Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn - Tribeco

MỤC LỤC

E FCFE E FCFE E FCFE

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GềN – TRIBECO

    Mặt hàng nước giải khát có gas và nước giải khát không có gas đựng trong bao bì chai thuỷ tinh hoàn lại, chai PET, lon, hộp giấy và bịch giấy Tetra Park, bình inox như sữa đậu nành, trà bí đao, nước yến ngân nhĩ, nước nha đam; nước ép trái cây TriO; sữa đậu nành bổ sung canxi Somilk; sữa tiệt trùng Trimilk; nước tinh khiết Watamin; nước tăng lực X2; sữa tươi tiệt trùng cho trẻ em Nata; nước ép dinh dưỡng JENO. Chiếm lĩnh thị trường nước giải khát hiện nay vẫn là hai đại gia Coca-Cola và Pepsi Cola (chiếm hơn 60% thị phần cả nước), còn lại thị trường của các đơn vị sản xuất trong nước như Tân Hiệp Phát, Tribeco, Bidrico… Do áp lực cạnh tranh trên thị trường, khiến các doanh nghiệp không ngừng tung ra các sản phẩm mới và thay đổi chiến lược sản xuất; trong đó có việc giảm tỷ trọng sản xuất nước giải khát có gas. Công ty đã xây dựng một hệ thống phân phối hàng hoá rất đa dạng rộng khắp cả nước, thông qua các nhà đại lý cấp 1, các đại lý cấp 2, các nhà buôn bán lẻ, phân phối trực tiếp cho các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, siêu thị bệnh viện, các điểm vui chơi giải trí lớn của thành phố (Đầm sen, Sài gòn Water park, Suối Tiên…) nên đã chiếm lĩnh thị trường to lớn ở TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ.

    Doanh thu thuần của Tribeco năm 2006 thấp do giá giá nguyên vật liệu tại thời điểm đó tăng rất cao, đặc biệt giá đường tăng 100% nên công ty cần phải điều chỉnh giá bán cao hơn và trong thời gian này công ty đang điều chỉnh lại hệ thống phân phân phối bán hàng, các cửa hàng phân phối chỉ được bán sản phẩm của công ty nên số lượng cửa hàng bị giảm, chính vì vậy sản lượng tiêu thụ của công ty đã giảm đáng kể.

    THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GềN TRIBECO

      Chính vì dòng tiền thuần từ hoạt động sản suất kinh doanh quá nhỏ trong khi công ty lại có nhiều dự án đầu tư như xây dựng nhà cửa, mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất cho công ty Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc.Chính vì vậy khoản vay hàng năm của công ty tăng trong các năm.Ta thấy tài sản cố đinh của công ty hình thành chủ yếu từ các khoản vay, mà vay tới hạn phải trả, chính vì vậy tạo áp lực rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi công ty phải hoạt động có hiệu quả, tài sản của công ty phải được tận dụng tối đa công suất. Nhưng thật đáng tiếc trong giai đoạn từ năm 2005 tới 2008 tỷ số tái đầu tư của công ty không nằm trong khoảng đó điều này chứng tỏ các hoạt động đầu tư của công ty không hiệu quả, sự tăng trưởng trong trong hoạt động kinh doanh rất kém một nguy cơ rất xấu đang xảy ra với Tribeco. Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu đều tăng giá đã đẩy giá thành sản phẩm tăng trong khi giá bán không tăng tương ứng do nhu cầu giảm mạnh, tâm lý người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng tài chính.

      Điều gây bất ngờ nhất cho các cổ đông của công ty là trong khi công ty đang họat động có hiệu quả đều đạt được lợi nhuận ,ho đang mong chờ một tín hiệu vui hơn trong năm tiếp theo thì năm 2008 tỷ suất sinh lợi giảm xuống quá nhanh -196.93% xấp xỉ 200% - một con số khá nguy hiểm – tất cả các cổ dông thường đều hoảng hốt và lo ngại về số phận của các cổ phần của công ty mà mình đang nắm giữ. Trong năm 2007,tỷ suất sinh lợi trên doanh thu đã tăng từ 1.86% năm 2005 lên đến 6,13% thế nhưng trong chỉ số này còn hai chỉ số tỷ suất sinh lợi trên doanh thu đã điều chỉnh và tỷ lệ duy trì, đây là thước đo tính hiệu quả hoạt động của công ty và từ tỷ lệ duy trì chúng ta có thể thấy được tính hiệu quả quản lý thuế. Tribeco hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất hàng hóa, chính vì vậy nguồn thu chủ yếu của công ty từ hoạt động bán sản phẩm do công ty sản xuất.Sản phẩm chủ yếu của công ty là các mặt hàng nước giải khát như sưã đậu nành, trà xanh, trà bí đao, chế biến thực phẩm như thức ăn đóng hộp.

      Chính những điều trên đã làm cho vòng quay khoản phải thu của công ty giảm, chứng tỏ các năm 2007 và 2008 công ty có chính sách bán chịu rất lớn, điều này khá nguy hiểm vì nguy cơ khoản nợ xấu gia tăng, và công ty không thu hồi được vốn nhanh chóng sẽ dẫn tới thất thoát trong doanh thu do công ty sẽ phải lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi  công ty không có tiền kinh để kinh doanh kỳ sau.Theo thống kê trong năm 2008 công ty có khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng khá lớn 210,5 tỷ đồng. Chi phí bán hàng của công ty tăng cao như vậy vì trong giai đoạn này công ty đang tiến hành thiết lập lại hệ thống phân phối hàng hóa để trong những năm tới Tribeco có hệ thống đại lý phân phối sản phẩm chuyên nghiệp rộng khắp cả nước giúp cho lượng sạn phẩm tiêu thụ lớn hơn, thúc đẩy doanh thu cho công ty cao hơn. Đặc biêt là năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm hơn 9% so với doanh thu chỉ riêng đối với chi phí quản lý doanh nghiệp quí 4, Tribeco ghi nhận một khoản dự phòng nợ khó đòi 19,6 tỉ đồng và chi tiếp khách, hội nghị 2,7 tỉ đồng, cao hơn trả lương và phụ cấp nhân viên (chỉ có 2 tỉ đồng).

      Tuy nhiên mức khấu hao của năm 2008 rất cao so với các năm còn lại tromg khi tài sản lại không gia tăng và Tribeco đã giải trình như sau: “Do trong năm 2007, Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc (là 2 công ty con) đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, chưa hoàn tất nghiệm thu để được nhập là tài sản cố định, nên chưa thể trích khấu hao”. Đây là một điều gây sửng sốt với rất nhiều người khi bản báo cáo tài chính năm 2008 của công ty trình lên Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.Bởi tribeco là công ty nước giải khát có thương hiệu khá lớn ớ TP.Hồ Chí Minh và 3 quý đầu công ty công bố đạt lợi nhuận 500 tỷ đồng. Chính vì vậy sản lượng của công ty có tác động rất lớn tới doanh thu của công ty.Sản lượng của công ty qua các năm 2007, 2008 tăng lên mạnh vì trong năm 2007 nhà máy sản xuất nước giải khát Tribeco Bình Dương với công suất 5.400.000 két, thùng/năm chính thức được đưa vào hoạt động giúp cho sản lượng sản phẩm của công ty gia tăng nhanh chóng.Không chỉ dừng lại ở đó đầu năm 2008 công ty tiếp tục đưa nhà máy nước giải khát Tribeco Miền Bắc với công suất rất cao 9.000.000 thùng,két/1 năm.

      Ba quí đầu năm Tribeco thông báo lãi hơn 500 triệu đồng nhưng tới quý 4/2008 trước rất nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chi phí lãi vay cao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng,…hàng loạt các chi phí tăng cao trong khi doanh thu quí 4 không tăng mạnh làm cho hoạt động kinh doanh của công ty thua lỗ gần 145 tỷ đồng. Trước khoản thua lỗ của năm 2008 lớn như vậy, thêm vào đó công ty còn nợ khá cao, khả năng thanh toán của công ty rất khó khăn, công ty không có dự án mở rộng sản suất nào trong năm tiếp theo, vì vậy sản lượng của công ty chỉ tương đương so với năm 2008, giá cả sản phẩm không biến động mạnh do để đảm bảo tính cạnh tranh với các công ty khác trong cùng hệ thống nên doanh thu của công ty trong những năm tiếp theo tăng không cao, chúng ta chỉ có thể ước lượng tăng trưởng doanh thu các năm tiếp theo mỗi năm tăng khoảng 2%. Một điều đáng chú ý là trong lúc tình hình hoạt động của công ty đang thua lỗ làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào công ty thì bà Hàng Thị Diệu kế toán trưởng công ty đã đăng ký bán 1.800 cổ phiếu của mình khiến cho nhà đẩu tư đặt dấu hỏi lớn hơn về triển vọng của công ty.

      Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự phóng:
      Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự phóng: