MỤC LỤC
Ngay từ những năm trước cách mạng Xuân Diệu đã tiến hành hoạt động phê bình song song với sáng tác thơ, ông viết nhiều tiểu luận bàn về thơ, về nhà thơ (Thơ khó, Thơ của người, Tính cách An Nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Một thời trơ trẽn, Cái học quẩn quanh…), Ông không chỉ giới thiệu thơ mình (Lời đưa duyên…) mà còn giới thiệu thơ cổ điển (Nguyễn Du.), thơ cận đại (Tản Đà…), thơ hiện đại (Huy Cận., Thế Lữ…). Những trang viết và thái độ chân thành hết mình đi vào nghiên cứu văn học cổ điển của Xuân Diệu đã giúp chúng ta có ý thức và quyết tâm hơn trong việc kế thừa và tiếp thu truyền thống văn học dân tộc, trong việc tìm hiểu các tác giả, tác phẩm đã trải qua sự thử thách và chọn lọc khắc nghiệt của thời gian.
Xuân Diệu đề nghị người phê bình nên học tập,vận dụng cái phương tiện tuyên truyền giải thích các tác phẩm mà Maiakốpski đã đề ra: “Các nhà văn, nhà phê bình, các cán bộ văn hoá, phát hành… đều nên là những người tuyên truyền cổ động cho những tác phẩm nâng cao”, ông cho rằng đây là cách tốt nhất để “cướp lấy thời gian”, để “rút ngắn cái thời gian thiệt thòi của quần chúng, nó đã lâu hàng nghìn năm rồi”.[10,154-159] Với quan điểm nhà phê bình phải luôn luôn gần gũi công chúng, bằng vốn hiểu biết sâu rộng của mình, Xuân Diệu dã viết hàng ngàn trang tiểu luận, phê bình viết vẫn chưa đủ ông còn là người đi nhiều nơi nói chuyện thơ với công chúng, theo Huy Cận ghi nhớ. Muốn vậy nhà phê bình cần phải rèn luyện để có “con mắt xanh biết thẩm mĩ….đừng để lọt mất nhân tài” “cần có con mắt tinh đời, tinh văn, tinh thơ, để nếu chưa có đủ sự lùi xa đặng chọn được các tác phẩm hay nhất liệt được vào hạng cổ kim đông tây, thì cũng đừng gieo rắc sự thẩm mỹ kém, đừng làm cho một sự quá dễ tính đến mức xô bồ” [7,219-220].“Con mắt xanh” ấy giúp nhà phê bình phân biệt được thế nào là “văn thợ trời”, thế nào là “văn thợ vẽ”,phân biệt thứ thơ hay với thứ thơ khéo léo, phân loại “bài thơ nào còn là ở mức thợ thủ công, bài thơ nào đã là đại công nghiệp, nên phân biệt thơ hay ở mức “nghệ nhân” và thơ hay đến mức “nghệ sỹ”, lại đến đại nghệ sỹ”[7, 224].
Cùng cái kết thúc ấy, so sánh Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du, Xuân Diệu đánh giá: “Trên nguyên cốt truyện, Nguyễn Du đã sáng tạo thêm rất lớn, đã làm thành bản cáo trạng cuối cùng của Truyện Kiều, nằm ngay trong lúc vui vẻ nhất”.[11, 270 ].Với trái tim nghệ sỹ lớn đau đớn xót xa da diết, Nguyễn Du không chỉ nói vài nét sơ lược như Thanh Tâm Tài Nhân, mà “mỗi lời là mỗi thương yêu Thuý Kiều, thương yêu số phận con người trongThuý Kiều” “mỗi ý run lên bần bật, trong mỗi lời là có mười lăm năm đau khổ; trong cả chương Kim Kiều tái hợp, trong lời, ngoài lời đâu đâu cũng có cái khối đâu đớn mười lăm năm ấy” [11, 271-272]. Khi bàn về câu chuyện giác quan trong thơ trong thơ Xuân Hương có ý kiến cho rằng: “Nhiều nét thơ của Xuân Hương gay gắt quá, đập vào giác quan gây một cảm giác khó chịu”, Xuân Diệu đánh giá đó là điều mới mẻ, tiến bộ, một sự cách tân lớn: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương đã đem vào trong thơ chính qui, thơ bằng chữ viết của dân tộc ta cách đây vài trăm năm, cái mới mẻ của các giác quan…Đó là một sự cách tân của Xuân Hương trong văn học dân tộc, một đóng góp của Xuân Hương trong tâm hồn con người ở nước ta”[11, 483].Trong cách dùng các giác quan ở một số bài thơ của Xuân Hương, Xuân Diệu đã cảm nhận được khía cạnh “con người đòi giải phóng, đòi phát triển” [11,479].
Yêu thơ Bác 1966, Những cảm nghĩ khi đọc thơ Bác 1967, Đọc lại thơ Nhật ký trong tù 1983…Nếu như Hoài Thanh tìm thấy trong tập thơ khí thế lẫm liệt của người cộng sản, Đặng Thai Mai nhấn mạnh ý nghĩa thời đại của tập thơ, Chế Lan Viên khai thác ở tập thơ cái tầm vóc lịch sử, thì Xuân Diệu chủ yếu đi tìm vẻ đẹp tâm hồn của Bác trong tập thơ,ông khẳng định cái hay, cái giá trị của tập thơ chính là ở vẻ đẹp tâm hồn ấy “Tập thơ Nhật ký trong tù đứng vô song trong văn học nước ta, vì nó là những tiếng tâm hồn của Hồ Chủ Tịch”[ 6, 287 ] Xuân Diệu nhận xét không phải ai đọc thơ Bác cũng dễ dàng cảm nhận được cái hay “nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức, thì chưa thấy hết cái tinh tuý ở bên trong thơ”, đó là cái khó khi viết về tập thơ. Để thuyết phục người đọc Xuân Diệu dẫn ra ý kiến của nhà thơ cộng sản pháp Aragông: “Mỗi tác phẩm giá trị phải có một văn mạch dân tộc.Tôi muốn nói rằng, một tác phẩm giá trị không phải sinh ra như một sản phẩm cô lập của một thiên tài không có liên hệ gì với các người đương thời.Một tác phẩm có một văn mạch,và văn mạch đó là toàn bộ nền văn học của thời đại mình và di sản văn học của dân tộc.Nếu một nhà văn điên rồ đến nỗi cắt đứt quan hệ giữa tác phẩm của mình với văn mạch ấy, thì không phải nhà văn đó chỉ chống lại những tác phẩm của các nhà văn khác, mà còn chống lại chính tác phẩm của mình, vì như vậy là xoá bỏ những điều kiện hô hấp của một tác phẩm…” [10, 117].
Hay câu Ngày vắng xem hoa bợ cây, có bản chép là Ngày vắng xem hoa bẻ cây, Xuân Diệu cho rằng từ bợ cây rất hay cho ta thấy được “ cái đức của Nguyễn Trãi; niềm yêu thương của người có thể chứa đựng, che chở hàng triệu con người, và cả vạn vật, và cả cây cối, cả cỏ hoa với mọi sinh vật”, nó rất tao nhã hợp với tâm hồn và bản lĩnh Ức Trai, hơn nữa “ bợ cây” ở câu này còn đi đôi hoà điệu với động tác nghiêng nghiêng chén của câu thơ trên đó Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng nghiêng chén. Xuân Diệu đã rất tinh khi ông nhận xét “Chữ của Xuân Hương chọn tài tình đến nỗi chẳng còn thấy công phu gò gẫm gì cả; chọn trên cơ sở phổ cập; Xuân Hương không trau chuốt chữ, Xuân Hương thích dùng những vật liệu thông thường, nhưng vì đặt đúng chỗ ngăn ngắt, nên hoá chọn lọc” [11,503].“Lòng Xuân Hương là lửa, tay Xuân Hương có điện, nên các chữ đều sống cả lên, nó có thể bò lổm ngổm, có thể mấp máy, có thể bay, có thể duỗi, có thể khom khom ngửa ngửa, nó có thể chũm choẹ, hi ha, cốc, om, khua,vỗ; nó có thể nối nhau thành chuỗi vần vang động: bom, chòm, om, mòm, tom, hoặc ọp ẹp.…chúng ta có thể đố ai tìm được trong thơ Xuân Hương chữ nào mà âm thanh bẹp dí, những chữ nào chết đứng trơ không cựa quậy ở trong câu” [11, 503-504 ].
Câu chuyện nhỏ trước các bạn viết văn trẻ, Bàn thêm với bạn, Tâm tình cùng bạn… Khi tiếp xúc với 116 bài thơ của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu có cảm giác tâm hồn mình sực nức lan xạ của thơ người, và ông hăm hở chia sẻ với bạn đọc một điều mà mình rất “khoái trá”, rất tâm đắc: “Khoái trá biết bao, mình là con cháu sáu trăm năm sau được vào đền thờ tổ tiên thuở trước, ôm từng cái cột, đếm từng chiếc kèo, ngửa mặt lên nhìn từ bên trong mỗi phiến ngói, nắm từng cánh cửa, trân trọng từng viên gạch…Suốt cái phần đời còn lại cho đến hơi thở cuối chót sẽ vẫn còn cái tâm đắc này”[ 8, 19]. Xuân Diệu hay sử dụng đại từ xưng hô ta, chúng ta lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng người đọc không hề có cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt, thậm chí trong nhiều bài viết ta còn gặp cách Xuân Diệu gọi đối tượng mà mình hướng tới một cách trìu mến, thân mật như: “Các bạn viết văn trẻ ơi”, “Các bạn viết văn trẻ yêu quý” [7, 96- 98], “Các em thiếu nhi thân yêu” [6, 414]…Những cách xưng hô ấy đã góp phần tạo nên một không khí giao tiếp ấm áp, rất hoà hợp với độc giả, ta cảm giác có một Xuân Diệu bằng xương bằng thịt ở rất gần bên ta, sẵn sàng chia sẻ lắng nghe.