ngựa… Không thở than, cũng chẳng dằn giọng phỉ đời, thơ ông như hơi gió phả vào đất trời, cùng lắm làm tan mây tạo những giọt mưa mằn mặn “Có phải đời ngựa rồi/ cây vẫn nỗi niềm/ hoàng hôn tha thiết xanh/ dăm vì sao đổi ngôi” (“Ông phó cả ngựa”).

Ứng xử về kiểu nói trong “Bóng chữ”

(“Thuở xanh hai”) Vừa là ẩn dụ, vừa là điển cố- hai thủ pháp ấy cùng hô ứng tạo ra sự man mác, bâng khuâng, vừa như giật mình vì được đánh thức tuổi trẻ, vừa như lớp bể trầm tích được khơi dậy quý giá vô ngần nhưng cũng lại vừa như sự thảng thốt giật mình với vết thương lòng nhói đau từ nơi quá khứ. Lê Đạt tự mỉm cười với mình bằng sự trong trẻo của thi ca “không quen” lập rập một câu “kinh kệ” và cùng liền như một cử chỉ dấu thánh “A men” xin được đại xá của bậc tiền nhân cho cách đi mới của riêng ông trong thi pháp thơ Lê Đạt. Bài thơ chỉ có hai câu, được cắt thành bốn dòng theo nhịp bậc thang khá gọn gàng nhưng người đọc có cảm giác như bài thơ cứ được mở rộng ra bởi khuôn miệng thấp thoáng, bởi đôi mắt biết cười của thi nhân ẩn trong từng con chữ.

Dĩ nhiên, văn học không phải là hệ thống mô hình hoá thứ cấp duy nhất, và người viết cũng chưa đủ tầm để tìm hiểu về khái niệm ngôn ngữ của nghệ thuật ngôn từ trong công trình nghiên cứu của Iu Lotman mà Lã Nguyên đã giới thiệu với chúng ta.