MỤC LỤC
- Quan niệm tính toán: Do ta tính theo khung phẳng nên khi phân phối tải trọng thẳng đứng vào khung, ta bỏ qua tính liên tục của dầm dọc hoặc của dầm ngang, nghĩa là tải trọng truyền vào khung được tính như phản lực của dầm đơn giản với tải trọng đứng truyền từ hai phía lân cận vào khung. + Hoạt tải toàn bộ (có thể kể đến hệ số giảm tải theo các ô sàn, các tầng) để xác định ra lực dọc lớn nhất ở chân cột, từ kết quả đó ta tính ra diện tích cần thiết của tiết diện cột và chọn sơ bộ tiệt diện cột theo tỉ lệ môđun, nhìn vào biểu đồ mômen ta tính dầm nào có mômen lớn nhất rồi lấy tải trọng tác dụng lên dầm đó và tính như dầm đơn giản để xác định kích thước theo công thức.
- Tải trọng tác dụng: Tính toán với dải rộng 1 m vuông góc với phương cạnh dài để tính và xem như dầm đơn giản 2 đầu ngàm. Với các ô sàn cong vì kích thước ô bản nhỏ hơn các ô bên cạnh, việc xác định nội lực trong các ô bản này là tương đối khó khăn nên ta đặt thép cho các ô bản này tương tự các ô bản bên cạnh chúng.
Do chiều dài bản thang B3 nhỏ hơn bản thang B1 nên ta bố trí thép cho bản thang B3 tương tự bản thang B1 (thiên về an toàn). * Tính dầm thang DT2: Do dầm thang DT2 chịu lực nhỏ hơn dầm thang DT1 nên ta đặt thép như dầm thang DT1.
- Giá trị trọng lượng bản thân phần bê tông cốt thép được máy tự dồn, ta khai báo trong ETABS giá trị tải trọng này ở dạng dead trong mục load với hệ số kể đến trọng lượng bản thân cấu kiện là 1,1 ( đã tính đến hệ số vượt tải). - Phần trọng lượng các phần vữa lót, vữa trát, gạch lát nền (phân bố trên diện tích), tĩnh tải tường xây (phân bố theo chiều dài) ta sẽ tính toán và khai báo bổ sung vào phần tĩnh tải.
Các trường hợp còn lại ta sử dụng phần mềm etabs và kết hợp với môđun tính thép theo tiêu chuẩn Việt Nam để tính toán cốt thép, và dựa vào các kết quả này ta bố trí cốt thép cho các cột và dầm. Ta thấy kết quả xấp xỉ nhau do đó ta lấy kết quả chạy thép của phần mềm RDW để bố trí cho công trình.
Do ma sát giữa mặt xung quanh cọc và đất bao quanh, tải trọng của móng được truyền trên diện tích rộng hơn, xuất phát từ mép ngoài cọc tại đáy đài và nghiêng 1 góc = tb. Trường hợp này, đất nền từ chân cọc trở xuống có chiều dày lớn, đáy của khối quy ước có diện tích bé nên ta dùng mô hình nền là nửa không gian biến dạng tuyến tính để tính toán.
Để các cọc ít ảnh hưởng lẫn nhau, có thể coi là cọc đơn, các cọc được bố trí trong mặt bằng sao cho khoảng cách giữa các tim cọc a ≥ 3d, trong đó d là đường kính cọc. - Nhận xét: do số lượng cọc nhỏ, đài cọc lại lớn nên khoảng cách giữa các cọc quá lớn (lớn hơn 6d - tương ứng 1,5m) nên phương án móng hợp khối giữa 2 cột trục F và G là không khả thi.
- Chuẩn bị máy móc : các máy liên quan đến công tác thi công phần ngầm và phần thân như : máy xúc gầu nghịch để thi công hố móng, máy thi công ép cọc, cần trục tháp, máy trộn bê tông máy bơm bê tông, máy đầm bê tông, vận thăng , máy cưa cắt uốn thép, ô tô chuyên chở đất, hệ thống côpha đà giáo. Trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công phải có lưới ô đo đạc và xác định đầy đủ từng hạng mục cụng trỡnh ở gúc cụng trỡnh , trong đú phải ghi rừ cỏch xỏc định lưới toạ độ dựa vào mốc chuẩn có sẵn hay dẫn mốc từ mốc chuẩn quốc gia .Hệ toạ độ định vị công trình là hệ toạ độ tự xây dựng hay hệ toạ độ chung quốc gia.
- Sau khi ép xong 1 cọc, dùng cần cẩu dịch khung dẫn đến vị trí mới của cọc (đã đánh dấu bằng đoạn gỗ chèn vào đất), cố định lại khung dẫn vào giá ép, tiến hành đưa cọc vào khung dẫn như trước, các thao tác và yêu cầu kỹ thuật giống như đã tiến hành. - Ưu điểm của phương pháp thủ công là đơn giản và có thể tiến hành song song với việc thi công cọc nhưng do khối lượng đào khá lớn nên cần nhiều nhân công, do vậy nếu không tổ chức tốt sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động, không đảm bảo tiến độ thi công.
Bê tông phảI được bảo dưỡng ít nhất là 6 ngày đêm, lên khắp mặt móng, bảo dưỡng bê tông để tránh cho bê tông nứt nẻ bề mặt móng và tạo điều kiện cho bê tông phát triển cường độ theo yêu cầu. Trong quá trình bảo dưỡng bê tông tuỳ theo tình hình cụ thể mà có những biên pháp khác nhau nhằm đảm bảo quá trình cố kết của khối bê tông.
Việc tháo dỡ tiến hành ngược với khi lắp dựng, có nghĩa cái nào lắp sau thì tháo trước còn cái nào tháo trước thì lắp sau. - Khi tháo ván khuôn phải có các biện pháp tránh va chạm hoặc chấn động làm hỏng mặt ngoài hoặc sứt mẻ các góc của bê tông và phải đảm bảo cho ván khuôn không bị hư hỏng.
Ván khuôn cột đựoc gia công ghép thành hộp 3 mặt, rồi lắp dựng vào khung cốt thép đã dựng xong, dùng dây dọi để điều chỉnh vị trí độ thẳng đứng rồi dùng cây chống để đỡ ván khuôn, sau đó lắp ván khuôn mặt còn lại. - lắp hệ thống giáo chống, đà ngang, đà dọc: đặt các thanh đà dọc lên đầu trên của giáo PAN; đặt các thanh đà ngang lên đà dọc tại vị trí thiết kế; cố định các thanh đà ngang bằng đinh thép, lắp ván đáy dầm trên những đà ngang đó.
+ Xe bêtông thương phẩm lùi vào và trút bêtông vào máy bơm đã chọn để bơm lên + Người điều khiển giữ vòi bơm đứng trên sàn tầng 7 vừa quan sát vừa điều khiển vị trí đặt vòi sao cho hợp với công nhân thao tác bê tông theo hướng đổ thiết kế, tránh dồn BT một chỗ quá nhiều. + Sau khi đổ xong bê tông vách tiến hành đổ bê tông dầm sàn (đổ làm 2 lớp theo hình thức bậc thang, đổ tới đâu đầm tới đó, trên một lớp đổ xong một đoạn phải quay lại đổ tiếp lớp trên để tránh cho bê tông tạo thành vệt phân cách làm giảm tính đồng nhất của bê tông ).
Hai ngày đầu để giữ độ ẩm cho bê tông thì cứ hai giờ tưới nước một lần, lần đầu tưới nước sau khi đổ bê tông 4 ÷7 giờ, những ngày sau 3 ÷10 giờ tưới nước một lần tuỳ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. + Bảo dưỡng bằng keo ( nếu cần ): loại keo phổ biến nhất là keo SIKA, sử dụng keo bơm lên bề mặt kết cấu, nó làm giảm sự mất nước do bốc hơi và đảm bảo cho bê tông có được độ ẩm cần thiết.
7 giờ, những ngày sau 3 ÷ 10 giờ tưới nước một lần tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường (nhiệt độ càng cao thì tưới nước càng nhiều và ngược lại).
+ Đối với rỗ mặt: dùng bàn chải sắt tẩy sạch các viên đá nằm trong vùng rỗ, sau đó dùng vữa bê tông sỏi nhỏ mác cao hơn mác thiết kế trát lại xoa phẳng. + Đối với rỗ sâu: dùng đục sắt và xà beng cậy sạch các viên đá nằm trong vùng rỗ, sau đó ghép ván khuôn (nếu cần) đổ vữa bê tông sỏi nhỏ mác cao hơn mác thiết kế, đầm kỹ.
- Cơ giới hoá thi công: nhằm rút ngắn thời gian xây dựng, nâng cao chất lượng công trình, giúp người lao động thoát khỏi những công việc nặng nhọc để nâng cao năng suất lao động. - Thi công theo phương pháp dây chuyền: tăng cường làm các công việc song song, xen kẽ với nhau nhằm phân công lao động một cách hợp lý, điều hoà và liên tục.
Cố gắng không phụ thuộc vào thời tiết nhằm đảm bảo cho công tác thi công tiến hành bình thường và liên tục quanh năm. + Do không tính được hết cốt thép của tất cả các dầm nên dựa vào khối lượng bêtông của dầm dọc và bảng thống kê thép dầm dọc ta tính ra lượng thép có trong 1m3 bê tông.
* Công tác bê tông : chỉ tính lượng vật liệu dự trữ trong kho cho ngày có nhu cầu cao nhất (bêtông trộn tại công trường). Dựa vào tiến độ thi công đã lập ta xác định được ngày có khối lượng bêtông lớn nhất trộn tại công trường là bêtông lót móng: 36,28 m3.