MỤC LỤC
Trước hết luận văn nêu lên một số khái niệm cơ bản về tín dụng, mục đích vai trò của tín dụng….sau đó là phần giới thiệu sơ lược về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang về chức năng, nhiệm vụ và một số hoạt động chính của ngân hàng để có thể hình dung một cách khái quát về hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Qua đó tôi đánh giá được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng và tình hình huy động vốn có đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được diễn ra trôi trãi và thuận lợi hay không.
Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động như huy động vốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, kĩ thuật quản lý rủi ro tín dụng, thu hút khách hàng..Vì vậy, trong từng thời kì nhất định của môi trường cạnh tranh khá gay gắt đòi hỏi các NHTM phải định hướng xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể nhằm tạo tác động tích cực đến việc điều chỉnh mọi mặt hoạt động NHTM, chính sách lãi suất và sản phẩm huy động cho vay. Nếu năng lực kinh doanh, trình độ quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu, chiến lược kinh doanh thiếu tính khả thi hoặc thậm chí khách hàng cố tình lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích..dẫn đến kinh doanh khó khăn, tình hình tài chính mất cân đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến NHTM là khó có thể thu hồi nợ vay, rủi ro cũng không tránh khỏi.
Ở quý 1 lợi nhuận sau thuế của Ngân Hàng bị âm 471 triệu đồng là do Ngân hàng huy động vốn đạt hiệu quả tuy nhiên khâu cho vay gặp khó khăn khi Chi nhánh mới thành lập chưa tìm được nhiều món vay khả thi, đủ tiêu chuẩn của Ngân Hàng, Làm cho Ngân Hàng phải lãnh chi phí vốn đầu vào cao và chi phí hoạt động ban đầu để quan hệ mở rộng tín dụng làm cho chi phí tăng cao hơn doanh thu thu về. Đạt được kết quả như vậy là do sự quản lý của ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương, sự tích cực trong công tác của các cán bộ tín dụng, luôn bám sát địa bàn và luôn thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh, Phòng giao dịch với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
Cũng như các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, Chi nhánh luôn tìm cách đa dạng hoá các phương thức huy động, mở rộng hoạt động giao dịch của mình dưới nhiều hình thức khác nhau, áp dụng mức lãi suất phù hợp để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân, các doanh nghiệp,… nâng cao nguồn vốn huy động tiền gởi không kỳ hạn và tiền gởi có kỳ hạn để phân phối lại những nơi có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh. Tổng nguồn vốn qua 4 quý trong năm đều có tăng đó là một cố gắng lớn của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang, ngoài ra Chi nhánh áp dụng chính sách lãi suất thích hợp nên đã thu hút khách hàng đến với chi nhánh, vã lại trong thời gian này tình hình kinh tế ở tỉnh đang từng bước ổn định do gần đây giá nông sản tăng và ngành chăn nuôi thuỷ sản cũng ổn định: do đó lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng nhiều nên làm cho công tác huy động vốn của Chi nhánh tiến triển tốt hơn.
DSCV trên đối tưọng nầy có 1 sự sụt giảm vào những quý đầu năm (Quý 2 có DSCV đạt 10.359 triệu đồng giảm 2.088 triệu đồng so với Quý 1) nhưng lại có sự tăng trưởng mạnh vào 2 tháng cuối năm (Quý 3 DSCV đạt 17.745 triệu đồng tăng 7.386 triệu đồng so với Quý 2 và Quý 4 DSCV đạt 119.835 triệu đồng tăng so với Quý 3 là 102.090 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 575% một tốc độ rất ấn tượng) Hiện tượng này cũng rất dễ hiểu là do đối tượng Hộ sản xuất kinh doanh đặt biệt là các ngành thương mại và chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lúa chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có tính thời vụ rất cao những Quý đầu năm họ thưòng ít có nhu cầu về vốn nhưng về cuối năm lại cần nhiều vốn để trữ hàng, thanh toán tiền thức ăn chăn nuôi, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngành khác: DSTN có sự biến động khi 3 Quý đầu của năm gia tăng liên tục( Quý 2 đạt mức thu nợ 451 triệu đồng, tăng 180 triệu đồng so với Quý 1 tốc độ tăng 66%, Quý 3 đạt mức 2.813 triệu đồng tăng 2.362 triệu đồng so với Quý 2 tốc độ tăng 524% sự gia tăng này là do DSCV trên các đối tượng trong ngành nghề này gia tăng và tăng mạnh ở Quý 3 bên cạnh đó là sức tiêu dùng trên thị trường hàng tiêu dùng tăng giúp hàng hóa bán ra dễ dàng hơn và công tác đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn được tăng cường bởi đa phân khách hàng trong ngành nghề nay là các hộ kinh doanh thương mại nhỏ lẽ rất rủi ro và ở Quý 4 có một sự sụt giảm trong DSTN cùng với sự sụt giảm trong doanh số cho vay trên đối tượng này( Quý 4 đạt mức thu nợ 1.745 triệu đồng giảm 106 triệu đồng so với Quý 3).
Ngân hàng đã xác định thách thức lớn nhất là nguồn vốn huy động nên từ đó đã đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu như: làm tốt công tác phục vụ khách hàng, vận dụng cơ chế lãi suất….Tuy nhiên, nguyên nhân làm nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàng là do một số yếu tố tác động bất lợi như dịch cúm gia cầm;. Tóm lại:Các bước thực hiện, thời gian diễn ra trong qui trình cho vay tại SCBChi nhánh An Giang là nhanh chóng phù hợp với tính năng nhạy bén, phong cách năng động của thương hiệu “Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn”, đối với những trường hợp cụ thể ngân hàng sẽ có cách giải quyết khác nhau như đơn giản hoặc giữ nguyên các thủ tục nhưng.
Tại SCB An Giang Cán bộ tín dụng được phân công phụ trách một nhóm khách hàng nhất định theo phân công công tác và họ chịu trách nhiệm về khách hàng đó từ khâu thẩm định cho vay, quản lý tài sản đảm bảo, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc trả lãi, nợ gốc theo định kỳ, cho đến khi thanh lý hợp đồng. Hiện nay trên thị trường tài chính khi mà các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng là hầu hết giống nhau, điểm tạo lợi thế cạnh tranh thực sự cho ngân hàng là hoạt động chăm sóc khách hàng trong thời điểm cạnh tranh gay gắt hiện nay tuy nhiên tại SCB An Giang hoạt động này vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức, dẫn đến việc ngân hàng gặp khó khăn trong khâu huy động vốn, mở rộng tín dụng.
Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện việc “giám sát song song” quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng như can thiệt kịp thời như giám sát thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo, các điều kiện giải ngân ….như vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện 1 cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, khắc phục được tình trạnh không kịp thời khi chỉ sử dụng 1 cơ chế hậu kiểm tra của kiểm tra nội bộ. Đồng thời mỗi bộ phận trong nhiệm vụ chức năng của mình cần xây dựng các mục tiêu cấp tín dụng (tỷ trọng nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm khách. hàng cần thiết lập, mức độ tăng trưởng tín dụng …), các giải pháp thực hiện các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp quyển chuyển nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra, phù hợp với đặc thù, chính sách tín dụng của Ngân hàng.