MỤC LỤC
Theo Mintzberg, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo ba ý nghĩa phổ biến nhất: xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp; đưa ra các chương trình hành động tổng quát; lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bố nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu đó. Từ khái niệm tổng quát ở phần trên, ta có thể hiểu chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp như sau: Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là kế hoạch tổng quát, toàn diện được thiết lập nhằm đảm bảo cho việc hoàn thành sứ mệnh và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Mô hình Delta là một mô hình quản trị chiến lược của một tổ chức, nhằm hỗ trợ cho các nhà quản lý có được những giải pháp thích hợp, thực hiện hiệu quả các chiến lược kinh doanh của công ty. Trọng tâm của mô hình Delta nhằm: thắt chắt quan hệ kinh doanh lâu dài; giá trị không ngừng tăng lên; thiết kế vượt trội đối thủ; cố định khách hàng vào hệ thống; loại trừ đối thủ cạnh tranh khỏi hệ thống.
Đó chính là cách một công ty tạo được sự khác biệt trên thị trường, có ba cách khác nhau để tạo ra sự khác biệt ấy: Sản phẩm hàng đầu, công ty tìm cách phát triển sản phẩm thành những sản phẩm chưa từng được biết đến, chưa ai thử, và luôn được chào đón; sự thân thiện khách hàng, công ty xây dựng sự ràng buộc với khỏch hàng của mỡnh thụng qua việc cụng ty đú biết rừ khỏch hàng của họ là ai, họ cần những sản phẩm và dịch vụ nào; sự vận hành tối ưu, công ty vận hành, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tối ưu với chất lượng, giá cả và sự thuận tiện mà không một công ty nào khác có thể so sánh. Ba yếu tố cơ bản là: Năng lực chiến lược: kỹ năng và kiến thức của lực lượng lao động hỗ trợ chiến lược; kỹ thuật chiến lược: nguyên vật liệu và công nghệ, hệ thống thông tin, dữ liệu, công cụ và mạng lưới để hỗ trợ chiến lược; thời điểm hành động: sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp là cần thiết để động viên, củng cố và song hành cùng lực lượng nhân sự.
Những phương thức này song hành cùng ba hướng giá trị khách hàng đã được giới thiệu trước; một hướng chú ý đến môi trường và việc tuân thủ các quy định. Kết luận chương: với những cơ sở lý thuyết được trình bày sẽ là nền tảng để tác giả xây dựng mô hình quản trị chiến lược công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Toàn Phương đến năm 2015.
Các cuộc phỏng vấn chủ yếu là đối thoại trực tiếp giữa tác giả với các đối tượng phỏng vấn.
Kết luận chương 3: Trên cơ sở các mô hình lý thuyết đề cập ở chương 2 kết hợp với các phương pháp nghiên cứu ở chương 3, tôi sẽ đi sâu vào phân tích chiến lược của Công ty Toàn Phương cũng như vị thế cạnh tranh hiện thời của Công Ty Toàn Phương trong ngành xây dượng ở chương 4. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG TOÀN PHƯƠNG.
Tuy nhiên, điều này cũng có ưu điểm là việc đưa ra quyết định tương đối nhanh, việc triển khai kế hoạch cũng được thực hiện nhanh chóng; môi trường làm việc gần gũi, nhân viên cảm thấy thoải mái, hứng thú trong công việc, không bị gò bó, áp lực. Tuy nhiên các sản phẩm có thể đáp ứng được chất lượng, làm thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng cũng như nhà thầu thì không nhiều, các thương hiệu công ty thường sử dụng là thép: Pomina, Vina kyoei; ximăng: Hà Tiên, Holcim, Cotec; cáp điện Cadivi… Do các nhà cung cấp đạt yêu cầu bị hạn chế như vậy nên các doanh nghiệp xây dựng phải cạnh tranh nhau đặt hàng, mua hàng dẫn tới các tiêu cực trong kinh doanh của các nhà cung cấp.
Về nguồn lao động lại là một vấn đề không đơn giản, nguồn lao động quản lý có chất lượng không nhiều do vậy các công ty luôn muốn lôi kéo về phía mình bằng các chế độ đãi ngộ cao. Bên cạnh đó, do giá cả leo thang nên mức lương của nhân viên mà nhất là lao động phổ thông cũng tăng đáng kể, chính những yếu tố này đã tạo nên áp lực đáng kể về chi phí cho công ty trong quá trình hoạt động của mình.
Các máy móc, thiết bị được cung cấp, trang bị một cách có kế hoạch theo bảng tiến độ cung cấp máy móc thiết bị thi công cho từng công trình nhằm đảm bảo tiến độ thi công và dựa trên việc bố trí đầy đủ, phù hợp cho từng thiết bị đem lại năng suất và hiệu quả cao trong thi công công trình, rút ngắn được tiến độ thi công, sớm bàn giao công trình cho chủ đầu tư để đưa vào sử dụng. Kết luận chương: Đề tài làm rừ lịch sử hỡnh thành và phỏt triển cụng ty, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, thị trường… đây là dữ liệu cụ thể, đầy đủ, chính xác để giúp cho việc đánh giá, phân tích chiến lược chính xác.
ĐÁNH GIÁ CÁC CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG TOÀN PHƯƠNG.
- Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng kéo theo giá các nguyên vật liệu cũng trở nên biến động khó lường, giá của nguyên vật liệu tăng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách giá để cạnh tranh của công ty. Công ty tận dụng các điểm mạnh về chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị mới, đội ngũ nhân sự giàu nhiệt huyết, từ đó có khả năng mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm dành cho người tiêu dùng với mục tiêu là tăng doanh thu, cải thiện lợi nhuận.
Công ty mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần, tăng doanh thu, để tăng thị phần trong nước nhằm khẳng định thương hiệu của mình; khắc phục những điểm yếu là nguồn vốn chưa lớn, năng suất lao động chưa cao, hoạt động marketing chưa mạnh. Do đó, bên cạnh phát huy những mặt mạnh, công ty còn phải có hướng khắc phục những điểm yếu có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp như: hệ thống thông tin còn yếu, thị phần còn ít, chiến lược marketing còn ở thế bị động chưa giành được thế chủ động.
Nhận xét: số điểm quan trọng tổng cộng là 2,6 (so với mức trung bình là 2,50), cho thấy khả năng phản ứng của công ty Toàn Phương chỉ dừng ở mức trung bình đối với các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. Thêm vào đó, các yếu tố như mức độ cạnh tranh từ các đối thủ, mức độ biến động của giá cả thị trường như tình hình giá xăng dầu, giá vàng không ổn định làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng có tác động ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực xây dựng cũng vậy, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang đối mặt với làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp xây dựng lớn. Sự xuất hiện của những thương hiệu xây dựng lớn của nước ngoài như Kumho của Hàn Quốc, Obayashi của Nhật Bản, Shanghai Corporation của Trung Quốc là một minh chứng cho điều này.
Vì công ty tiền lương chưa nhiều thì chưa hấp dẫn và môi trường làm việc không thực hiện đúng như chiến lược đã đề ra vì ảnh hưởng từ khó khăn tài chính thì việc thu hút nhân tài, cũng như giữ nhân tài sẽ gặp khó khăn. Kết luận chương: việc nghiên cứu, phân tích môi trường là phân tích sự kết hợp bên trong và bên ngoài nhằm tận dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để tiến hành khai thỏc cơ hội và nhận rừ điểm yếu của doanh nghiệp với mục đớch nộ trỏnh cỏc mối đe dọa của môi trường.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TOÀN PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011- 2015.
Trong quỏ trỡnh thực hiện, cụng ty cần theo dừi, đỏnh giỏ và rỳt ra bài học kinh nghiệm để từ đó cung ứng, tạo ra sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng đối tượng. Sử dụng chiến lược marketing, thông qua việc tăng cường quảng cáo, quảng bá thương hiệu công ty thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc triển lãm, hội chợ, tài trợ các hoạt động thể dục thể thao và sân chơi văn hóa, tổ chức tài trợ cuộc thi thiết kế mẫu nhà đẹp, tham gia vào các dự án quy hoạch lớn vừa thực hiện mục tiêu phục vụ khách hàng vừa quảng bá thương hiệu công ty.
- Trong chiến lược mở rộng khách hàng cần tạo sự liên kết, liên tục để ngày càng phỏt triển.
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Toàn Phương là góp phần chỉ ra hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh doanh, góp phần giảm thiểu những nguy cơ rủi ro từ môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp. Trong suốt quá trình phát triển, công ty phải không ngừng kiểm định lại vị thế của mình bởi môi trường kinh doanh luôn biến động, nhu cầu của xã hội ngày càng cao, tâm lý tiêu dùng của khách hàng không ngừng thay đổi, đòi hỏi công ty phải đáp ứng kịp thời.
Với vai trò là nhân viên của Công ty, anh chị cảm thấy có thoải mái trong môi trường làm việc của công ty không, theo anh chị Ban Lãnh đạo Công ty phải làm gì để nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình trong công việc?. Xin Ông, Bà vui lòng cho biết trong quá trình hoạt động, Công ty Toàn Phương có làm tốt chức năng của công ty trong việc thiết kế, thi công công trình chưa, Sở có tiếp nhận thông tin phản hồi gì từ phía người dân về chất lượng công trình do công ty thiết kế, thi công.